Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai

Thứ năm, 08:12 01/06/2023 | Dân số và phát triển

Nước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

1. Nước ối là gì?

Nước ối là chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt, không mùi hình thành trong vòng 12 ngày sau khi thụ thai. Túi ối được hình thành từ hai màng, màng ối và màng đệm bao bọc bảo vệ thai nhi phát triển trong tử cung . Nước ối có nhiều chức năng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, nếu lượng nước ối bên trong tử cung quá ít hoặc quá nhiều sẽ xảy ra các biến chứng.

Ban đầu, nước ối được sản xuất bởi người mẹ, tuy nhiên, khi thai được khoảng 20 tuần, nước ối được thay thế hoàn toàn bằng nước tiểu của thai nhi. Nước ối lưu thông liên tục do thai nhi nuốt nước ối vào và nước ối lại tiếp tục được tái hấp thu qua da thai nhi, qua màng ối và dây rốn, sau đó bài tiết ra ngoài.

Nước ối chứa các chất dinh dưỡng, hormone, kháng thể và các chất lỏng khác để bảo vệ và giúp thai nhi khỏe mạnh. Khi thai được khoảng 34 tuần, khoảng 800 ml nước ối bao quanh thai nhi. Khi mang thai đủ tháng ở tuần thai thứ 40, lượng nước ối còn lại khoảng 600 ml. Có quá ít hoặc quá nhiều nước ối có thể gây ra vấn đề cho thai phụ hoặc thai nhi.

Khi nước ối có màu xanh lá cây hoặc nâu, điều này cho thấy thai nhi đã đi ngoài phân su trước khi chào đời. Phân su là tên gọi của lần đi tiêu đầu tiên. Phân su trong chất lỏng có thể gây ra vấn đề về hô hấp gọi là hội chứng hít phân su xảy ra khi phân su đi vào phổi. Trong một số trường hợp, ngay sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ cần được điều trị.

2. Chức năng của nước ối

Nước ối quan trọng thế nào khi mang thai? - Ảnh 2.

Nước ối có chức năng bảo vệ thai nhi.

Trong thời kỳ mang thai, nước ối chủ yếu là để bảo vệ thai nhi khỏi bị tổn hại. Các chức năng của nước ối bao gồm:

- Hoạt động như một tấm đệm: Điều này bảo vệ thai nhi khỏi chấn thương nếu bụng của mẹ bị tác động.

- Bảo vệ dây rốn: Nước ối chảy giữa dây rốn và thai nhi.

- Bảo vệ khỏi nhiễm trùng: Nước ối có đặc tính kháng khuẩn.

- Chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu: Chúng bao gồm protein, chất điện giải, globulin miễn dịch và vitamin hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

- Cho phép thai nhi di chuyển: Nước ối cũng cho phép thai nhi đang phát triển di chuyển trong tử cung, từ đó cho phép sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của hệ thống cơ xương, hệ thống tiêu hóa và hệ thống phổi.

- Duy trì nhiệt độ: Nước ối hỗ trợ giữ nhiệt độ ổn định liên tục xung quanh thai nhi trong suốt thai kỳ, bảo vệ chống mất nhiệt.

3. Biến chứng liên quan đến nước ối

Các biến chứng liên quan đến nước ối có thể xảy ra khi có quá nhiều hoặc quá ít chất lỏng.

3.1 Thiểu ối

Mức nước ối thấp được gọi là thiểu ối, xảy ra ở 4% tổng số ca mang thai và 12% các ca mang thai quá ngày. Thiểu ối xảy ra khi chỉ số nước ối nhìn thấy trên siêu âm nhỏ hơn 5 cm (chỉ số bình thường là 5-25 cm) và túi dọc tối đa nhỏ hơn 2 cm. Điều này thấy rõ trong trường hợp rò rỉ chất lỏng do màng ối bị rách, kích thước nhỏ trong một giai đoạn nhất định của thai kỳ hoặc nếu thai nhi không cử động nhiều như mong đợi.

Thiểu ối cũng có thể xảy ra ở những thai phụ có tiền sử mắc bệnh lý như đã từng mang thai chậm phát triển, tăng huyết áp , đã từng nạo, phá thai, tiền sản giật, bệnh đái tháo đường , bệnh lupus, mang thai đôi hoặc ba, dị tật bẩm sinh như bất thường thận, sinh già tháng…

Thiểu ối có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ nhưng là một vấn đề đáng lo ngại hơn trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Trong thời gian đó, nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh sẽ cao hơn. Còn nếu thiểu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

3.2 Đa ối

Nước ối quan trọng thế nào khi mang thai? - Ảnh 4.

Sinh non là một trong những biến chứng của đa ối.

Khi có quá nhiều nước ối được gọi là đa ối, xảy ra trong 1% trường hợp mang thai. Đa ối xuất hiện khi chỉ số nước ối lớn hơn 24 cm (cm) và túi dọc tối đa dài hơn 8 cm.

Rối loạn thai nhi có thể dẫn đến đa ối bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa , bao gồm teo tá tràng hoặc thực quản, nứt dạ dày và thoát vị cơ hoành
  • Rối loạn não hoặc hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh não hoặc chứng loạn dưỡng cơ
  • Achondroplasia - một chứng rối loạn phát triển xương
  • Nhịp tim thai nhi
  • Nhiễm trùng
  • Hội chứng Beckwith-Wiedemann - rối loạn tăng trưởng bẩm sinh
  • Bất thường phổi thai nhi
  • Phù thai nhi, trong đó một lượng nước bất thường tích tụ bên trong nhiều vùng cơ thể của thai nhi
  • Hội chứng truyền máu song sinh, trong đó một đứa trẻ nhận được nhiều máu hơn đứa kia
  • Máu không phù hợp giữa mẹ và con (Rh không tương thích hoặc bệnh Kell)
  • Bệnh đái tháo đường của mẹ.
  • Quá nhiều chất lỏng cũng có thể được sản xuất trong quá trình mang đa thai.

Các triệu chứng của mẹ có thể bao gồm đau bụng và khó thở do tử cung mở rộng. Các biến chứng khác bao gồm:

  • Sinh non
  • Vỡ ối sớm
  • Nhau bong non
  • Thai chết lưu
  • Băng huyết sau sinh
  • Dị tật thai nhi
  • Sa dây rốn

Các trường hợp đa ối nhẹ thường không cần điều trị. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, chất lỏng có thể cần được giảm bớt bằng chọc ối hoặc dùng thuốc gọi là indomethacin. Điều này làm giảm lượng nước tiểu thai nhi sản xuất.

3.3 Rò rỉ nước ối

Đôi khi, chất lỏng bị rò rỉ trước khi nước vỡ ối. Đôi khi là nước tiểu bởi vì tử cung đang đè lên bàng quang. Nhưng nếu chất lỏng không có màu và không có mùi sẽ là nước ối, thai phụ nên đến ngay bệnh viện vì đây là quá trình chuyển dạ bắt đầu.

Nếu nước ối có màu xanh lục, xanh nâu hoặc có mùi hôi, điều này có thể cho thấy sự hiện diện của phân su hoặc nhiễm trùng cũng nên đến bệnh viện để được khám và điều trị.

3.4 Vỡ ối sớm

Nếu nước ối rò rỉ hoặc vỡ xảy ra trước 37 tuần gọi là ối vỡ sớm. Tùy thuộc vào việc điều này xảy ra sớm như thế nào, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai phụ và thai nhi.

Ối cũng có thể vỡ khi thai kỳ từ 37 tuần trở lên, nhưng quá trình chuyển dạ không bắt đầu một cách tự nhiên trong vòng 6 giờ sau khi màng ối vỡ.

Khi vỡ ối sớm, thai phụ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt và ngừng quan hệ tình dục (nếu có) hoặc đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo, vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top