Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
GĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm
Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống hiện đại.
Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Ảnh minh họa
Thoái hóa khớp gối nguy hiểm thế nào?
Theo TS.BS Lê Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp BVĐK tỉnh Phú Thọ và cộng sự, thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp gối, kèm theo hiện tượng viêm, giảm dịch khớp và mọc gai xương. Sụn khớp có vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp các đầu xương trượt lên nhau một cách trơn tru. Khi lớp sụn này bị mòn dần, khớp gối trở nên khô cứng, đau đớn và hạn chế vận động.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Theo TS.BS Lê Thị Bích Thủy, có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, trong đó phổ biến nhất bao gồm:
- Tuổi tác: Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lão hóa bởi tuổi tác. Đặc biệt là những người đã từng làm việc chân tay nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng, phải đứng lâu.
- Thừa cân béo phì: Thừa cân sẽ gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối. Các nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi 0,45kg cân nặng tăng thêm, áp lực lên khớp gối sẽ tăng thêm khoảng 1,35 đến 1,8kg.
- Giới tính: Phụ nữ, nhất là phụ nữ trên 55 tuổi thường có chẩn đoán thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do dây chằng trước khớp gối yếu và thường xuyên sử dụng giày cao gót, làm tăng áp lực lên sụn khớp, dẫn đến sự thoái hóa nhanh chóng.
- Di truyền: Các yếu tố này bao gồm sự đột biến di truyền (làm tăng nguy cơ viêm khớp gối ở người trẻ tuổi) và hình dạng không bình thường của xương xung quanh khớp gối (dẫn đến việc sụn khớp dễ bị thoái hóa sớm).
- Chấn thương khớp gối: Té ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao sai kỹ thuật… có thể làm tổn thương sụn khớp.
- Vận động viên thể thao: Những người thường chơi các môn thể thao đòi hỏi vận động khớp gối nhiều như bóng đá, quần vợt… có nguy cơ cao bị suy yếu khớp gối. Nguy cơ này càng tăng lên khi trải qua chấn thương trong quá trình tập luyện.
- Những bệnh về cơ xương khớp khác: Những người bệnh bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ thoái hóa khớp cao. Ngoài ra, các bệnh lý khác như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối
Bệnh thường diễn tiến âm thầm, các dấu hiệu ban đầu dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, theo thời gian, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng điển hình như:
- Đau khớp gối: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất. Đau tăng khi vận động, đứng lâu, leo cầu thang hoặc thay đổi thời tiết. Khi nghỉ ngơi, cơn đau có thể giảm nhưng dễ tái phát khi hoạt động lại.
- Cứng khớp: Người bệnh thường thấy khớp gối bị cứng, khó cử động sau một khoảng thời gian không vận động (như sau khi ngủ dậy buổi sáng), tình trạng này thường cải thiện sau vài phút đi lại nhẹ nhàng.
- Tiếng lạo xạo, lục cục: Khi gập hoặc duỗi gối, có thể nghe thấy tiếng kêu trong khớp, do bề mặt sụn bị mòn và các gai xương va chạm nhau.
- Giảm tầm vận động: Người bệnh thấy khó khăn khi co duỗi gối, ngồi xổm hoặc đứng lên ngồi xuống. Tình trạng nặng có thể gây hạn chế vận động nghiêm trọng.
- Sưng khớp, biến dạng khớp: Ở giai đoạn nặng, khớp gối có thể bị sưng do tràn dịch, hoặc biến dạng do phì đại xương và tổn thương mô mềm quanh khớp.
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, việc hiểu rõ các nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp người bệnh chủ động thăm khám và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối
- Duy trì cân nặng hợp lý (BMI < 23): Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây thêm áp lực lên đầu gối, góp phần làm mòn sụn.
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Lượng glucose cao có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của sụn, tăng nguy cơ viêm và mất sụn.
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động với cường độ vừa phải (30 phút/ngày, 5 ngày/tuần) sẽ giúp các khớp dẻo dai, tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mạn tính.
- Giảm nguy cơ chấn thương: Bằng cách không mang vác vật nặng, chơi thể thao đúng kỹ thuật, mang giày vừa vặn và sử dụng đồ bảo hộ trong lúc tập luyện.
- Tránh hoạt động quá sức: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Cố gắng làm việc hoặc vận động quá sức chỉ khiến xương khớp thêm áp lực và dễ bị thương tổn.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả viêm khớp.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.