Nhà thơ của “Thế giới ngày mai”
GiadinhNet - Tháng 8/1985, một cán bộ Tỉnh đoàn xứ Nghệ, sau khi tốt nghiệp Trường Đảng cao cấp Matxcơva, trên chuyến bay về Nội Bài đã không dám ăn cái đùi gà từ suất ăn trên máy bay, mà gói lại cẩn thận cho vào cặp diplomat... Xuống sân bay, anh cố bước thật nhanh để gặp người vợ trẻ từ Nghệ An ra đón chồng, đưa cho vợ cái đùi gà đang ấm nóng... Người thanh niên đó là Phùng Ngọc Hùng - nhà thơ của “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”.

Tác giả và nhà thơ Phùng Ngọc Hùng (bên trái) tại Đại hội VI, Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2000. Ảnh: TL
Chúng ta còn nhớ, những năm 1983-1985 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng nhất sau ngày đất nước thống nhất. Lạm phát bị đẩy lên mức 700-800%, tem phiếu phân phối thiếu thốn, người dân không đủ lương thực. Các mặt hàng dân dụng phụ thuộc lớn vào viện trợ của Liên Xô thì ngày càng bị sụt giảm. Kinh tế đất nước gần như kiệt quệ. Chiếc đùi gà là món quà rất thực tế mà anh cán bộ Đoàn để dành cho vợ trong hoàn cảnh khó khăn đó.
Về nước, anh Phùng Ngọc Hùng trở thành thủ lĩnh phong trào Đoàn Thanh niên Nghệ Tĩnh với cương vị Bí thư Tỉnh đoàn, Ủy viên BCH Tỉnh ủy. Sau khi trúng cử vào BCH Trung ương Đoàn, năm 1987 anh được điều chuyển về công tác tại Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tôi có điều kiện gắn bó với anh Phùng Ngọc Hùng từ ngày còn ở Nghệ Tĩnh. Khi đó tôi mới 22 tuổi, dạy học ở Làng Sen quê Bác, đồng thời là Ủy viên BCH Tỉnh đoàn Nghệ Tĩnh. Mỗi lần về họp BCH Tỉnh đoàn lại có dịp gặp gỡ, trò chuyện với nhà thơ Phó Bí thư Tỉnh đoàn và đọc những bài thơ mới viết cho anh nghe.
Tôi được cử đi học ở Liên Xô trước anh một năm, nhưng thời gian học lâu hơn. Năm 1989 về nước, duyên nợ thế nào tôi lại được về công tác tại một cơ quan báo chí của Trung ương Đoàn. Thật vui mừng được gặp lại anh. Vẫn là người anh chân tình, gần gũi, đầy nhiệt huyết, với tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, tràn đầy hoài bão, khát khao... Công việc của tôi cũng là mảng mà anh quan tâm lãnh đạo, đó là giáo dục thiếu nhi. Tôi làm cho tờ Văn nghệ Thiếu nhi, còn anh là Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Phụ trách Đội TNTP Trung ương.
Năm 1990, trong dịp Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ III, cơ quan giao cho tôi thực hiện cuốn sách "Mùa xuân tặng mẹ" viết về các tấm gương thiếu nhi tiêu biểu và cuốn kỷ yếu về Đại hội. Sau nửa tháng, kể từ ngày bế mạc Đại hội, hai tập sách do Hội đồng Đội Trung ương "đặt hàng" được xuất bản. Anh Phùng Ngọc Hùng đánh giá rất cao nỗ lực của chúng tôi và thực sự có cảm tình với tôi trong công việc viết lách và báo chí. Chúng tôi cùng say mê viết cho trẻ em. Anh Hùng làm thơ thiếu nhi, còn tôi viết truyện ngắn thiếu nhi. Năm 1994, anh Phùng Ngọc Hùng được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi vào Hội sau anh 2 năm.
Năm 1992, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam trực thuộc Chính phủ được thành lập. Anh Phùng Ngọc Hùng được điều chuyển về làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban. Bộ trưởng Trần Thị Thanh Thanh yêu cầu anh tìm người về làm tờ Tạp chí Vì trẻ thơ. Anh nghĩ ngay đến tôi. Không phải vì quen biết cậu giáo viên Tổng Phụ trách Đội quê Bác, là Ủy viên BCH Tỉnh đoàn Nghệ Tĩnh trước kia, mà là cậu phóng viên vừa làm 2 tập sách trong vòng chưa đầy một tháng mới đây. Anh gặp tôi bảo: "Anh đã làm công văn xin em về Ủy ban. Em không phải làm đơn xin chuyển công tác, để anh trao đổi với nhà thơ Định Hải, Tổng Biên tập của em". Hôm sau, nhà thơ Định Hải bảo tôi: "Anh Phùng Ngọc Hùng xin cháu về Ủy ban đấy. Ý cháu thế nào". Tôi hỏi lại: "Vậy theo chú nên thế nào ạ?". Nhà thơ Định Hải im lặng một lúc rồi nói: "Chú rất cần cháu, nhưng anh Hùng là chỗ rất thân thiết. Sang đó cũng có điều kiện phát triển hơn. Chú ủng hộ cháu chuyển công tác". Ngay sau đó tôi được điều chuyển về Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam. Và cũng từ đó tôi càng có thêm điều kiện gần gũi, gắn bó thân thiết với anh Phùng Ngọc Hùng.
Năm 2007, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giải thể, chuyển các chức năng của Ủy ban này sang các Bộ có liên quan thực hiện. Anh Phùng Ngọc Hùng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ mới là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Ban Bí thư có Quyết định chỉ định anh là Ủy viên Ban cán sự Đảng của Bộ. Tờ báo Gia đình và Xã hội của tôi thuộc mảng Dân số, được chuyển về Bộ Y tế. Tuy về hai Bộ khác nhau nhưng tôi vẫn thường xuyên lui tới anh. Có sáng tác mới, hai anh em đều chia sẻ với nhau. Trong thời gian hơn 10 năm anh lâm bệnh, mỗi lần tôi đến thăm, anh đều cầm tay tôi, nghẹn ngào nhắc lại những kỷ niệm. Rồi anh dặn chị Lan và con gái Phùng Lan Hương: "Khi nào cha đi, chú Nhạc là người viết điếu văn cho cha". Và tôi đã thực hiện được lời tâm nguyện đó của anh khi anh khuất núi.
***
Trong công tác, anh luôn chan hòa, gần gũi, hết lòng giúp đỡ mọi người; quan tâm vun đắp, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ đàn em kế tiếp và luôn được mọi người quý trọng kính mến. Ở anh có một tư tưởng nhất quán và tinh thần cầu thị. Tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Kiên định mà nhuần nhuyễn. Thuyết phục, chân tình mà thẳng thắn. Lịch lãm mà giản dị. Sống và làm việc có nguyên tắc mà rất dân chủ và linh hoạt. Anh - nhà thơ Phùng Ngọc Hùng là một hình ảnh - một tấm gương - một nhân cách sống đẹp.
Tôi hết sức trân trọng tâm huyết của anh - một cán bộ lãnh đạo phong trào Đoàn Thanh niên, một nhà thơ suốt đời gắn bó với trẻ em, vì trẻ em, một trái tim ngập tràn tình yêu cuộc sống. Mặc dù đau yếu, bệnh tật hàng chục năm trời nhưng tâm hồn thơ ca vẫn không bao giờ thôi ngân rung với cuộc đời. Mặc dù căn bệnh Parkinson khiến bàn tay không thể nào cầm bút nhưng nhờ sự quan tâm chăm sóc và hỗ trợ tận tình của người bạn đời - chị Lan, anh vẫn lần lượt cho ra đời các tập thơ từ trên giường bệnh.
Tuổi trẻ trải qua nhiều thử thách khó khăn, chịu dựng nhiều gian khổ để lăn lộn với phong trào ở cơ sở nên những năm cuối của quá trình công tác sức khỏe của anh sụt giảm nghiêm trọng. Ngay sau ngày nghỉ chế độ (tháng 10/2009), bệnh tật cứ đeo đẳng, vận động khó khăn, nhiều khi không tự phục vụ được mình. Cũng từ đó đến nay, hơn 10 năm trời vợ con, các cháu, gia đình và các bác sĩ Cơ quan Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã hết lòng quan tâm chăm sóc, tận tình cứu chữa. Nhưng anh không thể vượt qua khỏi cửa ải của định mệnh. Anh đã lặng lẽ ra đi ngày 20 tháng 12 năm 2020.
Nhớ về nhà thơ Phùng Ngọc Hùng, chúng ta nhớ về một người anh, người bạn đời, bạn thơ có tấm lòng nhân hậu, khiêm tốn và trung thực đến tận cùng, với khí chất hào sảng, bao dung, giản dị, thanh bạch, chí tình, chí nghĩa. Nhớ về một con người quảng giao, ngay thẳng, chính trực; giàu lòng nhân ái, vị tha; sống giản dị, hoà đồng, độ lượng, gần gũi, thân thiết với mọi người. Nhớ về nhà thơ của ca khúc "Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai" (cùng nhạc sĩ Lê Mây) - một trong 50 ca khúc được bình chọn hay nhất của thế kỷ 20 và ca khúc "Giận mà thương" nổi tiếng (cùng nhạc sĩ Trần Hoàn).
Với 72 tuổi đời, gần 50 tuổi Đảng, nhà thơ Phùng Ngọc Hùng đã gắn trọn đời mình với sự nghiệp Vì thế hệ trẻ, sự nghiệp Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và Lao động, Thương binh, Xã hội. Nhân cách sống của anh, trái tim vì trẻ em, nhiệt huyết vì thế hệ trẻ, tiếng thơ trong sáng, nhân văn và tình yêu cuộc sống của anh như ngọn lửa ấm, mãi cháy sáng trong lòng những người thân yêu và anh em, bạn bè.
(Tưởng nhớ nhà thơ Phùng Ngọc Hùng)
Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc

Hôn nhân 27 năm của nam nghệ sĩ đình đám và hoa khôi Hải Phòng: Yêu say đắm bất chấp tin đồn giới tính
Giải trí - 4 giờ trướcTrong showbiz Việt, hiếm có cuộc hôn nhân nào gây nhiều tò mò, đàm tiếu nhưng lại bền vững như chuyện tình của nam nghệ sĩ này.

Người đẹp quê Trà Vinh đăng quang hoa hậu cách đây 14 năm: Hào quang bị lu mờ, cố gắng vực dậy sau sai lầm
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Ngọc Trinh nổi tiếng với khán giả qua danh xưng mỹ nhân có vòng eo 56 cùng làn da trắng nuột nà. Ngoài ra, cô còn từng giành vương miện trong một cuộc thi hoa hậu được tổ chức ở Mỹ.

Ca sĩ Tiến Dũng mỗi tháng ngồi không cũng có nửa tỷ đồng
Giải trí - 7 giờ trướcCa sĩ Tiến Dũng - thành viên nhóm The Men - hiện định cư Mỹ, thu nhập chính từ dịch vụ cho thuê nhà. Mỗi tháng, anh kiếm hơn 20.000 USD (524 triệu đồng).

Nữ sinh quê Ninh Bình gây chú ý tại Miss Grand Vietnam 2025
Giải trí - 10 giờ trướcGĐXH - Top 5 Người đẹp Hoa Lư - Tống Thị Lan Anh là một trong những thí sinh đầu tiên lộ diện tại Miss Grand Vietnam 2025.

'Tình cũ' Quách Ngọc Ngoan diện bikini khoe sắc vóc nuột như gái đôi mươi
Giải trí - 11 giờ trướcGĐXH - Phượng Chanel mới đây lại khoe sắc vóc "hack tuổi" khi diện bikini đi nghỉ mát. Nhiều khán giả khen cô quá trẻ đẹp so với tuổi.

'Đứng hình' với những màn ứng xử của thí sinh thi hoa hậu
Giải trí - 11 giờ trướcMàn ví von con bạch tuộc như phụ nữ Việt Nam hiện đại, hay giá trị của vương miện là kiếm nhiều tiền hoặc ước mơ khi trở thành hoa hậu là... dạy trẻ em nhặt rác của các thí sinh thi hoa hậu khiến khán giả và giám khảo 'đứng hình'

Gia tộc 4 Nghệ sĩ nhân dân, có người 90 tuổi vẫn cất cao tiếng hát
Câu chuyện văn hóa - 13 giờ trước4 Nghệ sĩ nhân dân trong dòng họ Nguyễn Đình không chỉ khẳng định tài năng cá nhân mà còn góp phần giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương, kịch nói.

Nữ diễn viên 'đả nữ' màn ảnh nổi danh thập niên 1990, tuổi U50 sống an yên làm mẹ đơn thân sau biến cố ly hôn
Giải trí - 14 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Lý Hương được biết đến là em gái tài tử điện ảnh Lý Hùng, cô được mệnh danh "đả nữ" màn ảnh trong các phim như: Hồng hải tặc, Kế hoạch 99, Truy nã tội phạm quốc tế...

Lương Thu Trang và Duy Hưng rời đoàn làm phim, hé lộ kết thúc của phim 'Dịu dàng màu nắng'?
Giải trí - 14 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Lương Thu Trang, Duy Hưng và một số diễn viên khác đã nói lời chia tay đoàn làm phim ''Dịu dàng màu nắng'' khi phim chính thức đóng máy.

Hoa hậu Việt Nam 'bí ẩn' nhất showbiz, từng đăng quang năm 17 tuổi giờ ra sao?
Câu chuyện văn hóa - 14 giờ trước23 năm sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2002, Mai Phương vẫn là cái tên được nhiều người nhắc đến dù không còn hoạt động nghệ thuật.

Nữ sinh quê Ninh Bình gây chú ý tại Miss Grand Vietnam 2025
Giải tríGĐXH - Top 5 Người đẹp Hoa Lư - Tống Thị Lan Anh là một trong những thí sinh đầu tiên lộ diện tại Miss Grand Vietnam 2025.