Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ nhiễm độc từ rác thải hóa chất trong gia đình

Thứ tư, 08:05 29/08/2012 | Sống khỏe

Những rác thải trong sinh hoạt hằng ngày của các gia đình như pin, bình ắc quy, bình đựng chất tẩy rửa kính, gỗ, xịt diệt côn trùng hay bóng đèn tuýp hỏng...đều được coi là rác thải nguy hại. Nếu không để ý, thải bỏ đúng cách thì sẽ nguy hại tới sức khoẻ con người.

 
Thói quen thờ ơ trước rác sinh hoạt độc hại

Một khảo sát nhỏ của phóng viên tại các hộ gia đình thuộc quận Gò Vấp, quận 12  và quận Tân Bình (TPHCM) cho thấy, 100% số gia đình đều nghĩ là rác sinh hoạt không có thứ nào... độc hại. 85% gia đình có các loại bao bì chứa các chất tẩy rửa như thuốc tẩy toilet, bếp, lau kính, xịt côn trùng, pin tiểu, bình ắc quy xe máy cũ được dồn vào một góc sân, góc nhà, gầm cầu thang, góc tủ bếp để khi cần... sử dụng lại! Chỉ có 15% đổ chung các loại bao bì này vào rác sinh hoạt hằng ngày.

Chị Đỗ Thị Linh (122/17, KP1, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM) cho rằng: "Chất tẩy rửa đã dùng hết, chỉ còn vỏ thì không còn nguy hại nữa nên xếp cùng vào khu chứa vật dụng nhà bếp".

Bà Trần Thị Hoài (nhà P7, cư xá 26, phường 17, quận Gò Vấp, TPHCM) kể: "Tuần trước, khi tôi thay pin cho điều khiển ti vi, chưa kịp bỏ rác, thế là đứa cháu 2 tuổi của tôi lẫm chẫm chạy tới nhặt bỏ luôn vào miệng ngậm, do ngứa lợi mọc răng nên cháu cắn pin may mà phát hiện kịp".

Chị Mộng Hiếu (số 3, Đỗ Công Tường, quận Tân Bình) cho biết: Ngày nghỉ cuối tuần ở nhà, cu cậu con chị 4 tuổi khá là hiếu động. Nhân lúc mẹ mải lo nấu ăn, cu cậu ra sau nhà nhặt luôn hộp chứa hóa chất tẩy rửa toilet đổ nước vào rồi dùng làm ống phun nước, hóa chất còn lại trong bình rớt ra tay, từ tay cu cậu lại dụi lên mắt, tay thì ngứa phát ban đỏ, mắt cay xè khiến cu cậu khóc toáng lên. Chị Hiếu vội rửa sạch mắt và tay cho con và hôm sau chị phải đưa cháu đi bác sĩ...
 
Nan giải xử lý chất thải nguy hại trong gia đình

ThS Nguyễn Kim Thanh, giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Văn Lang, TPHCM cho rằng: Những chất thải nguy hại bị phơi nhiễm là từ hóa chất trong hộp chứa là chính. Khi sử dụng người dùng thường bảo quản cẩn thận, nhưng sau khi dùng hết đa số lại quẳng xó, có hộp mất nắp, hoặc vỡ, thủng... Đa số các chất tẩy rửa có chứa các chất nguy hại như amôniac, axit sunfuríc. Ngoài ra, chất formaldehide có thể hiện diện trong phần lớn các gia đình ở một số sản phẩm như sơn latex, vải, vật liệu bằng nhựa trong xe hơi và đồ gỗ. Đây là những chất ô nhiễm có bản chất là hợp chất hữu cơ bay hơi, gây kích ứng mắt, da và họng cũng như gây triệu chứng như cúm, nổi mề đay và các bệnh về thần kinh.

GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện TN & MT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TPHCM đặc biệt quan tâm tới vấn đề chất thải nguy hại trong gia đình là pin tiểu, những đồ dùng liên quan tới pin, ắc quy. Theo ông, khả năng nhiễm chì của trẻ gấp 4 lần so với người lớn. Không nên cho trẻ tiếp xúc và chơi với những cục pin đã hỏng. Đã có nhiều bậc phụ huynh không lường trước những nguy hại của pin làm trẻ ngộ độc mạn tính và đến một giới hạn nhất định sẽ gây ung thư, thiếu máu cho trẻ. Chì có đặc tính là nằm lại trong cơ thể rất lâu, tác động mạnh lên tế bào não non trẻ, có độc tính cao với não, và có thể gây đột tử nếu ngộ độc nặng.

Theo bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Quỹ tái chế chất thải (TPHCM), chưa có một tiêu chuẩn nào cho việc xử lý chất thải nguy hại trong gia đình. Trước mắt, sẽ hướng dẫn các hộ gia đình các cách thu gom, chứa rác thải sinh hoạt nguy hại để phân loại lưu trữ sao cho an toàn chờ ngày đem đến điểm thu gom.
 
Cách thiết thực nhất mà các hộ gia đình cần biết là thực hiện để giảm nguy cơ gây hại cho chính gia đình mình và môi trường thông qua việc sử dụng những hóa chất chuyên dụng. Trong quá trình sử dụng tuyệt đối không sang chiết hóa chất sang bao bì khác vì bản thân các vỏ bình đã được nhà sản xuất tính đến độ an toàn. Đặt tránh xa khu bếp nấu chế biến thức ăn và trẻ em, vệ sinh sạch bình, lọ, hộp nhựa trước khi lưu kho.
 
Khi mua các hoá chất tẩy rửa nên quan tâm đến các chỉ dẫn độc hại, cách sử dụng và chỉ mua đủ dùng và dùng đủ lượng. Nếu còn dư không nên đổ xuống mương máng, cống rãnh, chôn lấp... để bảo vệ môi trường trong sạch cho gia đình và cộng đồng.
 
Theo Kiến thức
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý

Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài, tiểu khó. Đã từng được điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng liệu pháp hơi nước chữa trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Người mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người phụ nữ 73 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, tổn thương da nặng do sai lầm trong điều trị zona thần kinh nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 73 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, tổn thương da nặng do sai lầm trong điều trị zona thần kinh nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, zona thần kinh là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt những người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Y tế - 14 giờ trước

Em bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Vận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Khi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Top