Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những câu thần chú chuyên trị đứa trẻ bướng bỉnh hiệu quả tức thì

Thứ sáu, 08:06 06/03/2020 | Gia đình

GiadinhNet - Bố mẹ nên nhớ kiên nhẫn và bình tĩnh là chìa khóa tốt nhất để đối phó với các bé bướng bỉnh, cứng đầu.

Không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn và vâng lời cha mẹ, có những bé rất bướng bỉnh. Những đứa trẻ ngang bướng có thể rất thông minh và sáng tạo, dù chúng hay nổi loạn. Điều quan trọng là phải hiểu con và bình tĩnh để “điều trị” sự nổi loạn của chúng.

Hoặc đơn giản, những đứa trẻ không được coi là bướng bỉnh nhưng cũng sẽ có lúc nhiều bậc phụ huynh sẽ phải đối mặt với trường hợp bé có thể nói "Không!" với hầu như tất cả mọi thứ bố mẹ yêu cầu. Các con thường hành động trái ý và từ chối lắng nghe những lời dạy bảo của người lớn.

Những câu thần chú chuyên trị đứa trẻ bướng bỉnh hiệu quả tức thì - Ảnh 1.

Những lúc trẻ bướng bỉnh, khó bảo, nếu bố mẹ phản ứng mà không suy nghĩ thì chỉ khiến thái độ của con càng thêm tiêu cực. Vậy phải làm gì trong hoàn cảnh này? Dưới đây là một số câu thần chú dành cho bố mẹ khi đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh, hay cáu gắt.

Nguyên tắc chung của những câu nói này chính là hãy hỏi thay vì ra lệnh, hãy chạm đến cảm xúc của trẻ thay vì tỏ thái độ cáu gắt. Hãy mềm hóa cơn nóng giận trong trẻ bằng sự bình tĩnh của cha mẹ. Theo đó, những câu nói mà bạn có thể tham khảo:

"Điều gì đang làm phiền con vậy?", "Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?"

Bố mẹ hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con bằng cách hỏi một số câu hỏi như "Điều gì đang làm phiền con vậy?", "Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?", hoặc "Giờ con muốn làm gì?"... Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ.

Trong quá trình nói chuyện, bố mẹ hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ khó chịu, sau đó mẹ hãy từ từ làm dịu sự bướng bỉnh của con. Nên nhớ, kiên nhẫn là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát tình hình.

Con muốn tự làm hay cần mẹ giúp?

Khi con không chịu dọn phòng, phụ huynh có thể thấy bực tức. Nhưng những câu ra lệnh như "dọn ngay lập tức!", "mẹ bảo con dọn rất nhiều lần rồi!" hầu như không thúc đẩy trẻ. Thay vào đó, người lớn nên cho trẻ quyền lựa chọn giữa việc tự làm hay cần người hỗ trợ. 

Con muốn đi luôn hay chờ thêm 10 phút nữa?

Đôi khi, trẻ rất bướng bỉnh. Chúng có thể không muốn mặc quần áo hay cố nán lại nhà dù bố mẹ sắp muộn làm. Những lúc này, nhiều người nóng vội thúc giục và cáu gắt vì con vẫn không chịu đi. Thực ra, việc đưa ra câu hỏi mang tính lựa chọn sẽ có tác dụng hơn nhiều. 

Con có thể đặt nó vào bồn rửa hộ mẹ không? 

Trẻ nghịch ngợm, thường ăn xong rồi bỏ lại đống bát đĩa bẩn trên bàn cho mẹ dọn dẹp. Trong trường hợp này, phụ huynh đừng chăm chăm nhấn mạnh mấy câu "con ngừng lại ngay", "đừng bao giờ làm vậy" hay "không được để đĩa bẩn trên bàn". Thay vào đó, họ có thể nhẹ nhàng yêu cầu con hỗ trợ. 

Những câu thần chú chuyên trị đứa trẻ bướng bỉnh hiệu quả tức thì - Ảnh 2.

Có chuyện gì xảy ra với con?/ con có cảm thấy buồn không

Khi con khóc lóc, la hét, cha mẹ quát lên: “Im ngay!”, “Đừng khóc nữa!”, “Bớt rên rỉ đi” ... sẽ khiến trẻ càng gào khóc to hơn, thậm chí không thể dừng lại được và có thể khiến trẻ càng buồn bã, giận dữ. Bạn hãy hít một hơi thật sâu, và nhẹ nhàng nói với con: “Chuyện gì xảy ra với con?”, “Bố mẹ đang lắng nghe đây. Kể cho bố mẹ biết nào.”

Trẻ nhỏ có thể chưa nhận thức được cảm xúc hiện tại của mình chính xác là gì. Cha mẹ cần giúp con điều khiển cảm xúc bằng cách giúp con "gọi tên" cảm xúc. Khi con đang buồn, giận, khó chịu,.. hãy hỏi tâm trạng hiện tại của bé là gì, vì sao lại thế và cùng bé xử lí điều đó.

Bố mẹ biết con thích, nhưng con có cách khác phải không?

Nếu con đòi một món đồ của người khác, thay vì quát lên “Đó không phải đồ của con!”, bạn hãy sử dụng những câu nói nhẹ nhàng hơn như: “Cái đó là của bạn rồi. Sao chúng mình không chơi cái này nhỉ?” và đưa cho trẻ một món đồ khác.

"Mẹ biết con thích trò cầu trượt này lắm, nhưng mình phải về rồi không tối mất" - vế đầu tiên của câu nói sẽ cho thấy bạn có quan tâm đến cảm xúc của trẻ, trẻ sẽ tiếp nhận rằng: "À, bố mẹ có hiểu ý mình muốn." Nhờ đó, tâm lí muốn phản kháng của trẻ sẽ dịu đi nhiều sau khi nghe vế "nhưng..." đằng sau. Nếu bố mẹ không thể hiện sự đồng cảm ngay từ đầu mà bắt ép trẻ làm theo ý mình luôn thì việc trẻ bực bội, phản đối là điều dễ hiểu.

Con có thể chọn, hoặc là... hoặc là...

Trao cho bé quyền lựa chọn cũng sẽ làm bé hào hứng hơn với yêu cầu của bố mẹ hơn. Có thể cùng một yêu cầu sai bé đi làm việc nhà, nhưng nếu mẹ cho bé chọn lựa giữa tưới cây và quét sân, bé được đích thân lựa chọn chứ không có cảm giác bị bắt buộc, việc chọn cái này chứ không phải cái kia cũng mang lại cảm giác bé đã chọn được thứ tốt nhất cho mình.

Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận

Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi. Tốt nhất, khi ấy, mẹ nên chịu khó lắng nghe và có cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con. Bố mẹ nên thận trọng trong việc giao tiếp, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.

Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con

Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Khi ấy, trẻ nhận thức được rằng bố mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của chúng, nên một khi không đòi hỏi được, chúng sẽ tức giận và la hét. Bởi thế, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu của con.

Động viên và khen ngợi con khi cần thiết

Thái độ, cách đối xử của người lớn với con cũng là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ. Chính bởi vậy, muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.

Đừng cố bắt ép trẻ làm điều gì đó

Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng vì thế bố mẹ đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn bởi khi ấy các bé sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời.

Hãy cố gắng tạo cho trẻ một gia đình yên ấm, hạnh phúc

Trẻ em học hỏi rất nhiều thông qua hành vi ứng xử hàng ngày của bố mẹ. Bởi vậy nếu các con nhìn thấy cha mẹ hay cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự thì chúng rất dễ học theo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bố mẹ bất hòa có thể dẫn đến một môi trường căng thẳng trong gia đình và điều đó ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ em

Phương Nghi (t/h)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bán nhà 3,5 tỷ đồng cho con trai đi du học, ở năm 74 tuổi, cụ bà than thở: Không phải con cái tài giỏi, tuổi già sẽ an nhàn

Bán nhà 3,5 tỷ đồng cho con trai đi du học, ở năm 74 tuổi, cụ bà than thở: Không phải con cái tài giỏi, tuổi già sẽ an nhàn

Nuôi dạy con - 2 giờ trước

Vợ chồng bà Trần hy sinh để con có tương lai sáng lạn. Nhưng đến khi con trai thành tài bà lại chỉ mong con trai là một người bình thường.

"Con thích mẹ nhất, bố nhì, bà nội chỉ xếp thứ 3" - Con trai "lỡ lời", bà mẹ có cách ứng xử tuyệt hay

"Con thích mẹ nhất, bố nhì, bà nội chỉ xếp thứ 3" - Con trai "lỡ lời", bà mẹ có cách ứng xử tuyệt hay

Nuôi dạy con - 2 giờ trước

Câu nói của đứa trẻ khiến bà nội "đứng hình", người mẹ ngay lập tức có cách phản hồi thông minh.

Khi con bạn tức giận, căng thẳng, hãy nói câu này mọi chuyện sẽ được giải quyết ngay lập tức

Khi con bạn tức giận, căng thẳng, hãy nói câu này mọi chuyện sẽ được giải quyết ngay lập tức

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

GĐXH - Cha mẹ thường thấy khó khăn khi phải đối phó với cơn tức giận của con cái. Theo các chuyên gia chỉ cần nói vài lời này, trẻ sẽ bình tĩnh lại ngay lập tức, bất kể chúng ở độ tuổi nào.

5 cung hoàng đạo yêu nhưng lại muốn giấu kín, viện đủ lý do để không công khai mối quan hệ

5 cung hoàng đạo yêu nhưng lại muốn giấu kín, viện đủ lý do để không công khai mối quan hệ

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này thích những mối quan hệ mập mờ, họ khiến bạn không rõ mình là ai trong trái tim họ và chưa sẵn sàng đặt tên cho mối quan hệ của hai người.

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Sex Education dạy tôi rằng: Nếu con bạn chưa sẵn sàng nói "xin lỗi", hãy đừng lo. Hãy ở bên con đủ lâu – bằng tình yêu, sự tin tưởng và cả sự kiên nhẫn – rồi con sẽ biết lúc nào cần lên tiếng, và khi ấy, lời xin lỗi ấy sẽ thật sự có ý nghĩa.

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

GĐXH - Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Sex Education – dù là một bộ phim nói nhiều về giới tính – nhưng lại dạy tôi điều quan trọng hơn cả: Cảm xúc, nếu không được đối diện, sẽ luôn âm thầm lớn lên thành tổn thương. Và đôi khi, bài học nuôi dạy con không nằm ở việc giúp con vượt qua nỗi buồn thật nhanh, mà nằm ở chỗ cùng con bước qua nỗi buồn ấy một cách chậm rãi và tử tế.

Top