Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao hiểu biết về SKSS/KHHGĐ: Cần tăng cường các cơ hội tiếp cận thông tin cho giới trẻ

Thứ sáu, 09:31 18/11/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nâng cao hiểu biết, kiến thức, thái độ, hành vi của vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) về vấn đề sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ); tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN… là những nội dung chính tại Hội thảo tham vấn dự thảo Đề án Cải thiện tình trạng DS/SKSS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016 - 2020 do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức sáng 17/11 tại Hà Nội.

Nhiều nội dung quan trọng về chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN/TN được tập trung thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: N.Mai
Nhiều nội dung quan trọng về chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN/TN được tập trung thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Tuổi dậy thì ngày càng sớm hơn

VTN/TN là nhóm dân số trong thời kỳ chuyển giao từ trẻ em lên người trưởng thành, do đó, đây là nhóm có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý và hành vi, đòi hỏi gia đình, xã hội cần có sự quan tâm đặc biệt. Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) cho biết: Hiện nay, tuổi dậy thì của trẻ ngày càng có xu hướng sớm hơn. Theo số liệu mới nhất được công bố tại Việt Nam, tuổi dậy thì ở nữ giới là khoảng 13, ở nam giới là 15 tuổi. Đây là vấn đề cần phải quan tâm hơn nữa.

Bà Astrid Bant nhấn mạnh: “Xác định tuổi dậy thì vào khi nào rất quan trọng và cần thiết trong việc tiếp cận cũng như cung cấp thông tin về chăm sóc SKSS sao cho phù hợp, đúng đối tượng và đúng thời điểm. Điều này giúp các chương trình cải thiện tình trạng DS/SKSS-KHHGĐ cho VTN/TN đem lại hiệu quả cao hơn”.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê: Năm 2014, cả nước có 11,4% trường hợp kết hôn ở tuổi VTN. Tỷ lệ này ở nông thôn cao gần gấp đôi so với thành thị (nông thôn: 13,6%; thành thị: 7,1%). Mặt khác, mặc dù Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế hơn một thập kỷ và mô hình sinh của nước ta là mô hình sinh muộn (nhóm tuổi sinh cao nhất là 20 - 29 tuổi), nhưng mức sinh của nhóm vị thành niên (nhóm từ 15-19 tuổi) đang có xu hướng gia tăng.

ThS Lương Quang Đảng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục DS-KHHGĐ) cho biết, trong những năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã triển khai khá hiệu quả một số mô hình, đề án can thiệp đối với VTN/TN như: Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống; truyền thông vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ cho thanh niên ở các khu công nghiệp…

Tuy nhiên, nhìn chung hiểu biết về sức khỏe sinh sản của VTN/TN ở nước ta còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ VTN/TN trả lời đúng về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt là rất thấp; tỷ lệ VTN/TN không lường trước được hậu quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân là khá cao, lên tới 56%. Bên cạnh đó, khi được hỏi về hậu quả của kết hôn cận huyết thống sẽ dẫn tới hậu quả con cái dễ mắc các dị tật bẩm sinh có tới 22% VTN/TN vùng dân tộc không hề biết tới hệ lụy này….

Các hình thức truyền thông còn thiếu sự gắn kết

Phát biểu tại Hội thảo, bà Phan Thị Lê Mai (cán bộ của UNFPA) cho biết, qua cuộc khảo sát mô hình can thiệp thí điểm cung cấp thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản và phương tiện tránh thai cho thanh niên lao động nhập cư tại các khu công nghiệp được tiến hành trong 2 năm (2014 - 2015), nhóm nghiên cứu đã nhận thấy, sự phát triển kinh tế là nguyên nhân thúc đẩy luồng di cư trong nước. Trong đó, đa số lao động nhập cư ở độ tuổi thanh niên với đặc thù, các kiến thức, hiểu biết về SKSS/SKTD/KHHGĐ rất hạn chế. Do đó, rủi ro mang thai sớm và ngoài ý muốn cũng như mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có HIV là rất cao. Bên cạnh đó, khảo sát cũng chỉ ra rằng, cơ sở vật chất cũng như các dịch vụ về SKSS/SKTD/KHHGĐ dành riêng cho nhóm đối tượng VTN/TN tại các khu công nghiệp còn nhiều thiếu thốn, làm giảm khả năng đáp ứng khi VTN/TN có nhu cầu.

Theo ThS Lương Quang Đảng: Nguyên nhân là do các hình thức truyền thông cho VTN/TN hiện còn khá phân tán, thiếu sự gắn kết. Trong khi đó, các phong tục, tập quán truyền thống lạc hậu còn khá nặng nề khi coi các vấn đề DS/SKSS-KHHGĐ thuộc phạm trù riêng tư, đạo đức và là nguyên nhân làm cho bộ phận không nhỏ VTN/TN còn e ngại, xấu hổ, không dám công khai tìm hiểu, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ khiến tình trạng thiếu kiến thức ở nhóm đối tượng này ngày càng có xu hướng tăng lên.

Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong thời gian qua tại Việt Nam còn tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ đã có gia đình mà chưa quan tâm đúng mức đến nhóm đối tượng VTN/TN. Do đó, khi mở rộng đối tượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ bao gồm cả nhóm đối tượng VTN/TN chưa mang tính tổng thể từ Trung ương cho tới địa phương. Do đó, VTN/TN chưa có nhiều cơ hội lựa chọn cơ sở dịch vụ phù hợp với lứa tuổi của mình.

Tại Hội thảo, nhiều sinh viên đến từ các trường THCS, THPT, CĐ, ĐH trên địa bàn Hà Nội đã bày tỏ những quan điểm của mình về việc cải thiện tình trạng chăm sóc SKSS cho VTN/TN. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, hiểu biết của VTN/TN về giới tính và quan hệ tình dục an toàn còn rất nhiều hạn chế, xảy ra hầu như trên khắp cả nước. Điều này đặt ra một dấu hỏi lớn về hiệu quả của việc giáo dục giới tính ở tuổi dậy thì hiện nay, cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa để nâng cao hiểu biết của VTN/TN về lĩnh vực chăm sóc SKSS cũng như đẩy mạnh việc tiếp cận các dịch vụ DS/SKSS-KHHGĐ được thuận tiện đối với lứa tuổi VTN/TN hiện nay.

Đề án thiết thực, ý nghĩa

Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức soạn thảo Đề án “Cải thiện tình trạng DS/SKSS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016 - 2020”. Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc (63/63 tỉnh, thành phố), ưu tiên các địa phương có tỷ lệ VTN/TN cao (nhiều khu công nghiệp, đông người di cư) với nhóm đối tượng chính là các VTN/TN. Ngoài ra, Đề án còn hướng tới nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ dân số, y tế cũng như gia đình, nhà trường và toàn xã hội, góp phần giáo dục VTN/TN có những hiểu biết nhất định về chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Điểm nổi bật trong Đề án “Cải thiện tình trạng DS/SKSS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016 - 2020” nằm ở các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của VTN/TN về chăm sóc SKSS. Cụ thể, bên cạnh việc truyền thông cung cấp kiến thức kỹ năng trực tiếp cho đối tượng chính là VTN/TN, Đề án còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng thực hành về SKSS/SKTD của VTN/TN cho các bậc làm cha mẹ, ông bà, anh chị trong gia đình của VTN/TN để từ đó họ có kiến thức, kỹ năng giáo dục con em mình.

Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành Giáo dục để xây dựng và nhân rộng các mô hình/góc truyền thông về DS/SKSS - KHHGĐ cho VTN/TN. Các mô hình này sẽ thu hút học sinh, sinh viên tham gia sinh hoạt ngoài giờ lên lớp về các chuyên đề SKSS/SKTD, hôn nhân, tầm soát bệnh tật bẩm sinh… Ngoài ra, Đề án còn tập trung xây dựng các góc thân thiện với VTN/TN tại các cơ sở, điểm y tế của khu công nghiệp, doanh nghiệp… để trao đổi, đàm thoại, tìm hiểu kiến thức về DS/SKSS-KHHGĐ; mở rộng hợp tác với các trung tâm tư vấn pháp lý, tư vấn các vấn đề xã hội liên quan đến sức khỏe sinh sản cho VTN/TN.

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, để Đề án thực hiện có hiệu quả, cần có cách tiếp cận đa ngành, tức là quan tâm đầu tư hơn nữa đối với nhóm VTN/TN thông qua các diễn đàn quy mô rộng lớn hơn cũng như sự phối kết hợp của các ban, ngành khác nhau trong xã hội. Ông Nguyễn Văn Tân cũng nhấn mạnh: Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, nhất là mạng lưới Internet, sự tiếp cận các thông tin chăm sóc SKSS ngày càng thuận tiện hơn đối với mọi người, đặc biệt là với giới trẻ. Do đó, đại diện lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ kêu gọi: Giới trẻ hiện nay không nên chỉ trông chờ vào người lớn mà phải tích cực chủ động tự tìm hiểu về các kiến thức chăm sóc SKSS phù hợp với lứa tuổi của mình để giúp phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách tiếp cận thân thiện, phù hợp và đồng bộ

Mục tiêu cụ thể của Đề án cải thiện tình trạng DS/SKSS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016-2020: Giảm 50% số VTN/TN có thai ngoài ý muốn vào năm 2020; tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ thân thiện với VTN/TN lên 75% vào năm 2020; 50% cha mẹ có con trong độ tuổi VTN/TN ủng hộ, hướng dẫn, hỗ trợ con cái chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ…

Đề án sẽ đưa đến một cách tiếp cận thân thiện, phù hợp và đồng bộ với nhóm dân số đặc thù này nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của VTN/TN về vấn đề SKSS-KHHGĐ, góp phần thực hiện thành công chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top