Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lưu ý khi trong nhà có người thuộc nhóm nguy cơ cao nghi mắc COVID-19 hoặc F0 trở nặng

Thứ năm, 10:17 17/03/2022 | Bệnh thường gặp

Khi trong nhà có người thuộc nhóm nguy cơ cao nghi mắc COVID-19 hoặc F0 trở nặng, cần xử trí thế nào để bảo vệ người nguy cơ, chuyển viện kịp thời...

Những lưu ý khi trong nhà có người thuộc nhóm nguy cơ cao nghi mắc COVID-19 hoặc F0 trở nặng - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, phần lớn các trường hợp nặng và tử vong do COVID-19 trên địa bàn thành phố có đặc điểm chung là người trên 65 tuổi và có bệnh nền, có trường hợp vẫn chưa tiêm vaccine. Do đó, chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ đã được triển khai và thực tế đã cho thấy hiệu quả khi số tử vong của thành phố hiện đang ở mức tháp.

Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng do chủng Omicron thì việc bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ vẫn là biện pháp rất quan trọng. Thành phố tiếp tục triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mở rộng cho người trên 50 tuổi và người có bệnh nền ở mọi lứa tuổi.

Để bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, điều đầu tiên là cách ly ngay người mắc COVID-19 với người nguy cơ để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19. Bên cạnh đó, cần thực hiện việc theo dõi sát tình hình sức khỏe, dấu hiệu bệnh của người thuộc nhóm nguy cơ để phát hiện và điều trị sớm. Nếu F0 trong gia đình là trẻ em, cần phải cách ly trẻ, không để tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình. Nếu gia đình không đủ điều kiện cách ly riêng, thì người nhà nên cho trẻ nhập viện các bệnh viện nhi để điều trị.

Nếu người nguy cơ có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (sốt, ho, đau họng, rát họng, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, đau mỏi người, đau cơ, mất vị giác, mất khứu giác…) thì đến ngay cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tự xét nghiệm COVID-19 hoặc thông báo cho y tế địa phương. Điều quan trọng tiếp theo, nếu người thuộc nhóm nguy cơ xác định mắc COVID-19 thì cần đảm bảo họ được sử dụng ngay thuốc Molnupiravir.

Những lưu ý khi trong nhà có người thuộc nhóm nguy cơ cao nghi mắc COVID-19 hoặc F0 trở nặng - Ảnh 2.

Chú ý những dấu hiệu F0 trở nặng

Người thuộc nhóm nguy cơ khi mắc COVID-19 có thể cách ly điều trị tại nhà nhưng cần phải được theo dõi sát, đo nhiệt độ, đếm nhịp thở, đo SpO2 (nếu có) và lắng nghe chính xác các biểu hiện của cơ thể. Cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng bao gồm: khó thở, thở nhanh, SpO2 bằng hoặc dưới 96%, đau tức ngực, tím tái, lơ mơ không tỉnh táo... báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. Nhịp thở đếm trong vòng 1 phút (ở trẻ em đếm khi trẻ nằm yên không khóc). Nhịp thở tăng khi nếu ≥ 20 lần/phút ở người lớn, ≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và ≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi. Khi đo thấy SpO2 ≤ 96% thì đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

Cần liên hệ ai để được hỗ trợ?

Khi trong nhà có người thuộc nhóm nguy cơ cao nghi mắc COVID-19 hoặc F0 trở nặng, có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh, hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96%) thì người nhà cần liên hệ đến Trạm Y tế/Trạm Y tế lưu động nơi cư trú để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất. Nếu gọi không được thì có thể liên hệ tiếp tổng đài 1022, hotline của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, Sở Y tế để được hỗ trợ.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Top