Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bệnh tình dục có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi

Chủ nhật, 10:16 04/10/2020 | Dân số và phát triển

Thai phụ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tính mạng của mẹ và con.

Mới đây, thông tin bé sơ sinh ở Nghệ An mắc bệnh giang mai bẩm sinh khiến nhiều người lo lắng. Bệnh nhi được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai. Sau khi sinh, các bác sĩ đã nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bất thường và điều trị cho trẻ.

Trao đổi với Zing, ThS.BS Huỳnh Thị Thanh Thùy, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết khi thai phụ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), thai nhi có nguy cơ lây nhiễm và gặp nguy hiểm.

Thai phụ nhiễm STDs nguy hiểm thế nào?

ThS.BS Huỳnh Thị Thanh Thùy cho biết bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể tác động đến bất cứ ai, phụ nữ có thai không ngoại lệ. Một số bệnh có diễn biến âm thầm, không xuất hiện triệu chứng. Do đó, người nhiễm bệnh có thể không nhận biết được các dấu hiệu.

Những bệnh tình dục có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi - Ảnh 1.

Trẻ sơ sinh bị lây bệnh giang mai từ mẹ được điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Ảnh: BVCC.

Đối với phụ nữ mang thai, khi nhiễm thêm STDs, cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng do các biến chứng, thậm chí, tính mạng của người bệnh và thai nhi đều có thể bị đe dọa. Ngoài ra, bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Bác sĩ Thùy nhấn mạnh trong thời kỳ mang thai, ngay khi nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ cần làm xét nghiệm tầm soát. Thai phụ có thể trao đổi với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào gặp phải hoặc hành vi tình dục có nguy cơ cao và đề nghị làm xét nghiệm STDs.

“Ngay cả khi đã được tầm soát trong quá khứ, bạn cũng nên kiểm tra lại khi mang thai nếu nghi ngờ”, bác sĩ Thùy nói.

Bên cạnh đó, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi trong thai kỳ như chlamydia, lậu, giang mai, trichomonas và viêm âm đạo.

Tuy nhiên, các bệnh nguy hiểm như herpes sinh dục, viêm gan B, HIV không thể chữa khỏi. Một số trường hợp có thể dùng thuốc kháng virus hoặc biện pháp phòng ngừa khác để giảm nguy cơ truyền bệnh cho con.

Những bệnh tình dục nào có thể lây truyền từ mẹ sang con?

Bác sĩ Phan Thị Thùy Thao, khoa Da liễu, Bệnh viện quận 11, TP.HCM, cho biết đa số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến như giang mai, lậu, sùi mào gà…, đều có khả năng truyền từ mẹ sang con.

Bệnh lậu: Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu khuẩn Nesseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục và có thể lây sang con nếu người mẹ bị lậu trong thời gian mang thai.

Phụ nữ muốn có thai phải điều trị khỏi bệnh lậu vì vi khuẩn lậu có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong khi mang bầu và sinh. Thai nhi có thể bị sinh non hoặc viêm kết mạc mắt do tiếp xúc dịch niệu đạo của người mẹ nhiễm lậu cầu.

Những bệnh tình dục có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi - Ảnh 2.

Vi khuẩn lậu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi trong khi mang thai và sau sinh. Ảnh: CNBC.

Giang mai: Vi khuẩn giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con do vi khuẩn xâm nhập vào máu qua dây rốn. Vi khuẩn giang mai xâm nhập có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật.

Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục): Bệnh sùi mào gà khó phát hiện ở phụ nữ hơn nam giới vì cấu tạo bộ phận sinh dục phức tạp hơn. Ở nữ giới, sùi mào gà có thể xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, miệng..., dưới dạng những nốt nhỏ màu thịt nâu hoặc hồng tươi hay trắng đục và mềm. Chúng mọc thành chùm trông giống hình súp lơ. Chúng có thể gây ngứa, khó chịu hoặc chảy máu khi giao hợp.

Em bé sinh ra từ người mẹ mắc bệnh sùi mào gà có thể mọc mụn cóc ở cổ hoặc u nhú thanh quản. Do đó, những trường hợp này thường có chỉ định phẫu thuật để bảo vệ cho em bé.

Herpes simplex: Bệnh thường gặp do Herpes Simplex Virus (HSV) gây bệnh chủ yếu ở môi - miệng và bộ phận sinh dục. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với da và niêm mạc và từ mẹ sang con trong lúc sinh. Thai phụ nhiễm HSV có thể lây sang con qua đường tử cung lúc sinh.

Trichomonas vaginalis: Đây là do trùng roi Trichomonas Vaginalis hay gặp ở phụ nữ mang thai. Trẻ sinh ra bị nhiễm virus có thể mắc các bệnh về da liễu hay hô hấp.

HIV/AIDS: Virus HIV có thể xâm nhập vào máu qua nhau thai, máu và dịch tiết của mẹ trong khi sinh và qua sữa mẹ. Bác sĩ Thao khuyến cáo phụ nữ nên tầm soát HIV trước, trong thời gian mang thai để bảo vệ mẹ và con. Nếu bị HIV, bạn hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo Bích Huệ/Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

Top