Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người nghèo châu Âu bán thận vượt khủng hoảng

Thứ ba, 17:00 02/10/2012 | Bốn phương

GiadinhNet - Cứ 15 phút một lần, Pavle Mircov, 50 tuổi và vợ Daniella, người Serbia lại hồi hộp kiểm tra thư điện tử với hi vọng sẽ tìm được ai đó đồng ý mua thận của một trong hai người với giá xấp xỉ 40.000 USD.

Ervin Balo từng cố gắng bán thận để lấy tiền nuôi gia đình.

Tất cả những gì họ mong muốn lúc này là số tiền đó sẽ giúp họ và hai đứa con nhỏ vượt qua được cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng đang đe dọa khắp lục địa châu Âu này.

Những mảnh đời bất hạnh

Pavle và Daniella đang phải chật vật duy trì cuộc sống gia đình 4 người với hai đứa con đang ở lứa tuổi thành niên. Do khủng hoảng kinh tế, cách đây 9 tháng, Pavle đã bị mất việc tại một xưởng chế biến thịt ở địa phương. Kể từ đó, anh không thể tìm được bất cứ một công việc nào dù với mức lương tối thiểu để nuôi gia đình mình. Thậm chí, khi bố của anh mất, anh cũng không có tiền để xây mộ cho bố.

Để cắt giảm tối đa chi phí, tất cả những tiện nghi gia đình hằng ngày như truyền hình, điện thoại, Internet cũng phải dần vắng bóng trong cuộc sống của gia đình anh. Lo sợ tình trạng này kéo dài sẽ khiến cả 4 người trong gia đình chết đói, Pavle và Daniella đã rao bán thận trên một trang mua bán địa phương cách đây 6 tháng.

Lý giải về việc làm của mình, Pavle cho biết: "Khi phải đối mặt với cái đói và những bữa ăn hằng ngày, việc bán đi một quả thận không phải là một sự  hi sinh quá lớn". Sau 6 tháng ròng rã tìm kiếm người mua thận, Pavle vẫn không thể tìm được "khách hàng". Cũng có lúc, hi vọng được nhen nhóm khi có một người đàn ông từ Đức liên lạc với anh nhưng sau đó, người này lại bặt vô âm tín. Một phụ nữ khác từ Macedonia đã đồng ý trả 24.000 USD để mua quả thận của Daniella, vợ anh nhưng con số này thấp hơn so với con số 36.000 USD mà họ yêu cầu nên anh và vợ không đồng ý bán. Lý giải về điều này, Pavle cho biết vì Daniella có nhóm máu O, nhóm máu thích hợp với mọi nhóm máu nên số tiền họ yêu cầu cũng cao hơn. Khi được hỏi về khả năng đối mặt với pháp luật khi bán thận, Pavle cho biết anh không sợ, bởi đó là cơ thể anh và anh được quyền làm bất cứ điều gì mình muốn.

Ervin Balo, 26 tuổi, một thợ mộc thất nghiệp sống cùng vợ và hai đứa con nhỏ. Anh và gia đình phải sống nhờ nhà của một người thân. Ervin từng xuất hiện trên một chương trình truyền hình địa phương và khẩn thiết "chào mời" mọi người mua một quả thận để phần nào giúp đỡ gia đình anh vượt qua giai đoạn cùng quẫn. May mắn hơn những người khác, một vị hiệu trưởng của trường tiểu học ở địa phương đã xem chương trình và giúp đỡ  anh một công việc, miễn học phí cho hai con của anh để người cha này không phải nghĩ tới việc bán thận nữa. Vị hiệu trưởng cho biết, ông rất buồn trước thực trạng hiện nay ở Serbia. Ông nhớ lại quá khứ huy hoàng của đất nước Nam Tư trước đây. Khi đó, không ai nghĩ tới việc phải bán một phần cơ thể để lấy tiền mua thức ăn như hiện nay.

Ở Serbia, việc mua bán các bộ phận trên cơ thể người có thể phải đối mặt với mức án 10 năm tù. Tuy nhiên, điều này không khiến những người nghèo ở nước này e ngại. Tại thành phố Doljevac, miền Nam Serbia có tới 19.000 người đang sống trong cảnh nghèo khó. Chính phủ gần như không làm gì để giúp đỡ họ vượt qua được tình trạng cùng quẫn này. Do khủng hoảng kinh tế và chiến tranh, tới 50% dân số Doljevac lâm vào cảnh thất nghiệp và hơn 3.000 người dân thành phố này đã phải tìm tới những tổ chức môi giới ở địa phương để đăng ký được bán các bộ phận trên cơ thể mình hoặc bán máu. Hầu hết những thương vụ mua bán này đều được thực hiện tại các nước láng giềng như Bulgaria và Kosovo.

Chính quyền Serbia kiên quyết khẳng định rằng Serbia không đến mức quá nghèo đến mức khiến dân cư nước mình phải bán đi các bộ phận cơ thể để lấy tiền. Cơ quan cảnh sát nước này cho biết trong vòng 10 năm qua, chưa có bất cứ vụ điều tra nào liên quan tới việc buôn bán các bộ phận cơ thể xảy ra ở nước này. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì cộng đồng cho biết việc mua bán bộ phận cơ thể bất hợp pháp thường diễn ra ở những khu vực nghèo nên rất khó khăn cho việc điều tra và phát hiện.

Bác sĩ Djoko Maksic, trưởng khoa phẫu thuật Viện quân y ở Belgrade cho biết, ông không tin việc mua bán các bộ phận cơ thể bất hợp pháp có thể thực hiện được ở Serbia, bởi bất cứ trường hợp hợp hiến cơ thể nào đều được phía bệnh viện, luật sư và các chuyên gia kiểm tra kỹ lưỡng. Tuy nhiên, việc trao đổi các bộ phận cơ thể ở Serbia cũng diễn ra khá tinh vi. Milovan, 52 tuổi, một cựu công nhân tại một ngôi làng ở miền Nam Serbia chia sẻ rằng ông từng "tặng" thận cho một vị chính trị gia giàu có ở địa phương. Để đổi lại, người này đã cho ông vào làm việc trong một nhà máy và chi trả mọi chi phí thuốc men, viện phí. Việc lấy thận được thực hiện ngay tại một bệnh viện công ở Belgrade và hai người đã sử dụng thẻ căn cước giả để chứng minh mình là anh em ruột.
 
Palve đang quảng cáo tìm người mua thận.
 
Người nghèo bán cơ thể để sống sót
 

Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 15.000 tới 20.000 trường hợp mua bán thận bất hợp pháp diễn ra trên toàn cầu. Dù vậy, Tổ chức Y tế thế giới cho biết, hiện mới chỉ có khoảng 10% nhu cầu thay thế các bộ phận cơ thể được đáp ứng.

Hiện trạng mua bán các bộ phận trên cơ thể không phải chỉ phổ biến ở Serbia mà còn đang ngày một lan rộng trong cộng đồng người nghèo ở châu Âu. Theo các nhà hoạt động xã hội, hiện, nhiều người nghèo ở châu Âu đã công khai tìm kiếm cơ hội để bán thận, phổi, tủy hoặc giác mạc với hi vọng sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá để vượt qua khủng hoảng. Tình trạng này phổ biến nhất ở Serbia, một đất nước không chỉ đang chịu những  hậu quả nặng nề của cơn khủng hoảng tài chính đang lan tràn khắp châu Âu, mà còn đang phải đối mặt với chiến tranh. Việc mua bán một số bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp trên thị trường chợ đen đang lan rộng nhờ vào sự "giúp đỡ" tích cực của mạng Internet.

Ngoài Serbia, không khó để những người có nhu cầu có thể tìm thấy những mẩu quảng cáo rao bán những bộ phận cơ thể như tóc, tinh trùng, sữa mẹ, phổi, thận... với mức giá cho một lần bán phổi lên tới 250.000 USD. Hồi cuối tháng 5 vừa qua, cảnh sát Israel đã bắt giữ 10 thành viên của một tổ chức tội phạm quốc tế bị tình nghi có liên quan tới việc mua bán các bộ phận cơ thể người trái phép ở châu Âu. Nhà chức trách thuộc Ủy ban thi hành luật châu Âu cho biết đối tượng hướng tới của những kẻ tình nghi này là những người nghèo ở Moldova, Kazakhstan, Nga, Ukraine và Belarus.

Ông Jonathan Ratel, Ủy viên công tố đặc biệt từ EU cho biết việc mua bán các bộ phận trên cơ thể người đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển ở châu Âu. Hiện, ông đang điều tra vụ việc liên quan tới 7 kẻ tình nghi đã lừa gạt những nạn nhân nghèo ở Thổ Nhĩ Kỳ và Kosovo bán thận với giá 20.000 USD. Ông cho biết các nhóm tội phạm có tổ chức này trực tiếp tìm khách hàng từ cả hai phía: những người nghèo rơi vào cảnh bần cùng hóa và những người giàu mắc bệnh nan y cần phải thay một số bộ phận trên cơ thể. Ông này cũng cho biết thêm, trước đây, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Philippines là những thị trường truyền thống cho loại tội phạm này hoạt động nhưng hiện nay châu Âu đang nổi lên như một thị trường tiềm năng.

Nguyệt Linh 
(Tổng hợp)
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một hành tinh của hệ Mặt Trời được xác định 'còn sống'

Một hành tinh của hệ Mặt Trời được xác định 'còn sống'

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

(NLĐO) - Hành tinh láng giềng của chúng ta có thể đang che giấu một lớp vỏ đang khuấy động, cung cấp năng lượng cho 85.000 ngọn núi lửa.

Gắn bó với công ty 30 năm, người phụ nữ bị “cắt giảm nhân sự” vì không đủ năng lực: Quyết không giao chìa khóa khiến quản lý gặp rắc rối lớn

Gắn bó với công ty 30 năm, người phụ nữ bị “cắt giảm nhân sự” vì không đủ năng lực: Quyết không giao chìa khóa khiến quản lý gặp rắc rối lớn

Chuyện đó đây - 10 giờ trước

Nhân viên U60 tuổi từ chối giao chìa khóa kho tài liệu khi nghỉ việc khiến quản lý phải hối hận.

Chàng trai nghèo bỏ 2 trường đại học danh giá về bán khoai

Chàng trai nghèo bỏ 2 trường đại học danh giá về bán khoai

Chuyện đó đây - 22 giờ trước

Sau khi được tuyển thẳng vào học thạc sĩ tại một trường đại học danh giá, Fei Yu bị trầm cảm vì áp lực học tập quá lớn và sau đó bỏ học để đi bán đồ ăn vỉa hè.

Nữ nhân viên đầu độc đồng nghiệp bằng chất tẩy rửa, lý do khiến ai nấy đều ngỡ ngàng

Nữ nhân viên đầu độc đồng nghiệp bằng chất tẩy rửa, lý do khiến ai nấy đều ngỡ ngàng

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nạn nhân nhận thấy có nhiều triệu chứng lạ nên bí mật lắp camera ở nơi làm việc và phát hiện sự thật đáng sợ.

Cuộc đời của người phụ nữ có IQ cao nhất thế giới có gì đặc biệt?

Cuộc đời của người phụ nữ có IQ cao nhất thế giới có gì đặc biệt?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có chỉ số IQ cao hơn Einstein nhưng chưa tốt nghiệp ĐH, bà đã lựa chọn một cuộc sống bình thường khi theo đuổi công việc viết lách, tập trung chăm lo gia đình.

Hé lộ nguyên nhân ban đầu vụ nổ tại cảng Shahid Rajaee của Iran

Hé lộ nguyên nhân ban đầu vụ nổ tại cảng Shahid Rajaee của Iran

Bốn phương - 1 ngày trước

Số người chết trong vụ nổ lớn tại cảng Shahid Rajaee của Iran đã lên đến 18 người, ngoài ra còn có hơn 700 người khác bị thương.

Tướng Ấn Độ ngưỡng mộ những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam

Tướng Ấn Độ ngưỡng mộ những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Trong bối cảnh lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) đang cận kề, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã phỏng vấn Tướng P.K Chakravorty - người từng giữ cương vị Tùy viên quốc phòng Ấn Độ tại Việt Nam trong giai đoạn 1996-1999.

Tổng thống Palestine bổ nhiệm Phó chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine

Tổng thống Palestine bổ nhiệm Phó chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine

Bốn phương - 1 ngày trước

Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đã bổ nhiệm một phụ tá thân cận làm Phó chủ tịch đầu tiên của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) vào hôm qua (26/4).

Con trai dạy thư pháp kiếm tiền, trả nợ 71 tỷ đồng thay cha mẹ

Con trai dạy thư pháp kiếm tiền, trả nợ 71 tỷ đồng thay cha mẹ

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Thanh niên 31 tuổi ở Trung Quốc sử dụng tài năng thư pháp để giúp cha mẹ trả khoản nợ 20 triệu nhân dân tệ (khoảng 71 tỷ đồng) trong bảy năm.

Nắm đất đắt nhất lịch sử có giá 232.000 tỷ đồng nhưng các tỷ phú có tiền cũng chưa chắc mua được

Nắm đất đắt nhất lịch sử có giá 232.000 tỷ đồng nhưng các tỷ phú có tiền cũng chưa chắc mua được

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Giá trị thực tế của nó là vô giá vì mở ra cho loài người rất nhiều khả năng.

Top