Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày đi vệ sinh hàng chục lần, người đàn ông ngỡ ngàng khi được chẩn đoán ung thư

Thứ hai, 17:12 29/08/2022 | Sống khỏe

Mỗi ngày anh K. đi vệ sinh vài chục lần, thậm chí ngồi chưa ấm chỗ đã thấy mót tiểu, anh nghĩ thận yếu nhưng đi khám kết quả hoàn toàn ngược lại.

Chết điếng với chẩn đoán ung thư 

Anh Vũ Đức K. (47 tuổi, Hà Nội) đến khám trong tình trạng mệt mỏi, sinh lý yếu hơn. Anh K. cho rằng mình bị thận yếu vì thường xuyên đi tiểu. Trước đó, anh đã mua thuốc bổ thận về uống một thời gian dài nhưng không có hiệu quả.

Mỗi ngày, anh K. đi vệ sinh khoảng 30 lần. Nhiều khi đi làm ngồi chưa nóng chỗ anh lại phải chạy vội vào nhà vệ sinh, nếu chậm có thể tiểu són ra quần. Anh thấy tự ti vô cùng. Chuyện chăn gối cũng chẳng còn hứng thú như trước.

Khi khám, bác sĩ cho biết anh K. có u tuyến tiền liệt, nghi ngờ ung thư. Kết quản sinh thiết dương tính với tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Nghe tới ung thư, bản thân anh K. lo lắng vô cùng. Vợ anh còn sốc hơn vì cứ nghĩ chỉ là các triệu chứng thận yếu như người ta nói không ngờ đó là biểu hiện của ung thư ở đàn ông.

Ông Nguyễn Văn B (51 tuổi, Hà Nội) cũng đến khám vì chứng yếu sinh lý, 'trên bảo dưới không nghe'. Nhưng khi nghe bác sĩ chẩn đoán ung thư, ông như bị "sét đánh bên tai". Ông cho biết mình bị chứng 'trên bảo dưới không nghe' khoảng 2 năm, ông B. còn tưởng do áp lực công việc và ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ông B tiếc nuối khi bác sĩ bảo giá tôi không ngại ngần đi khám sớm thì đã phát hiện bệnh sớm, dễ chữa khỏi hơn như tình trạng hiện tại u đã phát triển to.

Ông Nguyễn Viết Tường  (69 tuổi, Hiệp Hòa, Bắc Giang) đến khám vì chứng đi tiểu nhiều. Ông Tường cho biết cả ngày chỉ ngồi chờ đến cơn mót tiểu rồi vào nhà vệ sinh. Ông đã đi khám ở tỉnh, bác sĩ cho biết ông bị phì đại tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, khi đến BV Hữu nghị Việt Đức khám thì kết quả ông Tường bị ung thư. Nghe kết quả ung thư, ông Tường và mọi người đều sốc. Từ trước tới nay sức khỏe của ông rất tốt không ai nghĩ mắc căn bệnh ung thư khó nói.

Ngày đi vệ sinh hàng chục lần, người đàn ông ngỡ ngàng khi được chẩn đoán ung thư - Ảnh 1.

Ảnh người bệnh tới khám ung thư tuyến tiền liệt tại BV Việt Đức.

Dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt 

PGS.TS Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết bệnh lý ung thư về tiết niệu, bàng quang, tuyến tiền liệt ngày càng có xu hướng tăng hơn so với bệnh lý về tiết niệu thông thường.

Tỷ lệ mắc tiền liệt tuyến ở độ tuổi dưới 50 là khoảng 30-40%, hơn 50 tuổi là khoảng 50% và ở tuổi 70 là 70%.

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị mắc các bệnh về tuyến tiền liệt. Nhiều trường hợp tới khám trong tình trạng ung thư tiền liệt tuyến di căn, có những bệnh nhân mới ngoài 50 tuổi.

PGS Thành khuyến cáo nam giới từ độ tuổi từ 40 trở đi cần quan tâm và khám sức khỏe nam khoa định kỳ, bước vào độ tuổi 50 cần làm xét nghiệm định lượng kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA) để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Giai đoạn đầu của ung thư tuyến tiền liệt, triệu chứng thường không rõ ràng hoặc có biểu hiện tương tự u phì đại lành tính. Ngoài ra, người bệnh có những triệu chứng cảnh báo như: tiểu nhiều lần, tiểu vội, tiểu són. Các triệu chứng chèn ép cũng dễ gặp như tiểu khó, phải rặn, đái rớt nước tiểu, tiểu không hết.

Nặng hơn có thể gặp bí tiểu hoàn toàn hay không hoàn toàn, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu máu. Nếu không phát hiện sớm, ở giai đoạn muộn, bệnh có các biểu hiện của di căn ung thư là rối loạn tiểu tiện do u xâm lấn vùng cổ bàng quang và xâm lấn lỗ niệu quản; Di căn xương gây đau nhức xương. Nếu di căn cột sống có thể gây chèn ép tủy, gây liệt chi, rối loạn cơ tròn; Di căn hạch chậu, gây phù chân; Xuất tinh ra máu nếu di căn túi tinh.

Hiện nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có thể phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt qua xét nghiệm định lượng kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA); siêu âm.

Trong đó xét ngiệm PSA được áp dụng phổ biến. PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, tuy nhiên PSA còn tồn tại trong một số các tổ chức tuyến khác. Hiện nay PSA vẫn được coi là hiệu quả nhất trong chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh và theo dõi sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt những nghiên cứu mới được công bố cho thấy PSA có thể xác định được các trường hợp có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến tiền liệt trong tương lai.

Ngoài ra, BS Thành cũng cho biết bệnh nhân có thể được sàng lọc qua trực tràng phát hiện các nhân ung thư trong tuyến tiền liệt và sinh thiết xác định ung thư tuyến tiền liệt hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) phát hiện rõ hơn các nhân ung thư trong tuyến tiền liệt. Xạ hình xương phát hiện ung thư tuyến tiền liệt di căn xương.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 11 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 23 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Top