Những hoạt động nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi
GiadinhNet - Để nâng cao sức khỏe, người cao tuổi duy trì chế độ ăn cân bằng các nhóm thực phẩm cùng thói quen ăn uống điều độ, đúng lượng và đúng lúc. Ngoài ra, bậc cao niên có thể tập thể dục, chơi thể thao, tham gia các hoạt động xã hội, du lịch hoặc thăm viếng họ hàng...
Những hoạt động bổ ích dưới đây sẽ giúp người cao tuổi nâng cao sức khỏe và tạo tâm lý vui vẻ hơn mỗi ngày.
Tập thể dục, chơi thể thao
Phần lớn người cao tuổi ít vận động, khiến cơ thể thích nghi kém hơn với sự thay đổi của môi trường sống. Khi thời tiết chuyển mùa cũng dễ mắc bệnh vặt. Tập thể dục nhẹ nhàng, chơi thể thao phù hợp với sức khoẻ như dưỡng sinh, yoga, thiền, khiêu vũ dưỡng sinh… sẽ giúp cải thiện sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai để phòng chống bệnh tật.

Thể dục thể thao giúp người cao tuổi có hệ cơ xương khoẻ mạnh, sức khoẻ tốt, tinh thần an vui.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Hữu Lộc - Phó chủ tịch Hội Thể dục Dưỡng sinh TP HCM chia sẻ trên VnExpress: Người cao tuổi dễ rơi vào cảm giác buồn bã, cô đơn sau khi nghỉ hưu hay thiếu sự chia sẻ, cách biệt với thế hệ con cháu. Vì vậy họ hay tìm đến các hoạt động thể dục, thể thao như câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, thái cực dưỡng sinh, võ dưỡng sinh… Các hoạt động này không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn giúp người cao tuổi gặp gỡ giao lưu, tham gia các hội thi để tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn.
Ăn uống điều độ, khẩu phần hợp lý
Khi có tuổi, bộ máy tiêu hóa của con người hoạt động yếu đi, quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng cũng chậm lại. Do đó, người cao tuổi cần giảm áp lực cho bộ máy tiêu hóa bằng cách ăn điều độ, đúng bữa. Tránh ăn lúc tối muộn vì khi đó hệ tiêu hóa làm việc càng chậm, dạ dày hoạt động vất vả gây khó ngủ. Người cao tuổi không nên ăn quá no, chỉ ăn vừa đủ và tốt nhất là nên chia thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 4-5 bữa trong ngày để tránh tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
Ngoài ra, người cao tuổi cần cân bằng đạm động vật và thực vật. Đạm động vật (thịt, cá, trứng, hải sản) có giá trị dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với đạm thực vật (đậu đỗ, tảo) nhưng trong quá trình chuyển hóa lại tạo ra các chất gây hại cho sức khoẻ. Đạm thực vật lành tính và có khả năng hạn chế tác động bất lợi của đạm thực vật. Vì vậy, người cao tuổi nên ăn cân bằng 2 nhóm đạm này để tránh nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì, tim mạch, gút, ung thư…
Tăng cường rau xanh, trái cây
Rau xanh, trái cây tươi là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người cao tuổi, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, bổ sung chất xơ tránh táo bón, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Rau quả còn chứa một số loại acid amin kích thích thèm ăn, khắc phục cảm giác ăn không ngon miệng ở người cao niên. Một số loại rau như bông cải xanh cũng giàu dưỡng chất Glucoraphanin giúp đào thải độc tố trong cơ thể.
Tham gia hoạt động xã hội
Đối với người cao tuổi, làm việc thiện, sống có ích cho xã hội là niềm vui sống. Tham gia các hoạt động thiện nguyện sẽ giúp họ cảm thấy dễ thông cảm, sẻ chia, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, tham gia các các lớp học do hội nhóm tổ chức riêng cho người cao tuổi như nấu ăn, ngoại ngữ, hướng dẫn sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… sẽ giúp đời sống tinh thần của người cao tuổi thêm phong phú.
Du lịch, thăm viếng họ hàng
Con cái đi sớm về muộn làm người cao tuổi phát sinh cảm giác trống trải, phiền muộn khi ở nhà một mình. Du lịch nghỉ dưỡng, vãn cảnh đền chùa, cảnh đẹp quê hương, thăm viếng họ hàng… là một trong những khoảng thời gian vui vẻ, đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực của người cao tuổi.
Tham gia hoạt động hội nhóm
Các hoạt động hội nhóm tại khu dân cư, chung cư, phường xã sẽ giảm bớt thời gian buồn tẻ khi ở nhà. Người cao tuổi được phát huy vai trò xã hội, sẽ cảm thấy mình vẫn còn trẻ trung, năng động.
Tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe
Người cao tuổi nên thường xuyên tham gia các chương trình thăm khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi để kiểm tra tổng quát chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI, huyết áp, độ loãng xương… Như vậy, bản thân có thể tầm soát và điều trị bệnh kịp thời nếu có.
M.A (th)

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.