Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao chất lượng dân số để tận dụng tối đa lợi thế cơ cấu “dân số vàng”

GiadinhNet - Tầm vóc, thể lực Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các nước trên thế giới và trong khu vực, khiến chúng ta chưa tận dụng được hết lợi thế của thời kỳ “dân số vàng”.

Theo Tiến sĩ Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế : Nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của nước ta. Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số, bao gồm cả trình độ giáo dục, cơ cấu và trình độ nghề nghiệp - xã hội, tính năng động, mức sống, tình trạng sức khỏe và có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Do đó, chất lượng dân số phải là mục tiêu phấn đấu của cả cộng đồng, quốc gia và được coi là "chìa khóa vàng" để mở ra cánh cửa phát triển bền vững của đất nước.

Tập trung nâng cao chất lượng dân số để tận dụng tối đa lợi thế cơ cấu “dân số vàng” - Ảnh 1.

"Chúng ta tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là khai thác lao động giá rẻ và lao động giản đơn, chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp" - TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Bộ Y tế nhận định. Ảnh Chí Cường.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người, đứng vị trí thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Chất lượng dân số đã được cải thiện về nhiều mặt, tuổi thọ người dân tiếp tục tăng (đạt trung bình khoảng 73,5 tuổi, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người); tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh.

Tuy nhiên, hiện nay chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp, chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân là 73,5 tuổi, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp, chỉ đạt 64 tuổi.

Rõ ràng những tồn tại này khiến chất lượng nguồn nhân lực "vàng" bị ảnh hưởng. Nếu chất lượng dân số còn hạn chế, đặc biệt những người "trong độ tuổi lao động" bị ốm đau, bệnh tật, thương tật thì khả năng lao động bị hạn chế hoặc mất hoàn toàn.

Vì vậy, nâng cao chất lượng dân số, tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của toàn dân nói chung và những người "trong độ tuổi lao động" nói riêng là yêu cầu cơ bản nhằm tận dụng cơ hội cơ cấu "dân số vàng".

Nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của nước ta. Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số, bao gồm cả trình độ giáo dục, cơ cấu và trình độ nghề nghiệp - xã hội, tính năng động, mức sống, tình trạng sức khỏe và có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó, chất lượng dân số phải là mục tiêu phấn đấu của cả cộng đồng, quốc gia và được coi là "chìa khóa vàng" để mở ra cánh cửa phát triển bền vững của đất nước.

Tập trung nâng cao chất lượng dân số để tận dụng tối đa lợi thế cơ cấu “dân số vàng” - Ảnh 2.

Việt Nam sẽ đạt được nhiều dư lợi dân số nếu chất lượng nguồn lao động được cải thiện. Ảnh: Chí Cường.

Cơ cấu "dân số vàng" mới chỉ mang lại "khả năng", "cơ hội" chứ chưa phải là đã đem lại ngay kết quả cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do vậy, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tận dụng tối đa lợi thế của cơ cấu "dân số vàng".

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách sử dụng lao động, lấy hiệu quả làm việc là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong sử dụng và đãi ngộ lao động.

Tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Thực hiện tốt giải pháp này sẽ nâng cao tỷ lệ những người "trong độ tuổi lao động" có khả năng làm việc vì những người "trong độ tuổi lao động" nhưng ốm đau, bệnh tật, khuyết tật, thương tật thì khả năng lao động bị hạn chế hoặc mất hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc ốm đau, bệnh tật, khuyết tật, thương tật của người ngoài độ tuổi lao động như trẻ em và người cao tuổi cũng ảnh hưởng khả năng làm việc của người trong độ tuổi lao động vì phải nghỉ việc để chăm sóc. Vì vậy, tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của toàn dân nói chung và những người "trong độ tuổi lao động" nói riêng là yêu cầu trước tiên, yêu cầu cơ bản nhằm tận dụng cơ hội cơ cấu "dân số vàng".

Tạo đủ việc làm cho người "có khả năng làm việc". Nếu những người "có khả năng làm việc" lại thiếu việc làm hoặc thất nghiệp thì cơ hội "dân số vàng" bị bỏ lỡ; đất nước chậm, thậm chí không thể phát triển. Vì vậy, cần tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị gia tăng cao dựa trên tăng năng suất lao động. 

Có chính sách xuất khẩu lao động đảm bảo tạo việc làm và thu nhập cho người lao động một cách bền vững. Mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động. Tạo điều kiện tiếp cận cơ hội đào tạo nghề cho phụ nữ. Thúc đẩy dịch chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội; cải tiến quản lý; khuyến khích mọi người làm việc có năng suất và thu nhập cao. Nói về vấn đề này,  TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Bộ Y tế nhận định: "Chúng ta tận dụng được nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là khai thác lao động giá rẻ và lao động giản đơn, chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp".

Để giải quyết bài toán trên, giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài là chúng ta cần xây dựng một xã hội học tập tích cực, đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Cần tập trung đào tạo lao động có trọng điểm, chú ý đến lợi thế vùng miền. Dân số trong độ tuổi lao động phải được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. 

Pháp lệnh Dân số cũng đã đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng dân số bao gồm:

1) Bảo đảm quyền cơ bản của con người; quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần; hỗ trợ nâng cao những chỉ số cơ bản về chiều cao, cân nặng, sức bền; tăng tuổi thọ bình quân; nâng cao trình độ học vấn và tăng thu nhập bình quân đầu người;

2) Tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số;

3) Đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đặc biệt về giáo dục, y tế để cải thiện chất lượng sống và nâng cao chất lượng dân số;

4) Thực hiện chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng dân số.


Cương Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Người dân Singapore sống thọ, khỏe mạnh nhờ chăm đi bộ, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng thực phẩm lành mạnh.

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ngày 20/9, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiến hành cấp cứu, điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do tự đặt mua thuốc phá...

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Năm nay, Ngày Tránh thai thế giới được triển khai với chủ đề "Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn".

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm và dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, đau mắt đỏ, Rubella hay viêm gan B…

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, đau lưng, táo bón… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến thị lực, trong đó mờ mắt là một triệu chứng phổ biến. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì và mẹ bầu nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Khi còn trẻ, ít nam giới nghĩ đến bệnh ung thư nên nhiều người 'sốc' và không tin mình bị ung thư tinh hoàn. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng đây lại là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Những chăm sóc chính trong suốt thời kỳ sơ sinh bao gồm giữ ấm cho trẻ. Cho trẻ luôn được nằm cạnh mẹ; Bú mẹ hoàn toàn và bú theo nhu cầu của trẻ…

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Cuộc thi hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai. Kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt chị em phụ nữ chủ động nâng cao ý thức, hành động đúng trong việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

Những giai đoạn nhất định phải đi khám khi mang thai

Những giai đoạn nhất định phải đi khám khi mang thai

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong ba giai đoạn của thai kỳ tại cơ sở y tế để được quản lý, theo dõi sức khoẻ của mẹ và thai nhi và được tư vấn về chăm sóc thai nghén, chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sinh đẻ an toàn.

Top