Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều nước học tập mô hình phòng chống dịch của Việt Nam và các nước lân cận

Thứ tư, 14:00 20/05/2015 | Y tế

GiadinhNet - Trong khuôn khổ hoạt động của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 68, diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) từ 18 đến 26/5/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã có phát biểu tại phiên toàn thể của kỳ họp này.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu bật những thành tựu quý báu mà ngành y tế Việt Nam đã đạt được về phát triển hệ thống y tế, tăng tuổi thọ người dân, chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe bà mẹ trẻ em, bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân ... trong điều kiện của một quốc gia với hơn 90 triệu dân, vừa bước chân vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp.

Với những nỗ lực vượt bậc, Việt Nam đang từng bước tiến tới xây dựng một hệ thống chăm sóc y tế bền vững trong đó phát triển đồng bộ cả y tế chuyên sâu và y tế phổ cập. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá và công nhận hệ thống NRA trong sản xuất vắc xin và sinh phẩm đạt tiêu chuẩn của WHO, và mới đây Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã đánh giá Việt Nam đạt được tiến bộ vượt bậc trong chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng y tế công cộng khẩn cấp.

Bộ trưởng đã nhấn mạnh 3 nhóm chính sách đổi mới hệ thống y tế một cách bền vững mang tính đột phá đã được thực hiện tại Việt Nam thời gian qua.

Đoàn đại biểu Việt Nam làm việc với đại biểu các nước tham dự hội nghị

Đoàn đại biểu Việt Nam làm việc với đại biểu các nước tham dự hội nghị

Việt Nam đã đổi mới cơ chế tài chính của nền y tế tiến tới đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe dựa trên đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo thị trường; Nhà nước hỗ trợ mua BHYT cho người nghèo, người cận nghèo,người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và những người có hoàn cảnh khó khăn... phân bổ ngân sách dựa vào kết quả đầu ra; khuyến khích đầu tư tư nhân, kết hợp công tư(PPP) để đầu tư hạ tầng và trang thiết bị y tế hiện đại; tăng cường y tế tư nhân, cải cách thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân.

Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng y tế đồng bộ, đầu tư phát triển một số bệnh viện hiện đại tại tuyến trên kết hợp với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở tuyến cơ sở, từng bước đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở, đặc biệt là tuyến xã, kết hợp triển khai mô hình bác sĩ gia đình vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đảm bảo mọi người dân đều tiếp cận dễ dàng với dịch vụ khám bệnh và dự phòng có chất lượng.

Đồng thời, Việt Nam chú trọng phát triển nguồn nhân lực y tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; Triển khai mạng lưới nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản tại tuyến cơ sở, đặc biệt ở vùng núi cao; Khuyến khích phát triển y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; Thực hiện chuyển giao khoa học, kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới nhằm giảm tải cho tuyến trên và giảm chi phí của người bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế (ngoài cùng bên phải) tại hội nghị
Bộ trưởng Bộ Y tế (ngoài cùng bên phải) tại hội nghị

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã kêu gọi WHO và các quốc gia khác tăng cường phối hợp để thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao phủ y tế toàn dân, đảm bảo chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ y tế

Bên cạnh đó, với vai trò là Chủ tịch diễn đàn Bộ trưởng y tế ASEAN từ khi Hội nghị Bộ trưởng y tế 10 nước ASEAN và các hội nghị liên quan diễn ra tại Hà Nội tháng 9/2014, Bộ trưởng bày tỏ cam kết của Việt Nam cùng với các quốc gia thành viên cùng phấn đấu xây dựng cộng đồng vững mạnh trong đó có mục tiêu “Sức khỏe tốt hơn cho cộng đồng ASEAN sau năm 2015”, để y tế đã, đang và sẽ trở thành một cấu phần quan trọng đóng góp vào sự thịnh vượng chung của cộng đồng các quốc gia ASEAN.

Chiều ngày 18/5, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tham dự Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về Hợp tác, trao đổi thông tin và nâng cao năng lực giám sát, phòng chống dịch bệnh các nước châu thổ sông Mêkong với Bộ trưởng y tế các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc.

Dự án Hợp tác, trao đổi thông tin và nâng cao năng lực giám sát, phòng chống dịch bệnh các nước châu thổ sông Mêkong (MBDS) trong đó có Việt Nam do Tổ chức Rokefeller, Hoa Kỳ viện trợ đã được triển khai qua 3 giai đoạn từ năm 2001 đến 2011 và đã kết thúc tốt đẹp. Tại Việt Nam, dự án được thực hiện ở các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Trị và An Giang. Các mục tiêu và hoạt động của dự án bao gồm: (1) Tăng cường sự phối hợp giám sát, phòng chống dịch bệnh giữa ngành y tế và ngành thú y trong phòng chống các bệnh lây từ sức vật sang người, tăng cường giám sát dịch bệnh dựa vào cộng đồng; (2) Nâng cao năng lực và hợp tác trong giám sát dịch, tăng cường trao đổi thông tin giữa các bộ ngành liên quan, giũa các nước trong khu vực nhằm ngăn chặn các dịch bệnh có thể lan rộng qua biên giới;(3) Hỗ trợ mạng lưới đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP), tổ chức một số khóa học thí điểm về dịch tễ học thực địa; (4) Phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong trao đổi thông tin, phát hiện, ứng phó nhanh, giám sát, phòng chống dịch bệnh, và (5) Cung cấp số liệu, xây dựng bằng chứng cho việc hoạch định chính sách, chiến lược nhằm phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi.

Y tế Việt Nam đã có nhiều thành tựu tiên tiến
Y tế Việt Nam đã có nhiều thành tựu tiên tiến

Kết quả của dự án hợp tác 6 nước này đã được cộng đồng quốc tế và khu vực đánh giá rất cao. Nhiều mạng lưới phòng chống dịch bệnh của châu Phi và các châu lục khác lấy mô hình của MBDS học tập kinh nghiệm và phát triển.

Sáu Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về Hợp tác trao đổi thông tin, tăng cường năng lực giám sát dịch bệnh giữa 6 nước sông Mêkong lần thứ 3, trong đó xác định những lĩnh vực ưu tiên, phạm vi hợp tác, xây dựng mối quan hệ đối tác và cơ chế phối hợp cũng như huy động nguồn lực tài chính cho các hoạt động hợp tác MBDS. MoU lần 1 ký năm 2001 ở Côn Minh-Trung Quốc và lần 2 vào tháng 5/2007 tại Geneva, Thụy Sỹ.

Cũng trong ngày 18/5/2015, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc gặp trao đổi hợp tác với Phó tổng giám đốc điều hành liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI), Bộ trưởng Bộ Y tế Australia, Chủ tịch tổ chức Phẫu thuật Nụ cười Hoa Kỳ.

Sáng ngày 19/5, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến rời Geneva về Việt Nam, đoàn cán bộ Bộ Y tế tiếp tục tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới theo kế hoạch.

Được biết, cuối tháng 6 tới đây, tại Việt Nam WHO sẽ công bố chính thức công nhận hệ thống NRA trong sản xuất vaccine và sinh phẩm đạt tiêu chuẩn của WHO. Sự kiện này tạo điều kiện cho các sản phẩm vaccine, sinh phẩm của Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới.

HP/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 7 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 7 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top