Nguồn gốc, ý nghĩa của tên gọi Tết Nguyên đán không phải ai cũng biết
GĐXH - Tết Nguyên đán 2023 đã sắp cận kề nhưng nguồn gốc Tết Nguyên đán như thế nào? Bắt nguồn từ bao giờ? là những thông tin không phải ai cũng biết. Chuyên trang Gia đình & Xã hội sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về Tết Nguyên đán.
Tết Nguyên đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc đối với mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Đây là ngày để mọi người đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên. Vậy Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa tên gọi là như thế nào?
Tết Nguyên đán là gì?
Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết). Tết Nguyên đán là dịp lễ đầu năm mới Âm lịch của nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Đây là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam.
Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Từ xưa đến giờ, Tết Nguyên đán luôn mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc, độc đáo.
Ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên đán
"Tết" là cách đọc âm Hán - Việt của chữ "tiết", "nguyên" theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Vì vậy, đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên đán".
Theo lịch của Trung Hoa, xưa kia thường chia 1 năm gồm có 24 tiết và Tết Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên trong năm. Ngày nay, Tết Nguyên đán được người Trung Quốc gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên.
Tết Nguyên đán là Tết đầu tiên trong năm, để phân biệt với một số dịp lễ khác như Tết Khai hàng, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu… Tết cổ truyền là một trong những dịp lễ quan trọng của đất nước Việt Nam. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn đón chào năm mới như Tết Táo quân (23 tháng Chạp Âm lịch), Tất niên (29,30 tháng Chạp Âm lịch)…
Do cách tính Âm lịch của Việt Nam khác với Trung Quốc nên Tết cổ truyền của người Việt không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Theo ghi nhận, cũng có những thuyết cho rằng: Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc "giao thời" trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán.
Về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ "tiết" được Việt hóa thành "Tết" và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.
Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa, Tết Nguyên đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng: Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (tức là Âm lịch) trong khi Tết Nguyên đán của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức là Dương lịch). Cho nên Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn.

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Ảnh: TL
Nguồn gốc Tết Nguyên đán
Nguồn gốc Tết Nguyên đán của người Việt như thế nào?
Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời nhất nước ta. Có phạm vi phổ biến và rộng rãi từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Đây được coi là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc. Nhưng ít ai biết rằng, từ những thế kỷ trước, bắt đầu từ thời Lý – Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách vô cùng trang trọng và linh thiêng.
Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta, từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.
Có thể thấy rằng nước Việt đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt. Với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo. Gạo – sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.
Nguồn gốc Tết Nguyên đán của người Trung Quốc ra sao?
Theo lịch sử của Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên đán đã có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và được thay đổi theo từng thời kỳ. Ví dụ như đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Dần tức là tháng Giêng làm Tết Nguyên đán. Nhà Thương lại thích màu trắng nên lấy tháng Chạp (tháng Sửu) làm tháng đầu năm. Nhà Chu lại ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý (tháng Mười Một) làm tháng Tết.
Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Nhưng đến đời nhà Tần (thế kỷ 3, TCN) Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (tháng 10) làm tháng Tết. Rồi đến nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần tức là tháng Giêng. Từ đó trở đi, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn ai thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng: ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám sinh ra ngũ cốc. Cho nên, ngày Tết thường được kể từ mùng 1 – hết mùng 7 tháng Giêng (8 ngày).
Ngày nay, cùng với người Trung Hoa, người Việt và các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng… cũng tổ chức Tết Âm lịch và nghỉ lễ chính thức.

Tết Nguyên đán là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc Việt Nam. Ảnh: Việt Nguyễn
Thời gian của Tết Nguyên đán được tính như thế nào?
Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết Nguyên đán của người Trung Quốc. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên đán thường đến muộn hơn Tết Dương lịch.
Do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/1 Dương lịch và sau ngày 19/2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết cổ truyền hàng năm thường kéo dài từ 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (tức là từ 23 tháng Chạp đến hết mùng 7 tháng Giêng).
Hàng năm, Tết cổ truyền Việt Nam được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1 tháng Giêng Âm lịch) trên toàn lãnh thổ Việt Nam và cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài. Ngày Tết, sắm cây đào và cây quất ở miền Bắc hay cây mai ở miền Trung và miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.
Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán đối với người Việt
Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.
Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… Họ cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu người dân Việt Nam đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết. Ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bè bạn…
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà, tổ tiên, người quá cố về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên).
Ngày Tết, trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau. Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.

Tin sáng 19/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa lớn trước khi bước vào đợt nắng nóng; Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Công an Hà Nội xác minh, làm rõ các sản phẩm thực phẩm chức năng giả
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ ngày 20 - 28/5 mưa rào rải rác, khả năng có nắng nóng diện rộng.

Gia cảnh khó khăn của hai cặp mẹ con bị vùi lấp trong vụ sạt lở ở Lai Châu
Đời sống - 1 giờ trướcBốn nạn nhân thiệt mạng trong vụ sạt lở ở Lai Châu là hai cặp mẹ con, họ ra đi để lại nỗi đau lớn cho gia đình vốn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

TPHCM chi gần 19.400 tỷ đồng mở tuyến đường rộng 60m nối Long An
Đời sống - 9 giờ trướcDài gần 15km, quy mô mặt cắt ngang 60m, vận tốc thiết kế 80km/h cho làn xe cơ giới và 60km/h cho làn xe hỗn hợp... là những thông số nổi bật của dự án xây dựng tuyến đường Võ Văn Kiệt nối dài từ quốc lộ 1 đến địa phận tỉnh Long An, dự kiến sẽ được TPHCM triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030.

Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ điểm xung yếu trước mùa mưa bão
Đời sống - 10 giờ trướcQua kiểm tra, đánh giá cũng như thực tế xử lý sự cố đê điều trong các mùa lũ, Hà Nội xác định còn 5 trọng điểm xung yếu cấp thành phố trong công tác phòng chống lụt bão năm 2025.

'Đẳng cấp thời 4.0': Thêm một công cụ biến ảnh tĩnh thành video sinh động chỉ trong vài giây
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - TikTok ra mắt AI Alive công cụ trí tuệ nhân tạo giúp người dùng biến ảnh tĩnh thành video có chuyển động và âm thanh. Không cần kỹ năng dựng phim, bạn vẫn có thể tạo nội dung Story sống động và thu hút.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này nếu không muốn bị phạt lên đến hàng tỷ đồng
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Một bản dự thảo đang thu hút sự chú ý khi đề xuất tăng gấp đôi hình phạt đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Nếu được thông qua, pháp nhân vi phạm có thể bị phạt tới 6 tỷ đồng - mức xử lý cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

Giải cứu cô gái bị kẹt trong thang máy lúc rạng sáng
Đời sống - 14 giờ trướcCô gái 19 tuổi kẹt trong thang máy, hoảng hốt cầu cứu. Tổ cứu nạn cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ đã tiếp cận hiện trường trấn an và giải cứu cô gái thành công…

Người đàn ông hiếm muộn phát hiện bé trai bị bọc kín trong túi bóng bên đường
Đời sống - 17 giờ trướcMột bé trai còn nguyên dây rốn, bọc trong túi bóng màu đen, bị người thân vứt bỏ bên vệ đường. Lực lượng chức năng ở xã Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã đưa bé về trạm y tế để kiểm tra sức khỏe.

Hoảng hồn cảnh xe container mất lái, gây tai nạn liên hoàn trên Quốc lộ 28
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe container trong lúc di chuyển trên Quốc lộ 28, đoạn qua huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đã bất ngờ mất lái, lao sang làn đường ngược chiều, tông trúng 1 xe máy và 1 ô tô con. Hậu quả, vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy và lái xe container tử vong tại chỗ.

Miền Bắc, miền Trung có mưa lớn, những nơi nào sẽ đón trận 'mưa khủng'?
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo, nhiều nơi trên phạm vi cả nước có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to. Trong mưa dông có nguy cơ xảy ra lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

Hoảng hồn cảnh xe container mất lái, gây tai nạn liên hoàn trên Quốc lộ 28
Đời sốngGĐXH - Chiếc xe container trong lúc di chuyển trên Quốc lộ 28, đoạn qua huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đã bất ngờ mất lái, lao sang làn đường ngược chiều, tông trúng 1 xe máy và 1 ô tô con. Hậu quả, vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy và lái xe container tử vong tại chỗ.