Những đứa con mong ba mẹ đi thêm bước nữa
Thay vì giận dữ và phản đối, Gia Huy (Hà Nội) rất vui mừng khi mẹ tìm được người mới, khỏa lấp chỗ trống trong gia đình mà bố anh để lại cách đây 20 năm.

Từ ngày bước vào cuộc sống của người trưởng thành với nỗi lo cơm áo gạo tiền, Vũ Gia Huy (24 tuổi, Hà Nội), nhân viên ngân hàng, càng thấm thía nỗi vất vả của mẹ. Suốt 20 năm qua, mẹ thay cả vai trò của bố trong gia đình, lặng lẽ một mình nuôi dạy anh khôn lớn.
Anh sống với mẹ từ khi lên 4 tuổi. Trong quá trình trưởng thành, anh chưa từng thấy mẹ than thở về việc thiếu vắng hình bóng một người đàn ông trong gia đình. Với anh, mẹ là một người phụ nữ độc lập, lạc quan và rất vui tính.
“Bởi vậy, tôi ít khi suy nghĩ đến trường hợp mẹ tái hôn. Nhưng nếu mẹ muốn điều đó, tôi luôn sẵn lòng chấp nhận thành viên mới, miễn là đối phương khiến mẹ hạnh phúc”, anh nói.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam thấp, nhưng có xu hướng tăng. Năm 2019, tỷ lệ ly hôn chiếm 1,8%, tăng so với mức 1,0% của năm 2009.
Trong đó, tỷ lệ ly hôn của nữ giới (2,1%) cao hơn nam giới (1,4%); ở khu vực thành thị (2,1%) cao hơn khu vực nông thôn (1,6%).
Cùng với sự gia tăng của số vụ ly dị, xã hội dần có cái nhìn cởi mở hơn về các cặp vợ chồng tái hôn sau khi cuộc hôn nhân trước đổ vỡ, đặc biệt là giới trẻ.
Thay vì phản ứng gay gắt khi một người lạ xuất hiện và thay thế vị trí của bố hoặc mẹ, những đứa con lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn hiện chọn cách thấu hiểu và ủng hộ phụ huynh nắm bắt hạnh phúc một lần nữa.

Gia Huy chỉ mong người bạn đời mới sẽ khiến mẹ thêm hạnh phúc. Ảnh: NVCC.
Mở lòng
Thời gian gần đây, ngôi nhà của hai mẹ con Gia Huy dường như rộn ràng hơn khi có thêm một thành viên mới.
Đó là một người đàn ông "không danh phận" đã cùng mẹ của Gia Huy chia sẻ vui buồn trong cuộc sống suốt 6 năm qua. Mẹ anh không chọn tiến tới hôn nhân với người này dù mối quan hệ kéo dài đủ lâu.
Tuy nhiên, Gia Huy cảm thấy hài lòng với hoàn cảnh gia đình hiện tại. Với anh, gia đình càng đông người, càng vui vẻ. Anh phần nào cũng yên tâm hơn mỗi khi bận bịu công việc vì biết đã có người ở bên đỡ đần mẹ.
“Cuộc sống của hai mẹ con không có thay đổi gì nhiều kể từ khi chú ấy xuất hiện, ngoại trừ việc niềm vui được nhân lên nhiều lần. Sức khỏe tinh thần của mẹ tôi cũng tốt hơn so với thời điểm độc thân”, anh nói.
Hiện nay, mức lương của nhân viên ngân hàng đủ để anh vừa tự lo cho bản thân, vừa san sẻ chi phí sinh hoạt gia đình với mẹ. Anh mong mình sớm kiếm được nhiều hơn, có điều kiện đưa mẹ du lịch nhiều nơi nhằm bù đắp quãng thanh xuân mẹ dành trọn cho anh.
“Tôi hài lòng và biết ơn hoàn cảnh của mình nên hy vọng rằng cả nhà sẽ mãi hòa thuận như bây giờ. Khoảng 1-2 năm tới, tôi mong mình có thể kết hôn để gia đình thêm đông vui”, anh cười, nói.
Mong ba mẹ có hạnh phúc thứ hai
Đôi lần, trong lúc tâm sự với mẹ, Trương Hoài Tú (22 tuổi, TP Thủ Đức) bày tỏ sự ủng hộ nếu mẹ gặp được người tốt và quyết định tái hôn. Anh tôn trọng và ưu tiên hạnh phúc của mẹ lên hàng đầu.
Ba mẹ của anh quyết định ly hôn từ 10 năm trước. Giống như nhiều đứa con khác rơi vào hoàn cảnh tương tự, anh cũng trải qua sự bối rối, thất vọng và mất mát khi bỗng chốc gia đình nhỏ không còn đầy đủ thành viên như xưa.
Thời gian đầu, chàng trai gặp khủng hoảng tâm lý. Anh từng chán nản, muốn bỏ học và chơi game nhiều hơn. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, nhưng bao trùm không khí ảm đạm.
Mất khá lâu để Hoài Tú mới có thể chấp nhận quyết định của ba mẹ và lấy lại cân bằng. Hiện nhắc lại chuyện cũ, anh cảm thấy thoải mái hơn nhiều, không còn buồn và chạnh lòng như trước.

Hoài Tú và mẹ trong một bữa tiệc sinh nhật của mẹ. Anh hy vọng mẹ sớm tìm được "bến đỗ" mới. Ảnh: NVCC.
“Ở thời điểm hiện tại, mình thấy việc ba mẹ ly hôn là sự lựa chọn đúng đắn. Họ đã hi sinh vì con cái nhiều, giờ là lúc cả hai phải sống cho mình. Mình hy vọng cả ba lẫn mẹ đều tìm được ‘bến đỗ’ mới - một người yêu thương, trân trọng và cảm thông cho quá khứ của họ”, anh chia sẻ.
Ngọc Trân (23 tuổi, TP.HCM) cũng luôn mong mẹ sẽ gặp một người tốt để bầu bạn, nhất là khi cô dần bận rộn với cuộc sống riêng.
Gia đình Ngọc Trân tan vỡ từ năm cô học cấp 2. Thay vì tìm cách hòa giải, cô chủ động chấp nhận quyết định của bố mẹ.
“Từ nhỏ, tôi chứng kiến vô số cuộc cãi nhau của ba mẹ, khiến không khí trong nhà lúc nào cũng u ám. Ba mẹ tôi vốn không hợp nhau về tính cách và quan điểm, không ai chịu nhường ai. Cả hai cố gắng sống với nhau vì con cái, nhưng tôi thấy đó không phải là giải pháp tốt”, cô kể.
Ngoài việc ít được gặp ba thường xuyên và "bất đắc dĩ" trở thành cầu nối liên lạc giữa ba mẹ, Ngọc Trân cảm thấy cuộc sống gia đình có phần thoải mái hơn trước.
"Lâu lâu, tôi động viên mẹ mạnh dạn đi thêm bước nữa. Suy cho cùng, ai cũng có quyền sống đúng với trái tim và đấu tranh cho một tình yêu tử tế. Tôi không muốn vì thiệt thòi của mình mà ép ba mẹ phải sống cô đơn cả đời", cô chia sẻ.
Nơi nương tựa
Ngược lại, Hà Phương (25 tuổi, Hà Nội) từng tìm cách hàn gắn đôi bên khi bố mẹ quyết định ly dị cách đây khoảng 10 năm.
Không chỉ cố gắng trở thành cầu nối giao tiếp của bố mẹ, cô còn nhờ người thân họ hàng nội, ngoại cùng vào cuộc để giúp đỡ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của nữ sinh lớp 9 khi ấy đều bất thành.
Suốt một thời gian, cô cảm thấy mình có lỗi một phần khi không thể cứu vãn cuộc hôn nhân của bố mẹ, khiến mỗi người giờ ở một nơi. Cô và em trai lựa chọn sống cùng mẹ, còn bố ở nhà riêng.
Nhưng trong quá trình trưởng thành, Hà Phương đã học được cách chấp nhận hoàn cảnh. Cô nhận ra rằng ly hôn là lựa chọn tốt nhất cho những bất hòa có lẽ đã tồn tại lâu trong mối quan hệ của bố mẹ.

Một số người trẻ bắt đầu lo lắng về cảnh bố, mẹ cô đơn ở tuổi xế chiếu. Ảnh: Ketut Subiyanto/Pexels.
“Tôi nghĩ rằng bố mẹ thực sự đã suy nghĩ kỹ trước khi đặt bút ký vào tờ đơn ly hôn. Không ai muốn điều bất hạnh này xảy ra”, cô chia sẻ.
Tuy nhiên, một nỗi lo lắng khác xuất hiện. Khoảng 3 năm trước, mẹ cô từng ngất trong nhà tắm vì mắc chứng tiền đình. Cô cũng nhận thấy bố, người mà cô gặp 1-2 lần/tuần, dần có sự thay đổi về sức khỏe. Không chỉ mái tóc bạc đi nhiều hơn, thể chất của bố cũng giảm sút đáng kể.
Đặc biệt, cả hai đều bắt đầu cần sử dụng kính để thực hiện một số hoạt động thường ngày.
"Với lịch trình học tập và làm việc dày đặc, tôi và em trai không thể đảm bảo rằng có thể kề cạnh bố mẹ mọi lúc. Chưa kể đến việc bố, mẹ đang sống mỗi người một nơi", cô nói.
Do đó, hai chị em thúc giục bố và mẹ tìm đối tượng mới - một người nào đó tốt bụng, tử tế và hòa hợp tính cách để có thể nương tựa lẫn nhau khi về già. Hà Phương cho biết ban đầu, bố mẹ khá bất ngờ trước sự chủ động của hai chị em.
Nhưng dần dần, họ thấu hiểu tâm ý của các con. Hiện bố mẹ cô đều đang trong giai đoạn tìm hiểu đối tượng mới.
"Theo tôi, con cái quan tâm thế nào cũng không thể bằng người bạn đời kề cạnh mình sớm khuya. Khoảng cách thế hệ cũng có thể khiến chúng tôi chẳng hiểu được những nỗi lo và vấn đề của bố mẹ. Bởi vậy, tôi và em trai mong rằng bố mẹ sớm tìm được 'bến đỗ' mới", cô chia sẻ.
Quang Hải sẽ làm lại từ đầu ở bến đỗ mới
Hồng Chang - Phương Thảo

Chung sống 2 năm không đăng ký kết hôn, ngày chia tay chồng đòi lại sính lễ
Chuyện vợ chồng - 6 giờ trướcChung sống 2 năm nhưng chưa đăng ký kết hôn, ngày chia tay, người chồng bất ngờ đòi lại sính lễ nhưng bị vợ từ chối.

Có 2 con trai nhưng không thể ở cùng, cụ ông cay đắng rút ra 3 chân lý tuổi già sau một năm sống ở viện dưỡng lão
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Sau một năm sống ở viện dưỡng lão, cụ ông 65 tuổi nhận ra: Có ba điều tưởng nhỏ mà lại là điểm tựa lớn nhất để tuổi già không cô đơn, không bất lực, không buồn bã.

45 tuổi trở đi, người khôn ngoan tránh xa 4 kiểu vay mượn “rước họa vào thân”
Gia đình - 7 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là 4 thứ người khôn ngoan tuyệt đối không "vay mượn" khi bước vào giai đoạn 45–55 tuổi, bởi một lần vướng vào, có thể đánh mất cả bạn bè, tiền bạc lẫn thanh danh.

5 câu hãy thử nói thường xuyên, bạn sẽ thấy EQ cao có thể thay đổi cả vận mệnh
Gia đình - 8 giờ trướcGĐXH - Không cần nói lời hoa mỹ hay trình bày dài dòng, người có EQ cao chỉ cần 5 kiểu câu đơn giản này cũng đủ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe và tin tưởng.

Cô gái bị bỏ rơi ở bãi đỗ xe lúc mới sinh, xúc động gặp bố đẻ sau 24 năm
Gia đình - 13 giờ trướcKhông thể gặp mẹ đẻ, cô gái từng bị bỏ rơi khi mới chào đời đã có cuộc đoàn tụ đầy xúc động với bố đẻ sau hơn 2 thập kỷ tìm kiếm nguồn cội.

Miệng nhanh hơn não: Những cung hoàng đạo càng nói càng mất điểm
Gia đình - 15 giờ trướcGĐXH - Thẳng thắn là một phẩm chất tốt, nhưng với những cung hoàng đạo này, "thẳng như ruột ngựa" lại dễ khiến họ bị hiểu lầm, mất lòng và rơi vào cảnh cô lập lúc nào chẳng hay.

Lấy hết tài sản trong nhà, người đàn ông bỏ trốn cùng vợ sắp cưới của con trai
Chuyện vợ chồng - 18 giờ trướcMột người đàn ông 55 tuổi ở Rampur, bang Uttar Pradesh, đã lấy hết của cải trong gia đình, rồi bỏ trốn cùng vợ sắp cưới của con trai mình.

Giúp mẹ chồng che giấu bí mật, 3 năm sau, nàng dâu trả giá đắt
Gia đình - 1 ngày trướcSau nhiều năm làm dâu tôi mới hiểu, cái gọi là “gia giáo” ở nhà chồng chỉ là một lớp vỏ được tô son trát phấn kỹ càng nhằm che đậy những điều xấu xí bên trong.

Lấy anh lính cứu hỏa, cô gái Hà Tĩnh có bộ ảnh cưới đẹp như phim
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcBộ ảnh cưới của cô gái Hà Tĩnh được chụp với ý tưởng đặc biệt liên quan đến công việc cứu hỏa của chồng, khiến dân mạng trầm trồ khen ngợi.

3 thứ mang đến nhà người khác: EQ thấp đến mức khó cứu
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi đến thăm nhà người khác, bạn tuyệt đối không nên mang theo 3 thứ này, nếu không, đối phương sẽ cho rằng bạn có EQ "chạm đáy".

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con
Nuôi dạy conGĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.