Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống trà gì để hạ huyết áp?

Thứ bảy, 16:52 03/05/2025 | Sống khỏe

GĐXH - Sử dụng trà đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tham khảo thêm một số loại trà trong bài viết sau đây có thể giúp hỗ trợ cải thiện tăng huyết áp.

Trà xanh

Trà xanh là một trong những loại trà hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ hạ huyết áp. Trong trà xanh chứa hàm lượng cao catechin, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG), có tác dụng chống oxy hóa mạnh và giúp cải thiện chức năng nội mạc. 

2 cách làm gỏi trộn gà thơm ngon khó cưỡng2 cách làm gỏi trộn gà thơm ngon khó cưỡng

GĐXH - Các món gỏi trộn với thịt gà thường rất được ưa chuộng bởi cách thực hiện đơn giản và hương vị lại vô cùng hấp dẫn, đầy dinh dưỡng. Bài viết sau sẽ tổng hợp cho bạn 2 cách làm gỏi gà thơm ngon, dễ làm cho gia đình cùng thưởng thức.

Trà xanh cũng chứa L-theanine, một axit amin có tác dụng thư giãn, giúp điều hòa huyết áp. Uống 3-4 tách trà xanh mỗi ngày có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. 

Ngoài ta, trà xanh cũng được ví như "phương thuốc" giãn mạch tự nhiên, giúp máu chảy trơn tru qua các động mạch và mao mạch, từ đó giảm áp lực lên tim.

Trà đen

Trà đen cũng có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, mặc dù không mạnh bằng trà xanh. Trong trà đen chứa theaflavin và thearubigin, là các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch. Trà đen cũng có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm cholesterol xấu. 

Uống trà gì để hạ huyết áp?- Ảnh 2.

Trà đen cũng có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, mặc dù không mạnh bằng trà xanh.

Lưu ý: Uống trà đen với lượng vừa phải để tránh tác dụng phụ của caffeine.

Trà ô long

Trà ô long là sự kết hợp giữa trà xanh và trà đen, mang lại lợi ích của cả hai loại. Polyphenol có trong trà ô long giúp giảm hấp thu cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. 

Trà ô long cũng có thể giúp tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân, góp phần kiểm soát huyết áp. Người bị tăng huyết áp có thể uống 2-3 tách trà ô long mỗi ngày.

Trà hoa dâm bụt

Trà hoa dâm bụt được làm từ cánh hoa dâm bụt khô. Trà có màu đỏ tươi và vị chua nhẹ, dễ chịu. Trà hoa dâm bụt chứa các hợp chất như anthocyanin và polyphenol, có thể giúp thư giãn mạch máu, nhờ đó làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Uống trà gì để hạ huyết áp?- Ảnh 3.

Trà hoa dâm bụt giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết.

Trà hoa dâm bụt cũng có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp loại bỏ natri dư thừa trong cơ thể. Uống trà hoa dâm bụt thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp, vì vậy loại trà này được sử dụng phổ biến và ví như một "phương thuốc" tự nhiên cải thiện tình trạng tăng huyết áp.

Trà lá ô liu

Trà lá ô liu được làm từ lá của cây ô liu, có hương vị thảo mộc nhẹ nhàng. Loại trà này chứa các hợp chất như oleuropein và hydroxytyrosol, được cho là hỗ trợ điều hòa huyết áp bằng cách thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu.

Trà lá ô liu cũng có tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim mạch. Uống 1-2 tách trà lá ô liu mỗi ngày có thể hỗ trợ kiểm soát huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.

Trà táo gai

Trà táo gai có vị hơi ngọt và chua. Theo truyền thống, loại trà này được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, có thể giúp giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và góp phần làm giảm huyết áp. 

Uống trà gì để hạ huyết áp?- Ảnh 4.

Trà táo gái được coi là bậc thầy của sức khỏe.

Trà táo gai chứa flavonoid và vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện lưu thông máu.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến với đặc tính hàn, thanh mát có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng và hỗ trợ hạ huyết áp. Trong trà chứa nhiều hợp chất có lợi như flavonoid, terpenoid và coumarin, góp phần tạo nên đặc tính trị liệu. 

Uống trà hoa cúc mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối, có thể giúp kiểm soát huyết áp và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, trà hoa cúc cũng được yêu thích nhờ đặc tính chống viêm, chống oxy hóa giúp bảo vệ gan và phòng ngừa ung thư.

Trà trái sơn trà

Trà trái sơn trà có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp nhẹ. Nó chứa vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu và cải thiện lưu thông máu. 

Uống trà gì để hạ huyết áp?- Ảnh 5.

Trà trái sơn trà cũng có thể giúp giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.

Trà trái sơn trà cũng có thể giúp giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Mỗi ngày, bạn có thể uống 1-2 tách trà trái sơn trà để giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp và tăng cường sức khỏe.

Trà thảo quả

Loại trà này cũng có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp nhẹ nhờ chứa các hợp chất có tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ mạch máu và cải thiện lưu thông máu. Trà thảo quả cũng có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm stress, góp phần kiểm soát huyết áp.

Đinh Huế (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Top