Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những nguy cơ ở trẻ chậm nói mà cha mẹ phải hết sức lưu ý

Thứ sáu, 18:46 03/12/2021 | Gia đình

GiadinhNet – Con chậm phát triển, chậm nói là điều khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Nếu không được can thiệp và giúp đỡ sớm, trẻ chậm nói dễ gặp phải những nguy cơ cho tương lai dưới đây.

Những ông bố đảm chăm con (3): Nghệ sĩ Xuân Bắc hài hước nhưng chăm con “cực gắt”Những ông bố đảm chăm con (3): Nghệ sĩ Xuân Bắc hài hước nhưng chăm con “cực gắt”

GiadinhNet – Không chỉ là một diễn viên hài mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả trên sân khấu, Xuân Bắc còn được mọi người mến mộ bởi là một người chồng biết chia sẻ việc nhà với vợ và là ông bố đảm chăm con.

Hệ lụy khi trẻ bị chậm nói

Bé Cường 2 tuổi ở Hà Nội hoãn đi lớp mầm non do dịch COVID-19 đang kéo dài, đến nay mới chỉ nói được vài từ " ạ, mẹ, bà", hỏi không trả lời mà chỉ nói khi thích. Một trường hợp khác ở Hưng Yên, trước 30/4, bé đi học trường mầm non gần nhà. Khi đó, bé được 20 tháng, nhanh nhẹn và nói được các từ đơn. Sau một thời gian trường học đóng cửa do nghỉ dịch, hiện bé đã 28 tháng nhưng không nói thêm được từ nào. Người mẹ cho biết ở nhà, ông bà thường bật tivi cho bé xem, cứ bật ti vi bé mới ngồi yên.

Những nguy cơ ở trẻ chậm nói mà cha mẹ phải hết sức lưu ý - Ảnh 2.

Cho trẻ tăng cường các hoạt động, giao tiếp để tránh trẻ chậm nói. Ảnh PT

Chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn Văn Hòa – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành cho biết, tình trạng như các trường hợp trên không phải là ít. Có những trường hợp trẻ 2, 3 tuổi mà chỉ nói được 1, 2 từ đơn. Do dịch ảnh hưởng, số lượng trẻ chậm nói cũng gia tăng hơn khi trẻ không được tới trường, ở nhà ít được giao tiếp, tương tác "một chiều" với thiết bị điện tử...

Trẻ bị chậm nói thường có biểu hiện như: nói không rõ lời, diễn đạt khó khăn, nói nhại lời hoặc nói lắp, nói ngược, nói ngọng. Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm so với cột mốc phát triển. "Khi khả năng ngôn ngữ chậm dẫn tới một số kĩ năng khác cũng bị hạn chế theo (thu mình, không muốn tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhút nhát, không tự tin) và có thể ảnh hưởng chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ tăng động, giảm chú ý, tư duy logic ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, thậm chí tự kỷ’ – chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn Văn Hòa cho biết.

Đồng quan điểm này, nghiên cứu của tác giả Maura R Mclaughlin – Trường Y thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ (năm 2011) cũng chỉ ra, chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ làm gia tăng những khó khăn, hạn chế hơn năng lực đọc, viết, chú ý và đặc biệt là khả năng hòa nhập xã hội của trẻ.

Kiềng "3 chân" giải quyết tình trạng chậm nói

Các chuyên gia cho rằng muốn giải quyết tình trạng chậm nói cần phối hợp giải pháp "kiềng 3 chân" gồm sinh hoạt điều độ, tăng tương tác, dinh dưỡng. Theo chuyên gia Nguyễn Văn Hòa, ngay từ 4 - 6 tháng bố mẹ đã cần theo sát sự phát triển ngôn ngữ của con bởi trẻ bắt đầu ê a, thậm chí có những trẻ ở giai đoạn này nói được những từ như "bà, mẹ, ti…". Tuy nhiên đây là âm ngữ chứ không phải ngôn ngữ, trẻ không nói lại được khi có yêu cầu.

Khi thấy con chậm hơn các bạn đồng trang lứa, gia đình nên có các biện pháp để giúp đỡ con. Cần cho trẻ đi khám sàng lọc cơ quan tiếp nhận, xử lý thông tin và sản sinh lời nói (thính giác, tai, mũi, hầu, họng, thanh quản, lưỡi) rồi sau đó kiểm tra về tâm lý của trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần tăng tương tác với trẻ. Thực tế 3 năm đầu đời đứa trẻ đã đạt trên 50% những kĩ năng nền móng căn bản của cuộc đời.

Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ tương tác, đặc biệt trong thời gian ở nhà vì dịch COVID-19. Ở nhà bố mẹ thường đoán trước và đáp ứng hết những yêu cầu của trẻ mà không để cho trẻ có cơ hội đòi hỏi yêu cầu của mình qua lời nói. Cha mẹ cần thay đổi và thay đổi cả các thói quen xấu như xem ti vi quá nhiều, ăn ngủ không theo thời gian nhất định, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài…

Những nguy cơ ở trẻ chậm nói mà cha mẹ phải hết sức lưu ý - Ảnh 3.

PGS.TS Trần Đình Toán. Ảnh PT

Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Đình Toán - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, Uỷ viên Hội đồng Dinh dưỡng và Thuốc, Ban Bảo vệ Sức khỏe T.Ư cho biết, dinh dưỡng với trẻ cũng cần quan tâm. Bởi dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ nói chung và với bé chậm nói nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn 0 – 5 năm đầu đời, bởi việc sản xuất ra tiếng nói cũng phản ánh sự phát triển và tương tác giữa não bộ với cơ quan đích.

Từ 0 – 2 tuổi, thậm chí lúc trong bào thai, trọng lượng não trẻ có thể đạt tới 80% trọng lượng não trưởng thành. Lúc 2 – 5 tuổi, trọng lượng của não tăng thêm 10%, tức khoảng 90% não người trưởng thành. Từ lúc 5 tuổi đến lúc trưởng thành, não chỉ phát triển thêm 10% trọng lượng. Để đạt được trượng lượng não của người trưởng thành cần khoảng 1200 – 1400gr. Khi về già có tuổi não sẽ teo dần, chỉ còn lại 900 – 1000gr.

PGS.TS Trần Đình Toán cho hay, omega có vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ, nhất là đối với trẻ chậm nói, tăng động giảm chú ý. Dưỡng chất thiết yếu này cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài qua thực phẩm. Các bậc cha mẹ có thể bổ sung cho con từ nguồn omega động vật và omega thực vật. Omega động vật chủ yếu sử dụng các axit béo chưa no có nguồn gốc động vật từ cá, mỡ của cá, cá biển… Omega thực vật chủ yếu lấy từ các dầu thực vật, chủ yếu là hạt có dầu. Một số hạt có hàm lượng dầu rất cao và omega là dầu lanh, hạt chia, hạt óc chó… Omega thực vật không có vị tanh, không gây kích ứng như nôn, ói nên an toàn và dễ dung nạp. Ngay từ khi sơ sinh, trẻ có thể sử dụng được. Các bậc cha mẹ nên bổ sung cho con đầy đủ.

Trong thời gian dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, các chuyên gia khuyên việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh cả thể chất và trí tuệ luôn cần phải trú trọng và quan tâm.

Các mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ

- 4 tháng: Đôi lúc trẻ phát ra được âm "A, Ba, Bà", nhưng khi người lớn yêu cầu nói lại thì chưa làm được.

- 8 tháng: Trẻ biết chơi phun mưa, chu môi làm xấu, đàn môi.

- 12 tháng: Trẻ bắt đầu có ngôn ngữ câu một từ "bà, ba, bi, ơi, đi, măm". Ở 15 tháng tuổi, bé nói được phần lớn câu một từ khi được yêu cầu, biết giả vờ gọi điện thoại nói xì xồ. Đồng thời, biết giả vờ uống nước, giả vờ ho, hắt xì, làm tiếng các con động vật kêu. Nhiều trẻ đã có thể nói được câu 2 từ ở 16-18 tháng.

- 20 tháng: Trẻ biết nói câu 3 từ, gọi tên phần lớn các đối tượng quen thuộc.

- 26 tháng: Phần nhiều biết gọi tên màu sắc, khối hình, biết hỏi câu hỏi ở đâu. Biết hát một số bài hát, có thể đọc một số bài thơ

- 32 tháng: Trẻ biết sử dụng câu phủ định, kết hợp danh từ với nhiều tính từ và động từ, hỏi được câu hỏi khi nào, hát biểu diễn

- 40 tháng: Trẻ biết chơi đóng vai, tự ra điều kiện trò chơi, tự tổ chức trò chơi, hỏi rất nhiều loại câu hỏi khác nhau.


Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa

Nuôi dạy con - 11 phút trước

GĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.

Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Thông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Gia đình - 22 giờ trước

Bắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.

8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'

8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".

Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối

Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối

Gia đình - 1 ngày trước

Câu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.

4 con giáp yêu là cưới

4 con giáp yêu là cưới

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có những con giáp ngay từ đầu đã yêu một cách rất nghiêm túc, yêu là để kết hôn chứ không phải yêu chơi rồi để đấy.

Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm

Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm

Gia đình - 1 ngày trước

Đến ngày đoàn tụ, người đàn ông mới nhận ra nhà của bố mẹ đẻ chỉ cách nơi ông đang sống 20km.

Top