Người phụ nữ 73 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, tổn thương da nặng do sai lầm trong điều trị zona thần kinh nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Theo các bác sĩ, zona thần kinh là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt những người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, gần đây, đơn vị này tiếp nhận nhiều trường hợp mắc zona thần kinh nhập viện với tổn thương nghiêm trọng.
Điển hình là bà H.T.P (73 tuổi, Hà Nội). Khai thác tiền sử được biết, trước khi nhập viện, bà P. xuất hiện các nốt phỏng nước ở vùng mạn sườn trái và bụng, kèm cảm giác đau rát, châm chích kéo dài.
Ban đầu, gia đình nghĩ bà bị "giời leo" nên áp dụng mẹo dân gian như đắp đậu xanh, nhưng tình trạng ngày càng trầm trọng. Các nốt phỏng lan rộng, gây đau nhức nghiêm trọng, khiến bà mệt mỏi, mất ngủ và đau đầu nhiều ngày. Khi nhập viện, bà được xác định mắc zona thần kinh với tổn thương da nặng.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc zona thần kinh. Ảnh: BVCC.
Tương tự, cụ ông N.C.X (77 tuổi, Hà Nội) cũng được đưa đến viện do mắc zona thần kinh với tổn thương nặng. Được biết, 5 ngày trước khi nhập viện, ông xuất hiện ngứa, nổi mụn nước thành đám ở vùng bụng, mạn sườn và thắt lưng trái, kèm đau nhức dữ dội.
Ông tự dùng thuốc tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện. Ông được chẩn đoán mắc zona thần kinh kèm đau dây thần kinh sau zona, trên nền bệnh gout mạn tính.
TS.BS Vũ Minh Điền, Phó Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cả hai bệnh nhân được điều trị toàn diện bằng thuốc kháng virus Acyclovir, thuốc giảm đau, chăm sóc da chuyên sâu và kháng sinh đường tĩnh mạch nhằm phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Sau hơn một tuần điều trị, tình trạng của các bệnh nhân cải thiện rõ rệt: các nốt phỏng se khô, cơn đau giảm dần, sức khỏe dần phục hồi.
Không chủ quan với bệnh zona thần kinh
Theo TS Điền, zona thần kinh biểu hiện bằng mẩn đỏ, mụn nước nhỏ chứa dịch mọc thành cụm, thường xuất hiện thành dải ở vùng eo lưng hoặc mạn sườn, gây đau nhức dữ dội dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Cơn đau có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau khi mụn nước đã lành, được gọi là đau dây thần kinh sau zona. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu dai dẳng mà còn khiến người cao tuổi suy nhược, giảm sức đề kháng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Tổn thương nặng trên da do mắc zona thần kinh. Ảnh: BVCC.
TS Điền cho biết thêm, zona thần kinh do virus herpes zoster gây ra — loại virus ẩn náu trong các dây thần kinh cảm giác và tái hoạt động khi hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi, đặc biệt những người mắc bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận hoặc suy giảm miễn dịch.
Zona thần kinh không phải là bệnh truyền nhiễm nên nguy cơ lây lan thấp. Đây là bệnh lý do nhiễm khuẩn gây ra. Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi và không để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Bao gồm: viêm kết mạc, viêm giác mạc, tăng nhãn áp, thậm chí mù lòa do viêm võng mạc hoặc thần kinh thị giác.
Một số biến chứng khác ít gặp hơn như liệt dây thần kinh số VII, đột quỵ, viêm não VZV, viêm tủy, viêm động mạch não. Ở người có bệnh nền, zona còn có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có như tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, tăng đường huyết, nặng thêm bệnh thận, bệnh gan…
BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khuyến cáo: Người trên 50 tuổi, đặc biệt những người có bệnh lý nền hoặc suy giảm miễn dịch, nên chủ động tiêm vaccine phòng zona. Vaccine không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giảm mức độ nghiêm trọng nếu nhiễm bệnh. Đặc biệt, đây là biện pháp chủ động, hiệu quả giúp người lớn tuổi bảo vệ sức khỏe lâu dài và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, khi có các dấu hiệu sớm như đau rát, nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước ở vùng da, người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 2 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 13 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.