Người phụ nữ suýt nhiễm trùng não vì một sơ suất khi dùng tăm bông ngoáy tai
Bông ngoáy tai là đồ dùng quen thuộc nhiều người sử dụng để làm sạch tai. Tuy nhiên bạn có lẽ cần phải thật cẩn thận khi sử dụng bông ngoáy tay sau khi biết những gì mà người phụ nữ dưới đây đã trải qua.
Một phụ nữ ở Australia đã may mắn tránh được nhiễm trùng não, căn bệnh có thể dẫn đến tử vong do không cẩn thận khi dùng bông ngoáy tay. Jasmine Small, 38 tuổi đến từ New South Wales bị điếc ở tai trái suốt nhiều tháng mà không rõ nguyên nhân. Mặc dù cô đã tới nhiều nơi để khám nhưng các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân chính xác.
Đôi khi, Jasmine còn thấy dịch màu nâu, có mùi và dính cả máu khi cô làm sạch tai bằng bông ngoáy tai. Mặc dù sau đó cô được kê đơn kháng sinh nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm.

Jasmine suýt bị nhiễm trùng não vì một sợi bông ở tăm bông sót lại bên trong tai cô.
Jasmine cuối cùng được giới thiệu tới một chuyên gia tai mũi họng và được tiến hành chụp CT. Bác sĩ rất bất ngờ khi phát hiện ra ở sâu bên trong tai cô bị nhiễm trùng khá nặng, vị trí này rất gần với não. Hóa ra nguyên nhân nhiễm trùng là do một sơi bông từ bông ngoáy tai đã sót lại khi Jasmine vệ sinh tai. Các bác sĩ tin rằng bông có thể đã bị mắc kẹt trong tai cô đến năm năm.
Sau đó, Jasmine đã phải trải qua một ca phẫu thuật, điều này khiến cô phải hủy tuần trăng mật. May mắn thay, cuộc phẫu thuật đã thành công nhưng phải trả giá bằng việc thính giác của cô bị tổn thương vĩnh viễn. Người phụ nữ 38 tuổi cũng đã lựa chọn phẫu thuật thêm để thử và khôi phục thính giác hoặc cài đặt máy trợ thính.

Thực tế, đã từng có những sự việc tương tự xảy ra như trường hợp một người đàn ông ở Conventry đã suýt thiệt mạng vì nhiễm trùng não do sử dụng bông ngoáy tai. Các bác sĩ cho biết một phần của bông ngoáy đã sót lại trong tai người đàn ông 31 tuổi này năm năm trước khi anh gặp họa.
Các bác sĩ phát hiện ra anh ta bị nhiễm vi khuẩn, bắt đầu từ tai trước khi lan đến xương ở đáy hộp sọ và lây nhiễm vào màng não. Bác sĩ phẫu thuật đã phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng và tìm thấy một phần bông bị sót lại của bông ngoáy tai. Bệnh nhân đã ở bệnh viện một tuần trước khi dùng hai tháng thuốc kháng sinh để quét sạch nhiễm trùng.
Trong lâm sàng, các bác sĩ cũng gặp không ít trường hợp bông vẫn còn trong tai của bệnh nhân. Sự sơ sót này rất nguy hiểm có thể dẫn đến một loạt các biến chứng như chấn thương ống tai, thủng màng nhĩ, tắc nghẽn ráy tai và nhiễm trùng tăm.
Theo hướng dẫn dự thảo từ Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (Nice), bạn không nên dùng bông ngoáy tai. Nhưng một khảo sát gần đây của YouGov cho thấy chỉ 12% người Anh sử dụng nụ bông một cách chính xác - trong khi 62% đang sử dụng chúng để "đào" ráy tai. Các chuyên gia nói rằng nếu sử dụng bông ngoáy tai không đúng cách có thể đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai và làm hỏng màng nhĩ.
Về vấn đề chăm sóc tai hàng ngày, khi có quá nhiều ráy tai, bạn có thể nhỏ vào tai vài giọt thuốc lấy ráy tai (hiện khá phổ biến ở các cửa hàng thuốc), nếu không bạn cũng có thể dùng nuớc khử trùng hay nước muối cũng được. Các giọt thuốc nhỏ vào tai chỉ có công dụng làm lỏng ráy tai mà thôi, còn thường ra tai sẽ làm tiếp công việc đẩy ráy tai ra ngoài.
Theo Khám phá

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.