Những chuyển biến rõ nét từ xã hội hóa
GiadinhNet – Đề án 818 được triển khai từ năm 2018 và hiện vẫn tiếp tục được đẩy mạnh tại tỉnh Phú Yên. Xã hội hóa đã có những chuyển biến rõ nét.
Thay đổi khi thực hiện xã hội hóa
Theo đánh giá của Tổng cục DS-KHHGĐ, thời gian qua Đề án 818 đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Y tế; sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể; sự đầu tư có hiệu quả của các nhà tài trợ, của Nhà nước và địa phương; sự tham gia tích cực của hệ thống dân số các cấp và của đội ngũ cán bộ y tế nên đã đạt được một số kết quả quan trọng. Trong đó, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của toàn xã hội đối với công tác xã hội hóa, góp phần tăng số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân trong tình hình mới.

Tìm hiểu biện pháp tránh thai. Ảnh Hoàng Lê
Phú Yên triển khai xây dựng đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT), hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020" tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố với 112 xã phường, thị trấn.
Các sản phẩm Chi cục Dân số - KHHGĐ Phú Yên đã triển khai từ năm 2018 gồm bao cao su Hello, bao cao su Hello plus, dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro, dung dịch vệ sinh phụ nữ Vagis, Gel bôi trơn, bột canxi… Số tiền thu được từ việc triển khai tiếp thị các sản phẩm của Đề án tăng.
Theo BS Vũ Ngọc Dững, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, Đơn vị tiếp nhận và triển khai đề án với hoạt động ưu tiên là tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi hành vi của người dân về sử dụng các PTTT, chăm sóc SKSS từ "bao cấp, miễn phí" sang sử dụng dịch vụ "mua, bán". Bởi vì lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ nhà nước bao cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Trong khi hiện Nhà nước chỉ ưu tiên cấp miễn phí cho các đối tượng nghèo, khó khăn, phần còn lại huy động đóng góp của cộng đồng và xã hội.
Đề án triển khai tạo ra cơ hội tiếp cận dịch vụ KHHGĐ thuận tiện và chất lượng cho người dân có nhu cầu, có khả năng tự nguyện chi trả dịch vụ KHHGĐ, góp phần cùng Nhà nước thực hiện thành công chiến lược về nâng cao chất lượng dân số.
Thời gian qua, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cũng tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến về PTTT đến cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số, người dân ở các huyện như Tuy An, Tây Hòa, Phú Hòa, Đông Hòa, TP Tuy Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh… Đồng thời, tỉnh đã triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong độ tuổi sinh sản; phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền về đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự lan tỏa cao trong cộng đồng, qua đó góp phần thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề xã hội hóa các phương tiện tránh thai. Qua đó góp phần duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Sự cần thiết tiếp tục đa dạng phương tiện tránh thai
Ông Vũ Ngọc Dững, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Phú Yên cho rằng, hiện công tác xã hội hóa PTTT của tỉnh chưa triển khai chính thức trong hệ thống công lập nên chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Sự trông chờ Nhà nước bao cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS hiện nay vẫn còn trong suy nghĩ của nhiều người. Điều này đặt ra sự cần thiết tiếp tục xã hội hóa phương tiện tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Đến năm 2020, Phú Yên đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân; huy động và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho chương trình dân số - KHHGĐ phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường.
Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu đa dạng hóa PTTT; tiếp nhận và đưa vào sử dụng ít nhất một chủng loại PTTT mới tại địa bàn triển khai xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS. 100% huyện, thị xã, thành phố triển khai xã hội hóa cung cấp PTTT. 100% xã phường, thị trấn có cơ sở xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
Kế hoạch sẽ tác động đến các đối tượng gồm các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có nguyện vọng thực hiện KHHGĐ; nam, nữ tuổi vị thành niên, thanh niên cần sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp để phòng tránh lây nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, phòng ngừa có thai ngoài ý muốn…
Trong những tháng tới, Chi Cục tiếp tục truyền thông vận động cấp ủy Đảng, chính quyền; huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân. Phổ biến nội dung xã hội hóa cung cấp PTTT hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại các cơ sở y tế trong tỉnh nhằm tạo thương hiệu và định hướng cho người có nhu cầu sử dụng dịch vụ, tại các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ chất lượng; tuyên truyền bằng nhiều hình thức để chuyển tải nội dung xã hội hóa PTTT; vận động tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa và phát triển thị trường PTTT.
Gia Minh t/h

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 4 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.