Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên khi Xuân về

Thứ ba, 06:00 24/01/2023 | Đời sống

GĐXH - Theo phong tục tập quán của các dân tộc Tây Nguyên, kết thúc một mùa rẫy là các dân tộc nơi đây cùng tổ chức nhiều lễ hội. Các lễ hội mang đậm đà bản sắc Tây Nguyên gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc.

Tây Nguyên là nơi tụ hội của nhiều dân tộc anh em và cũng có rất nhiều lễ hội mùa xuân. Đến với Tây Nguyên du khách sẽ có cơ hội khám phá các lễ hội mang đậm chất văn hóa nơi đây. Dưới đây là những lễ hội nổi tiếng của người dân Tây Nguyên:

Lễ hội Cồng chiêng 

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 1.

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên. Ảnh: TL

Đến với Tây Nguyên, lễ hội nổi tiếng và đặc sắc nhất được rất nhiều du khách quan tâm đó là lễ hội Cồng chiêng. Cồng chiêng Tây Nguyên là loại hình văn hoá, trải dài suốt 5 tỉnh Tây Nguyên đó là: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kontum, Đắk Nông và Gia Lai. Đây là lễ hội thể hiện đậm chất nhất nét đẹp và văn hóa của người dân Tây Nguyên chân chất, mộc mạc, thật thà…

Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức ở các dân tộc Tây Nguyên như: Bana, Xê Đăng, Mnông, Cơ Ho, Rơmăm, Ê Đê, Gia Rai... Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người, diễn tả niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Gắn liền với cuộc sống trong lao động, sinh hoạt hằng ngày của người dân Tây Nguyên.

Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi tiết tấu và giai điệu gặp nhau. Mỗi nhạc công chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu. Thanh âm của cồng chiêng là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh. Mỗi sự kiện khác nhau thì giai điệu, bước múa cũng khác nhau.

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ đơn thuần là một hoạt động văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên. Đến với lễ hội du khách được thưởng thức những vũ điệu kết hợp với tiếng cồng chiêng. Tham gia các hoạt động văn hóa khác như: phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực Tây Nguyên.

Mỗi năm, tùy vào đơn vị tổ chức mà thời gian diễn ra lễ hội văn hóa cồng chiêng khác nhau. Năm 2005, Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội đua voi   

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 2.

Lễ hội đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người Mnông. Ảnh: TL

Lễ hội đua voi có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, người Mnông nói riêng. Lễ hội diễn ra nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ săn bắt, thuần dưỡng voi. Đây là một lễ hội độc đáo, hấp dẫn được tổ chức hai năm một lần vào tháng Ba Âm lịch và thường kéo dài khoảng 3 ngày tại Buôn Đôn (Đắk Lắk) nơi được mệnh danh là thủ phủ của loài voi.

Từ lâu đời, người Mnông ở Buôn Đôn đã biết săn bắt, thuần dưỡng voi rừng để trở thành vật nuôi của gia đình. Đồng bào nuôi voi không chỉ để lấy sức kéo, chuyên chở hàng hóa mà còn coi voi như một tài sản lớn của gia đình. Có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Khi voi rừng đã được thuần hóa, chủ voi sẽ tổ chức một nghi lễ nhập buôn. Kể từ đó, voi được coi như một thành viên trong gia đình, trong cộng đồng buôn làng, được chủ voi làm lễ cúng sức khỏe hằng năm. 

Với truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng, từ lâu Buôn Đôn được coi như thủ phủ của loài voi. Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội đua voi độc đáo với ý nghĩa tôn vinh sự mưu trí, sức mạnh, sự khéo léo của những nhà thuần dưỡng voi. Lễ hội phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người Mnông.

Lễ hội có rất nhiều hoạt động giải trí đặc sắc như: Lễ cúng cầu cho voi mạnh khỏe, lễ cúng bến nước, lễ hội đâm trâu (hay lễ ăn trâu mừng mùa), voi thi chạy, voi đá bóng, voi bơi vượt sông Sê rê pôk, lễ cúng lúa mới mừng được mùa hội thi văn hoá ẩm thực các dân tộc và hội thi giã gạo…

Lễ hội đua voi Tây Nguyên được du khách trong và ngoài nước yêu thích vì bầu không khí thi đấu rất sôi động, náo nhiệt.

Lễ hội cúng cơm mới

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 3.

Lễ cúng cơm mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc tạ ơn trời đất vì đã cho một vụ mùa bội thu. Ảnh: TL

Lễ cúng cơm mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc ít người như Xơ Đăng, Ê Đê, Thái… tạ ơn trời đất vì đã cho một vụ mùa bội thu. Tại Tây Nguyên, đây là một trong những lễ hội đặc trưng, phổ biến ở nhiều địa phương trong đó có Lâm Đồng.

Khác với các lễ hội khác, khi người dân trong thôn bản sẽ tập trung để tổ chức cùng nhau thì Lễ cúng cơm mới lại tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác. Những gia đình trong buôn đã sắp xếp và thỏa thuận từ trước, vì thế sẽ cùng hợp tác để lễ hội diễn ra suôn sẻ nhất.

Lễ cúng cơm mới trước hết là để ăn mừng vụ mùa, ăn mừng lúa thóc về nhà. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để người dân cúng thần, cúng hồn lúa, cúng tổ tiên, gửi gắm những mong cầu về sức khỏe cho gia đình, mong cầu những vụ mùa sau tiếp tục được bội thu, được lúa thóc đầy bồ.

Lễ cúng cơm mới cũng là dịp để người dân trong bản quây quần lại để vui chơi, tiếng cồng chiêng nổi lên, nhảy múa ca hát suốt ngày đêm. Với những năm thời tiết thuận lợi, cả bản đều bội thu thì lễ hội được kéo dài, từ nhà này qua nhà khác, tụ họp vui chơi không ngừng nghỉ.

Lễ cúng cơm mới tại mỗi nhà cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như lượng lúa gạo thu hoạch được của vụ mùa năm ấy.

Lễ hội tạ ơn cha mẹ

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 4.

Lễ cúng tạ ơn cha mẹ là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J'rai và Ba Na. Ảnh: TL

Lễ hội tạ ơn cha mẹ là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J'rai và Ba Na ở Kon Tum.

Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J'rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Nagọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới.

Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người.

Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng. Nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon. Mặc dù lễ cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày.

Ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui. Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ.

Lễ cúng heo (bò) tạ ơn cha mẹ hay Lễ đập heo (bò) cho cha mẹ ăn là một nét đẹp mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc. Lễ hội đã để lại dấu ấn tốt đẹp cho mỗi người tham dự và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc. Tạo nên sức mạnh đoàn kết của dòng tộc và cộng đồng làng. Phong tục tốt đẹp này sẽ còn tồn tại, lưu truyền và phát huy mãi đến mai sau.

Lễ hội cúng bến nước

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 5.

Người Ê đê làm lễ cúng bến nước để tạ ơn các thần đã cho mưa thuận gió hòa, đem lại nhiều may mắn. Ảnh: TL

Với người dân tộc Ê đê, bến nước cũng có thần linh cư ngụ và cai quản. Do vậy, theo truyền thống, sau khi mùa màng kết thúc, trước khi bước vào vụ sản xuất mới, người Ê đê thường làm lễ cúng bến nước để tạ ơn các thần đã cho mưa thuận gió hòa, đem lại nhiều may mắn. Ngoài ý nghĩa tâm linh, đây còn là biểu hiện sự coi trọng nguồn nước – sự sống của người Ê đê.

Lễ cúng bến nước được diễn ra vào cuối tháng Chạp. Người Ê đê dùng nước lấy từ bến để chế rượu cần thờ cúng. Tại đây thầy cúng khấn cầu xin Giàng cho nguồn nước trong lành, không bao giờ cạn. Mọi người uống nước này đều mạnh khỏe, làm ăn khá giả... Theo phong tục, lễ cúng bến nước được diễn ra tưng bừng trong 3 ngày.

Lễ hội đâm trâu người Bana Tây Nguyên

Những lễ hội nổi tiếng ở Tây Nguyên mỗi mùa Xuân về - Ảnh 6.

Lễ hội đâm trâu mang đậm nét văn hóa dân gian của người Banar. Ảnh: TL

Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đó là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên.

Lễ hội thường tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Ngày đầu tiên, tiếng cồng chiêng nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí, làm vang động núi rừng.

Lễ hội đâm trâu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Đỉnh cao của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu, những âm thanh, điệu múa, lời ca vang lên xung quanh cột đâm trâu. Đó cũng chính là linh hồn của lễ hội.

Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu còn được phản ánh qua không khí linh thiêng, đậm chất núi rừng khi vị chủ lễ thông báo tình hình buôn làng trong năm. Cầu mong sự phù hộ của các vị thần linh về dự lễ, chứng giám cho tấm lòng của dân làng.

Trong những ngày lễ, tiết mục đâm trâu là phần không thể thiếu, nó thể hiện rõ tính chất của lễ hội. Không khí buổi lễ không hề lắng xuống sau lễ đâm trâu. Lúc này cả làng quây quần bên ché rượu cần, bên những mâm thịt, cùng nhau nhảy múa, ăn uống quanh đống lửa, tận hưởng những thành quả của ngày lễ, sự ban thưởng của thần linh.

Vào khoảng tháng Chạp đến tháng 3 Âm lịch, người Banar ở Tây Nguyên lại mở lễ hội đâm trâu, gọi là Koh Kpo hoặc Groong Kpo Tonơi, để vui đón năm mới, mừng sức khỏe mọi người và cầu chúc mùa màng tươi tốt. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đêm.

Lễ hội đâm trâu như bảo tàng sống động về nét văn hóa dân gian của người Banar, làm phong phú thêm các lễ hội truyền thống của Việt Nam.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp

Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp

Đời sống - 42 phút trước

GĐXH - Khi bánh xe của thời gian tiếp tục lăn bánh, năm 2025 được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực cho 4 con giáp dưới đây.

Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ

Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.

Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối

Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối

Đời sống - 4 giờ trước

Lực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình hiện ra sao?

Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình hiện ra sao?

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới bắc qua sông Đáy nối Ninh Bình và Nam Định có tổng mức đầu tư 361 tỷ đồng đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng và đi vào hoạt động ngay trong tháng 12/2024.

3 con giáp được quý nhân giúp đỡ, gặp nhiều may mắn khi tháng 12 về

3 con giáp được quý nhân giúp đỡ, gặp nhiều may mắn khi tháng 12 về

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Trong tháng 12 này, có 3 con giáp đặc biệt may mắn, có sự giúp đỡ của các quý nhân khiến cuộc sống, công việc của họ suôn sẻ, phát triển hơn.

Khoảnh khắc vụ tai nạn giao thông khiến 3 người nước ngoài thương vong ở Bình Thuận

Khoảnh khắc vụ tai nạn giao thông khiến 3 người nước ngoài thương vong ở Bình Thuận

Đời sống - 21 giờ trước

GĐXH - Hai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.

Xe máy tông thẳng vào cửa nhà dân khi vượt ô tô trong ngõ hẹp

Xe máy tông thẳng vào cửa nhà dân khi vượt ô tô trong ngõ hẹp

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 người trong lúc tăng tốc vượt qua xe ô tô di chuyển cùng chiều thì bất ngờ mất lái, tông thẳng vào cửa nhà người dân bên đường.

Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy

Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, người mắc các bệnh lý/tình trạng sức khỏe không ổn định sẽ không được lái xe máy. Đó là những bệnh gì?

Top