Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bà mẹ "hổ dữ" ở Ấn Độ

Thứ ba, 07:28 15/05/2012 | Bốn phương

GiadinhNet - Trong bối cảnh hàng triệu người Ấn Độ di cư từ các ngôi làng ra thành phố, nhiều bậc phụ huynh đã ngày càng xem sự thành công trong học tập của con em mình là một mục tiêu to lớn cần phải đạt được.

Cơn sốt học tập để đổi đời

Mặc dù mẫu phụ huynh đặt áp lực lớn và kỳ vọng nhiều vào con, được coi là hổ mẹ (tiger mom) vốn xuất hiện nhiều hơn ở Trung Quốc, nhưng hiện tượng này đang tăng dần lên tại Ấn Độ. Thực tế, hình ảnh ông bố, bà mẹ gây áp lực học tập với con đã xuất hiện nhiều dần trên các chương trình truyền hình, show truyền hình thực tế, sách và tạp chí ở một xã hội, nơi người ta sẵn sàng làm mọi thứ cho tương lai của con cái, dù ngay cả khi đứa trẻ chưa chào đời. "Tìm kiếm người hiến tinh trùng ở Chennai" - một đoạn quảng cáo đăng gần đây viết - "Yêu cầu duy nhất là người hiến tinh trùng phải tốt nghiệp một trường kỹ thuật hàng đầu".

Khi hàng triệu người Ấn Độ di cư từ các ngôi làng ra thành phố, người ta cũng dần coi giáo dục như chiếc chìa khóa tốt nhất để mở cánh cửa đi vào đẳng cấp xã hội cao hơn, phương tiện để làm giàu tốt hơn. Trong một cuộc khảo sát gần đây do báo giới Ấn Độ tiến hành, các bậc phụ huynh nói rằng họ sẵn sàng chi tới nửa thu nhập hàng tháng để con cái được học hành tử tế. Phụ huynh cũng sẵn sàng hy sinh, tập trung tiền bạc để con họ không phải làm việc ngoài đồng, mà chỉ tập trung học những thứ như tiếng Anh.

Tuy nhiên việc này đã dẫn tới một vấn đề khác: Đó là phụ huynh sẽ đòi hỏi con cái họ phải tiến bộ nhanh, tương xứng với công sức họ bỏ ra. Họ quan niệm đơn giản: Ta đã làm hết sức để con được học hành, sao con không thể ghi điểm cao?.
 
Chị Swati Rastogi và cô con gái Krisha.

Khát vọng của hổ mẹ

Rastogi là một ví dụ điển hình về mẫu "hổ mẹ". Người phụ nữ tự nhận mình chỉ là một bà mẹ bình thường như nhiều người khác ở Ấn Độ, đã bỏ việc tại một công ty phần mềm để tiện nuôi dạy con cái. Chị cho cả 2 đứa con theo học các trường tiền mẫu giáo từ năm 2 tuổi, bên cạnh việc thuê gia sư tới dạy tại nhà. Khi con gái đầu Dhruva lên 3 tuổi, Rastogi và chồng mình Aakash, đã nộp đơn vào 15 trường mẫu giáo khác nhau, trong đó có một ngôi trường mà chị rất mong con được vào học.

Họ còn nhờ bạn bè, người thân có quan hệ tìm cách tiếp cận với một người là thành viên ban lãnh đạo Trường công Delhi và thuyết phục ông viết cho lá thư tay giới thiệu. Để chắc ăn, họ còn cầu nguyện linh hồn đạo sư Sai Baba nổi tiếng ở Ấn Độ phù hộ cho đứa trẻ...

Xong đứa đầu, chị lại quay sang đứa con thứ 2, bé Krisha. Mỗi ngày, chị đều xuất hiện tại trường của Krisha để các thầy cô và ban quản trị trường không quên mặt. Chị còn giúp làm các công việc vặt như làm cây mô hình diễn kịch ở trường và nhờ thế, bé Krisha cũng được nhận vào.

Tuy nhiên, học trường điểm chưa chắc đã đảm bảo đứa trẻ sẽ trở thành học sinh giỏi. Bất chấp việc được học trước chương trình giáo dục lớp 1, Krisha hiện vẫn đánh vật với tiếng Hindi và tiếng Anh. Vì thế cô bé và mẹ vẫn phải học thêm ở nhà.

Gần đây, Rastogi đã phải từ bỏ việc tự dạy Krisha và phải gửi bé đi học thêm 3 lần mỗi tuần. Chị làm việc này sau khi nhận ra mình quá nóng giận, thường xuyên tát con. Một nghiên cứu của chính phủ Ấn Độ công bố hồi đầu tháng 3 cho thấy 99% trẻ em nước này từng bị tát vào mặt, hoặc bị đánh bằng gậy ở trường, 81% cũng bị mắng nhiếc rằng chúng không có khả năng học tập.

Liệu có hiệu quả?

Trong nỗ lực tìm kiếm thế hệ hậu duệ hoàn hảo, một số bậc phụ huynh đã thi hành các chính sách giáo dục hà khắc, bó chặt theo các khung thời gian. Một số đứa trẻ ở Ấn Độ có lúc đã phải học thêm tới 10 giờ mỗi ngày bên ngoài lớp học chính. Các em cũng bị hủy bỏ mọi hoạt động giải trí như xem phim, tụ tập bạn bè.

"Mẹ tôi gần như phát điên. Bà thường nhốt tôi trong phòng, mang cơm tới tận phòng, để tôi không thể trốn đi chơi" - Kavita Mukherji, một sinh viên mới tốt nghiệp và giờ đang làm trong ngành báo chí kể lại. Cô kể có lần mẹ đưa mình tới một ngôi đền và bắt đi cả trăm vòng quanh một biểu tượng thiêng để lấy may.

Sức ép đã mang tới những hậu quả tiêu cực. Hồi năm 2010, thống kê cho thấy có 2.479 vụ tự tử ở Ấn Độ do học sinh thực hiện, khi các em thi trượt ở trường. Con số này hồi năm 2001 chỉ là 1.571 trường hợp. Đường dây nóng Sneha tại Chennai, một trong những chương trình tư vấn đầu tiên được lập ra ở Ấn Độ để ngăn chặn tình trạng học sinh tự sát, thường nhận được tới 450 cuộc gọi mỗi ngày từ các học sinh quá căng thẳng.

Nhưng điều đáng nói là phần lớn các bà mẹ Ấn Độ vẫn tin mình còn dễ dãi hơn nhiều các "hổ mẹ" Trung Quốc, bởi họ lớn lên trong một nền văn hóa vị tha hơn. "Tôi không phải là hổ mẹ. Tôi chỉ làm tròn bổn phận của mình" - Rastogi giải thích - "Sẽ là ích kỷ nếu tôi cứ việc đi làm và đẩy hết gánh nặng nuôi dạy con cho cha mẹ mình".

Hương Giang (Tổng hợp)

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vay tiền 11 ngân hàng đều bị từ chối, người phụ nữ khởi nghiệp với số vốn 1.000 USD, thu về gấp 25000 lần mỗi năm: Chưa từng nghĩ nghỉ việc là sai lầm

Vay tiền 11 ngân hàng đều bị từ chối, người phụ nữ khởi nghiệp với số vốn 1.000 USD, thu về gấp 25000 lần mỗi năm: Chưa từng nghĩ nghỉ việc là sai lầm

Tiêu điểm - 1 giờ trước

Khởi nghiệp với số vốn ít ỏi, bà McKissack vẫn có thể trở thành công gây dựng một công ty kỹ thuật nổi tiếng mà nhiều người nghĩ rằng phụ nữ không thể nào làm được.

Mẹ nhận được video con gái bị bắt cóc nên vội báo cảnh sát, nào ngờ phát hiện sự thật đau lòng

Mẹ nhận được video con gái bị bắt cóc nên vội báo cảnh sát, nào ngờ phát hiện sự thật đau lòng

Tiêu điểm - 5 giờ trước

Khi nhận được video cô con gái của mình bị trói và bịt miệng, vừa khóc vừa cầu xin bố mẹ giúp đỡ, người phụ nữ đã vô cùng hoảng hốt, vội đi báo cảnh sát để cứu con.

Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Chuyện đó đây - 10 giờ trước

Vụ án sát hại dã man người phụ nữ tại căn hộ chung cư ở Nonthaburi (Thái Lan) đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân nước này.

Cơn lốc xoáy khiến hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy ở Mỹ

Cơn lốc xoáy khiến hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy ở Mỹ

Bốn phương - 11 giờ trước

GĐXH - Những cơn lốc xoáy quét qua vùng Trung nước Mỹ gây thiệt hại nặng nề cho người dân khiến nhà cửa của họ biến thành đống đổ nát.

Tốn 1 tỷ USD để xây dựng, quảng bá rầm rộ kỳ vọng trở thành điểm du lịch hot toàn châu Á: dự án “Paris phiên bản 2" sau 17 năm giờ ra sao?

Tốn 1 tỷ USD để xây dựng, quảng bá rầm rộ kỳ vọng trở thành điểm du lịch hot toàn châu Á: dự án “Paris phiên bản 2" sau 17 năm giờ ra sao?

Tiêu điểm - 15 giờ trước

Khu đô thị được xây dựng với phong cách thiết kế và cả tháp Eiffel giống hệt như thành phố Paris hoa lệ.

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Hàng nghìn đồng tiền vàng đã được tìm thấy tại một dòng sông khi mực nước của nó xuống thấp ở mức thấp kỷ lục.

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không phải choáng ngợp hay kích thích, cảm xúc của các phi hành gia ngoài không gian thường là sợ hãi.

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Bốn phương - 2 ngày trước

Nhắc đến Hoàng gia Anh, Hoàng tử William và Harry là hai người đàn ông thuộc thế hệ trẻ nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, nếu mở rộng phạm vi, gia tộc Windsor còn có nhiều nam quý tộc điển trai, lịch lãm, giàu có và quan trọng là còn độc thân.

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Bốn phương - 2 ngày trước

Chiếc vương miện ngọc lục bảo Vương hậu Mary sử dụng là biểu tượng của vương quyền Đan Mạch và không được phép mang ra khỏi vương quốc Bắc Âu này.

Top