Những đứa trẻ mưu sinh ở chợ trâu
GiadinhNet - Những đứa trẻ thay vì đang ngồi trong lớp học với sách, vở… thì lại chân đi ủng, tay nắm dây thừng, người đi trước, trâu bò đi sau...
![]() |
Một đứa trẻ có thể lùa một lúc 3, 4 con trâu. |
Những thương lái ở đây cho biết, mấy năm gần đây, phương tiện vận tải nhiều, họ thường thuê ô tô chở về cho nhanh. Chỉ có những hộ buôn nhỏ hoặc nhà gần chợ, không tiện thuê ô tô nên mới nhờ mấy em nhỏ dắt hộ trâu bò, tiền công chỉ 3, 4 chục nghìn tùy vào quãng đường dài hay ngắn. |
Chúng tôi có mặt ở phiên chợ Ú vào một ngày thứ 6 trong tuần và tận mắt nhìn thấy rất đông các em nhỏ tầm 14 đến 16 tuổi. Số thì đi với bố mẹ, số thì 3, 4 đứa bạn bè kéo nhau cùng đi…Mùi trâu bò quẩn trong gió quyện cùng mùi bùn đất nhão nhoét vì trận mưa rào chiều qua bốc mùi nồng nặc, khó chịu. Những đứa trẻ chân đất, đầu trần rượt đuổi nhau, í ới, trêu ghẹo nhau náo loạn. Có nhóm trẻ con ngồi uống nước mía, đưa mắt quan sát người nào vừa mua được con trâu, con bò nào là chạy đến hỏi cần dắt về hay không? Số ít nữa ngồi trên xe lôi trông giữ trâu bò, lâu lâu lại giơ điện thoại ra nhắn tin, chơi điện tử…
Len lỏi qua những con trâu bò đang chờ bán, chúng tôi làm quen được với 2 em nhỏ đang ngồi trên xe lôi giữ trâu tên là Quang và Thành. Cả 2 em đều ở xóm 9, xã Trù Sơn và cùng dắt trâu thuê cho thương lái lâu năm ở chợ. Quang đã bỏ học còn Thành đang học lớp 8. Sáng sớm, hai anh em lùa trâu từ Trù Sơn sang chợ, đến trưa, nếu không bán hết thì lùa trâu từ chợ về nhà. Mỗi phiên các em được 70 nghìn tiền công. Gặp chúng tôi, Quang buông lời trêu ghẹo trước: “Cô mua trâu hay mua bò nhà em đều có cả. Em bán rẻ cho, cô đừng bắt em phải lên bảng thường xuyên là được”.
![]() |
Hình ảnh những đứa trẻ “đòi trâu” không còn xa lạ ở chợ Ú, xã Đại Sơn. |
Khác với cách nói chuyện tự nhiên của Quang và Thành, em Nguyễn Thị Lý đang ngồi trên xe lôi giữ trâu cùng mẹ lại tỏ ra bẽn lẽn. Lý là học sinh lớp 7B trường THCS Trù Sơn. Bố mẹ Lý là thương lái lâu năm. Phiên chợ này, mẹ Lý có 7 con trâu đi bán nhưng một mình mẹ dắt không được nên Lý phải nghỉ học đi cùng mẹ. Chúng tôi hỏi: “Tại sao em không đi học, nghỉ học tự do thế này không sợ cô giáo cho điểm kém à?”. Mẹ Lý nhanh nhẩu trả lời thay con gái: “Hôm nay không có bài kiểm tra. Con bé ham học lắm nhưng thỉnh thoảng vẫn phải nghỉ học để dắt trâu ra chợ cùng mẹ chứ nhà không còn ai nữa, anh chị nó đi làm ăn xa cả rồi”.
Đang cố tránh tìm lối đi ra khỏi chợ, chúng tôi gặp một em bé dáng người nhỏ thó cố gắng hết sức để dắt 3 con trâu từ chợ về làng bên cạnh. Chú nghé con lúc chạy lên trước khiến em theo không kịp, lúc nó ngoảnh cổ lại nhìn bầu bạn giục mãi không chịu đi. Chúng tôi đi cùng em một đoạn đường khá xa em mới ngập ngừng kể chuyện. Em tên là Nguyễn Văn Hưng, ở xóm 15, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc. Gia đình có 9 anh em, Hưng là con thứ 5, vì hoàn cảnh khó khăn nên em phải nghỉ học đi dắt trâu bò để kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ.
Mới 14 tuổi và đi dắt trâu bò thuê cho thương lái hơn 1 năm nay nhưng Hưng tỏ ra rất thành thạo về giá cả và đường đi lối lại của các xã vùng lân cận. Hưng cho biết: “Có lần em với 4 đứa bạn nữa lùa 21 con trâu bò về Nghi Kiều với giá 300 nghìn. Đi đến giữa đồng thì mấy con trâu nhảy xuống ruộng, bị công an địa phương phạt mất 300 nghìn. May mà hôm đó có chủ đi theo chứ không thì mấy đứa góp tiền cũng không đủ mà trả. Đó là chưa kể gặp con trâu húc người, có lúc phải cố mà chạy thoát thân cũng đứt hơi. Ở chợ có nhiều người dắt trâu bò thuê lắm, những người gần nhà nhau thường lập ra một hội chứ làm riêng lẻ thường hay bị bắt nạt và tranh dành khách”.
Hoàn cảnh gia đình không đến mức khó khăn phải nghỉ học, nhưng Đặng Quang Dũng, đang là học sinh lớp 7 ở xã Trù Sơn lại thích đi chợ hơn là đi học. Chúng tôi gặp Dũng lúc phiên chợ cũng bắt đầu vãn người. Dũng đang cầm que kem ăn ngon lành, hình như em đang tự thưởng sau một phiên chợ vất vả. Dũng khoe: “Sáng nay em kiếm được 80 nghìn”. Khi hỏi đến chuyện học Dũng hồn nhiên trả lời: “Em học dốt lắm, không thích đi học chút nào cả nhưng tại cha mẹ em cứ bắt đi. Mỗi khi đến phiên chợ là em nghỉ học, xuống đây dắt trâu bò, chỉ cần dắt từ trong chợ ra ngoài xe cũng được 5 nghìn rồi. Đi chợ đông vui lại có tiền, muốn mua gì thì mua”.
Sau mỗi phiên chợ, các em lại tụ tập trong quán bi-da, Internet để chơi game. Đang ở độ tuổi thiếu niên, quần áo mặc trên người có thể đang bẩn thỉu, nhưng nhiều em đã nhuộm tóc xanh, tóc đỏ, tay cầm điện thoại đắt tiền ra vẻ dân chơi. Do sớm tiếp xúc với chợ búa nên cách ăn nói của nhiều em cũng chợ búa theo.
![]() |
Một phiên chợ trâu bò Đại Sơn, Đô Lương. |
Nhiều giáo viên ở các trường vùng lân cận chợ Ú đều than thở về tình trạng nghỉ học của học sinh. Cứ đến phiên chợ là trẻ viết đơn xin phép nghỉ học với lí do “em bị ốm” để đi chợ. Số học sinh nghỉ học nhiều nên thành tích thi đua của lớp cố gắng lắm cũng không khá lên được. Cô giáo Tô Thùy Linh, Hiệu trưởng Trường THCS Đại Sơn cho biết: “Thực trạng học sinh bỏ học để đi dắt trâu thuê ở đây là có thật. Tâm lí của nhiều học sinh vẫn thích đi chợ hơn đi học, vì đi chợ thì có tiền mà tiêu. Về phía nhà trường, chúng tôi đã cố gắng hết sức, bằng mọi biện pháp có thể, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, UBND xã Đại Sơn cùng với sự quan tâm của huyện, Phòng GD- ĐT Đô Lương để khắc phục tình trạng trên. Đến nay, số học sinh bỏ học đã giảm rất nhiều, nhưng chưa thể chấm dứt hoàn toàn được”.
Cô Linh cũng chia sẻ thêm, Đại Sơn là xã xa trung tâm, cuộc sống của người dân còn nhiều vất vả. Nhận thức của một số gia đình về việc đầu tư cho con em học hành còn nhiều hạn chế. Họ cho rằng đi học vừa mất tiền, học xong cũng về đi buôn, đi dắt trâu bò thế này vừa có tiền lại học hỏi được kinh nghiệm, lớn lên đi buôn đỡ bị “hớ”. Trước đây tình trạng bỏ học giữa chừng rất nhiều, mỗi năm có khoảng 40 đến 45 em bỏ học. Số nữa thì cứ đến phiên chợ là nghỉ học vài ba ngày để đi dắt trâu bò về các huyện xung quanh là bình thường làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mỗi lúc có phiên chợ, thầy cô thấy học sinh vắng nhiều là phải ra chợ để kéo học sinh về lớp.
Đầu năm học 2009 -2010, hội nghị chống bỏ học được tổ chức với sự tham gia của các ban ngành cấp trường THCS Đại Sơn và UBND xã Đại Sơn cùng các chi bộ thôn xóm, có sự tham gia của lãnh đạo huyện và trưởng phòng GD-ĐT huyện Đô Lương. Hội nghị thống nhất thành lập tổ kiểm tra, mỗi lúc phát hiện có tình trạng nghỉ học thường xuyên là báo ngay về gia đình. Tổ kiểm tra sẽ đến tận gia đình để vận động, khuyên bảo phụ huynh cũng như học sinh trở lại trường học.
Nhờ có sự quan tâm, kết hợp giữa nhà trường và các ban, ngành cấp xã, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện Đô Lương và Phòng GD- ĐT, tình trạng bỏ học và nghỉ học thường xuyên đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, để chấm dứt tình trạng nghỉ học của học sinh không thể thực hiện được trong ngày một ngày hai, mà là một quá trình lâu dài “mưa dầm thấm lâu”. Bởi sự cám dỗ của đồng tiền từ những phiên chợ trâu bò là rất lớn, trong khi, để đưa học sinh đến trường, không chỉ riêng trách nhiệm của thầy cô, của các đoàn thể xã hội, mà còn phụ thuộc phần nhiều vào nhận thức của phụ huynh và học sinh.

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 8 giờ trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Xã hội - 9 giờ trướcDịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai
Xã hội - 9 giờ trướcMức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Đã tìm thấy 2 người còn lại trên tàu cá bị nạn ở Bình Thuận
Xã hội - 9 giờ trướcTrong quá trình tàu đang hoạt động khai thác hải sản tại cách khoảng 20 hải lý khu vực tàu cá bị nạn thì phát hiện và tổ chức cứu vớt an toàn 2 lao động đang trôi dạt trên biển.

Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 ở Nam Định có gì đặc biệt?
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Lễ hội Phủ Dầy, ở xã Kim Thái, tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc đang thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về dâng lễ, cầu tài lộc.

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công, 'khoác áo' mới cho công viên Cầu Giấy
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như sinh hoạt công cộng của người dân, công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đang được gấp rút thi công, cải tạo nhiều hạng mục để sớm thay "áo mới".

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Chiều ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định thông tin, mới đây, Phòng Cảnh sát cơ động đã ngăn chặn, xử lý đối tượng lạng lách, đánh võng trên địa bàn thành phố.

Những trường hợp này sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là những trường hợp cụ thể sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025.

Miền Bắc nắng liên tục rồi lại sắp đón đợt không khí lạnh mới
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ chủ yếu rét về đêm và sáng, ban ngày trời nắng ấm, mức nhiệt tăng dần. Khoảng ngày 5-6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ.