Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều chưa kể về ca ghép đa tạng mới đây: Kéo dài cuống tim cho bệnh nhân

Thứ ba, 15:00 02/08/2016 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 28/7 vừa qua, ca ghép đa tạng thành công từ bệnh nhân chết não cứu sống 4 người đã đánh dấu thêm mốc quan trọng trong ngành ghép tạng của Việt Nam. Đây cũng là ca phẫu thuật ghi nhận nhiều điều rất đặc biệt...

Gan, tim người cho “vênh” kích thước với người nhận

Đây là ca ghép đa tạng song song đầu tiên ở Bệnh viện Quân y 103 khi có cùng lúc diễn ra một ca ghép tim, 2 ca ghép thận. Cùng lúc đó, một ca ghép gan cũng từ người cho tạng này được tiến hành ở Bệnh viện Việt Đức. Bệnh viện Quân y 103 cũng là cơ sở y tế đầu tiên trong cả nước thực hiện ca ghép thận thành công vào năm 1992. Còn Bệnh viện Việt Đức là nơi đã diễn ra hàng trăm cuộc ghép tạng. Trong quá trình ghép kéo dài một đêm này, đã có nhiều tình huống bất ngờ lần đầu gặp với chính các chuyên gia ghép tạng hàng đầu của Việt Nam.

Theo các bác sĩ, ba trong số bốn người được nhận tạng đều là quân nhân. Người được ghép tim là một chiến sĩ bị bệnh cơ tim thể xốp, suy độ IV, có chỉ định ghép tim. Hai bệnh nhân nhận thận đều bị suy thận đã nhiều năm, có chỉ định ghép thận. Người được nhận gan là một bệnh nhân suy gan lớn tuổi.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức) chia sẻ, trong quá trình tiến hành ghép tạng cũng xuất hiện sự cố bất ngờ, lần đầu tiên gặp trong những ca ghép tạng. Cụ thể, quả tim của người cho có dị tật bẩm sinh khi có hai tĩnh mạch chủ trên, trong khi người nhận chỉ có một tĩnh mạch chủ trên (như những người bình thường khác). Hơn nữa, bệnh nhân nhận tim là người bị bệnh viêm cơ tim thể xốp, kèm với việc bị suy tim trong thời gian dài nên tại một hố chứa trong lồng ngực lớn gấp bốn lần người thường. Vì vậy, khi đưa quả tim của người cho vào lồng ngực của người nhận gần như bị “lọt thỏm”. Tuy nhiên, các bác sĩ đã kịp thời xử lý tất cả những vấn đề trên. “Chúng tôi đã sử dụng một số kỹ thuật xử lý để kéo dài cuống tim”, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước nói.

Một điểm đáng chú ý khác trong ca ghép đa tạng lần này là lá gan của người hiến lại to hơn bình thường nên khi đưa gan vào ổ bụng người nhận, các bác sĩ phải xử lý để có thể khiến lá gan “vừa khít” với người nhận. Xử lý được hai sự cố trong ca ghép tim, gan bằng kinh nghiệm và bản lĩnh trong phòng mổ, sau ghép, hai bệnh nhân được nhận tạng biểu hiện đáp ứng tốt. Với hai bệnh nhân được ghép thận, một người đã có nước tiểu ngay khi chưa rời bàn mổ, người còn lại sau vài tiếng cũng đã có nước tiểu. Đây là dấu hiệu tiến triển tốt bởi không phải bệnh nhân nào ngay sau khi ghép thận cũng có sự bài tiết nước tiểu.

Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 đang tiến hành ca ghép tim cho bệnh nhân (ảnh Bệnh viện cung cấp).
Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 đang tiến hành ca ghép tim cho bệnh nhân (ảnh Bệnh viện cung cấp).

Hiến tạng để chống lại nạn buôn người

Năm 2006, Luật “Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và lấy, hiến xác” (gọi tắt là Luật Hiến tạng) được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Việc ra đời Luật Hiến tạng đã tạo khung pháp lý cho các ca ghép tạng và giúp ngành ghép tạng Việt Nam từng bước phát triển. Đồng thời, hạn chế được tình trạng buôn bán nội tạng.

Luật có hiệu lực, bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ, tay nghề cao, làm chủ được những kỹ thuật ghép tạng ngang tầm thế giới, số cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật ghép mô, tạng ngày càng tăng, nhưng đến nay số lượng người được ghép tạng còn rất ít ỏi. Đó là vì nguồn tạng hiến vô cùng khan hiếm.

Kể từ năm 1992, khi ca ghép thận đầu tiên được tiến hành thành công ở Bệnh viện Quân y 103, đến năm 2010, ca ghép tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện, đánh dấu một bước ngoặt trong việc có thêm nguồn tạng. Đến nay, Việt Nam đã thực hiện được 1.116 ca ghép thận, 48 ca ghép gan, 13 ca ghép tim, 1 ca ghép thận - tụy và 1 ca ghép tim - phổi. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về ghép tạng tại nước ta vẫn rất lớn, trong khi đó nguồn tạng để ghép lại rất khan hiếm.

Từ nhiều năm nay, Bộ Y tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền vận động người dân hiến tạng. Bản thân Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng ký hiến tạng từ năm 2013. “Tôi đăng ký hiến tặng toàn bộ mô, tạng khi chết não và thấy chẳng có gì đáng sợ. Tôi không phải trường hợp đặc biệt, chỉ là công dân bình thường. Trước tôi, nhiều người đã đăng ký hiến mô tạng”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến từng phát biểu. Hay PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, người trực tiếp phẫu thuật cho hàng chục ca ghép tạng cũng đã đăng ký hiến tạng. Thời gian qua, rất nhiều tấm gương cá nhân đã vượt qua nỗi sợ hãi, những rào cản tâm lý, thậm chí dù bản thân mang bệnh nhưng vẫn đạp xe vượt hàng nghìn km “xuyên Việt” để vận động hiến tạng, hay đi bộ khắp đất nước để vận động, đăng ký hiến tạng sau khi qua đời. Đây là những nghĩa cử rất cao đẹp, nhân văn.

Hiện cả nước có hơn 16.000 người đang chờ ghép tạng, một nửa là suy thận mãn. Số liệu Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cung cấp cho thấy, chỉ có 30 người đồng ý hiến tạng khi sống và gần 4.400 người đăng ký hiến tạng khi chết. Trong khi đó, nguồn tạng từ người cho chết não hiến tặng trong những năm qua tại Việt Nam không quá 10 người. Đây cũng là lý do khiến xuất hiện tình trạng buôn bán nội tạng hoặc cò mối bán tạng xuất hiện. Chính vì thế, theo các chuyên gia, một trong những giải pháp để chống lại nạn buôn người, trong đó có buôn bán người để lấy nội tạng là phải đẩy mạnh hơn nữa việc hiến tạng tự nguyện, bởi tạng được hiến từ người cho chết não có thể cứu và đem lại cuộc sống mới cho rất nhiều người.

Sức khỏe hai bệnh nhân tiến triển tốt

Ngày 31/7, chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, Thiếu tướng - GS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, đối với bệnh nhân được ghép tim, hiện vẫn đang nằm trong phòng hậu phẫu, đảm bảo vô trùng. Bệnh nhân được rút ống nội khí quản ngay từ chiều 28/7. Hai bệnh nhân được ghép thận tiến triển và đáp ứng cơ thể rất tốt. Với những bệnh nhân này, thuốc chống thải ghép được dùng ngay sau khi ghép. Theo GS Đỗ Quyết, thời gian ra viện với những bệnh nhân này phụ thuộc vào diễn tiến sức khỏe của họ thông qua sự theo dõi chặt chẽ. Đối với bệnh nhân được ghép gan hiện đang điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, sức khỏe cũng tiến triển tốt. Thông thường, với những ca đáp ứng tốt, chỉ 1 - 2 tuần sau bệnh nhân có thể ra viện.

Các bác sĩ cho biết, thời gian sống được dài hay ngắn của bệnh nhân phụ thuộc vào khâu quan trọng nhất là chăm sóc sau mổ. Sau khi ghép tạng, bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt, 2 tuần sau ghép phải dùng thuốc ức chế miễn dịch cao nên nguy cơ nhiễm trùng rất cao, cần phải bảo đảm vô trùng cho người bệnh.Có người sau ghép tim sống được 5 năm, người ghép gan sống 8 năm. Trong những người ghép tạng phải ra đi sớm có 1 trường hợp là thải ghép. Còn lại, do không giữ gìn như hút thuốc lá, uống rượu đến mức phải đi cấp cứu.

Quỳnh An - Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Top