Nobel cho y học Việt Nam - tại sao không ?
Giadinh.net - Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng: Y học Việt Nam, nếu có lĩnh vực nào có nhiều triển vọng nhất trong việc giành giải Nobel, thì đó chính là vaccine.
Nhiều chuyên gia y tế thế giới hết sức ngạc nhiên vì một nước chưa phát triển ở trình độ cao như Việt Nam lại có một "nền vaccine" phát triển rực rỡ, sản xuất được nhiều loại vaccine khó đến vậy.
Thậm chí có chuyên gia cho rằng: Y học Việt Nam, nếu có lĩnh vực nào có nhiều triển vọng nhất trong việc giành giải Nobel, thì đó chính là vaccine.
Vaccine bại liệt - Cú đột phá khẩu
Ngay trong thời kì Pháp thuộc, Việt Nam đã sản xuất được vaccine đậu mùa, TAB (vaccine tả, thương hàn) và sau đó là vaccine bạch hầu, ho gà.
Khi kháng chiến bùng nổ (khoảng những năm 1950), dù phải sơ tán lên chiến khu, thiết bị rất thô sơ, nhưng các chuyên gia vẫn sản xuất được vaccine đậu mùa, uốn ván...
Nhưng bước ngoặt lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất vaccine, lại xuất hiện từ năm 1960. Khi ấy miền Bắc bùng phát dịch bại liệt, khiến rất nhiều trẻ em tử vong hoặc bị di chứng khủng khiếp. Theo các ghi nhận y tế khi đó, bệnh nhân bại liệt nằm la liệt ở nhiều bệnh viện lớn, nằm tràn ra cả hành lang viện.
Lúc đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch chủ trương bằng mọi giá trong nước phải sản xuất được vaccine phòng bại liệt. Giáo sư Hoàng Thuỷ Nguyên được cấp tốc cử sang Liên Xô cũ tiếp thu công nghệ sản xuất vaccine phòng bại liệt.
Thông thường, việc tiếp thu công nghệ sản xuất vaccine, thực tiễn thế giới cho thấy, nhanh cũng mất 2-3 năm, trung bình phải 5-6 năm, thậm chí có loại vài chục năm chưa xong. Sau khi tiếp thu công nghệ, trước hết phải nghiên cứu về dịch tễ học xem chủng virus ở Việt Nam là gì, bởi chủng virus ở mỗi nước thường khác nhau. Chỉ riêng công đoạn này, có khi cũng mất 2-3 năm. Sau khi tìm được chủng virus ở Việt Nam rồi thì lại nghiên cứu tiếp đến chủng vaccine cho phù hợp.
Lý thuyết phức tạp như vậy, nhưng chỉ 2 năm sau - năm 1962, Giáo sư Hoàng Thủy Nguyên cùng cộng sự trong nước đã sản xuất được vaccine phòng bại liệt và công trình này được thế giới đánh giá rất cao. Ngay cường quốc như Mỹ, cũng chỉ sản xuất vaccine phòng bại liệt bằng đường tiêm, còn Việt Nam lại sản xuất được vaccine phòng bại liệt bằng đường uống, cực kỳ thuận lợi cho trẻ em.
Nhờ 40 năm kiên trì dùng vaccine này mà năm 2000 Việt Nam đã thanh toán được bại liệt trong khi trên thế giới vẫn còn rất nhiều quốc gia chưa thanh toán được bệnh này: vùng Trung cận đông, Ấn Độ, Campuchia...
Sự thành công vượt mong đợi của vaccine bại liệt mở đầu cho một kỉ nguyên mới để Việt Nam bắt đầu sản xuất một loạt các thế hệ vaccine khác rất tiên tiến sau này như: viêm não Nhật Bản, viêm gan B, tiêu chảy...
Những con "át chủ bài" của vaccine Việt Nam
Theo GS Hoàng Thủy Long (nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ), ngoài vaccine bại liệt thì vaccine tả là một trong những vaccine ưu việt của Việt Nam (do GS.TSKH Đặng Đức Trạch chủ trì nghiên cứu thành công từ cuối những năm 1980 của thế kỷ trước).
Được cử đi Thụy Điển (nước đã sản xuất được vaccine này - vaccine tiêm), tiếp thu công nghệ nhưng GS Trạch luôn trăn trở với câu hỏi: làm thế nào để Việt Nam có thể sản xuất được vaccine vừa rẻ vừa có công hiệu lớn lại không cần tiêm? Cuối cùng, sau những tháng ngày miệt mài nghiên cứu, vắc xin tả uống "made in Việt Nam" ra đời, được quốc tế ca ngợi.
Vaccine viêm não Nhật Bản do Việt Nam sản xuất (công nghệ tái tổ hợp AND) cũng là một con “át chủ bài” của vaccine Việt Nam vì nó hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn ngặt nghèo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng giá chỉ rẻ bằng 1/4- 1/5 so với Mỹ và một số nước khác.
Một "ông lớn" nữa trong đội ngũ vaccine Việt Nam là vaccine phòng viêm gan B. Trong khi 80% dân số Việt Nam có dấu ấn của virus viêm gan B, nguy cơ ung thư gan rất lớn, thì việc tự sản xuất được vaccine này và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, có ý nghĩa cực kỳ to lớn.
Trong 6 loại vaccine áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng là bại liệt, ho gà, bạch hầu, uốn ván, lao, sởi thì Việt Nam đã sản xuất được 5 loại, trừ sởi. Sau này, nhờ tự sản xuất được, nên chúng ta đưa thêm vào tiêm chủng mở rộng các vaccine tả, viêm não Nhật Bản, viêm gan B.
Vaccine Việt Nam: Có loại giá rẻ hơn 20 lần nhập ngoại
Một trong những thế mạnh lớn của Việt Nam là giá thành vaccine rẻ hơn rất nhiều vaccine nhập ngoại: Từ 3-4 lần, thậm chí tới 20 lần.
Nhờ vậy nên chính sách tiêm chủng mở rộng của Việt Nam có điều kiện để thể hiện sự ưu việt: tiêm chủng hoàn toàn miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi (nhiều nước khác không có chế độ miễn phí này).
Từ khi áp dụng, vaccine đã đóng vai trò chủ đạo trong việc giảm các bệnh dịch của Việt Nam xuống 40 -50 lần, góp phần cực lớn trong việc duy trì nòi giống khỏe mạnh và giảm tải đáng kể gánh nặng y tế, phúc lợi cho đất nước. Và Việt Nam cũng trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á về sản xuất vaccine.
Nếu thành công, tại sao lại không mơ Nobel ?
Vài năm trở lại đây, cơn bão dịch cúm gia cầm đã làm cho thế giới chao đảo. Một số nước tiên tiến đã nghiên cứu để sản xuất vaccine phòng căn bệnh quái ác này.
![]() |
Nếu Việt Nam sản xuất thành công vaccine cúm gia cầm (H5N1) thì sẽ nhận được đánh giá rất cao của thế giới. |
Và cho đến nay, người ta mới chỉ tìm ra 2 loại nguyên liệu sản xuất: từ phôi lòng đỏ trứng gà siêu sạch và từ tế bào đã được "thuần dưỡng". Trứng gà siêu sạch đòi hỏi không có bất cứ một viêm nhiễm, vi khuẩn, virus nào. Giá một quả trứng như vậy rất đắt, lên tới 1 USD/quả, thậm chí 2-3 USD/quả. Mà một quả trứng như vậy chỉ sản xuất được 2 liều vaccine.
Việt Nam muốn sản xuất vaccine thì buộc phải nhập khẩu mỗi năm nhiều triệu quả trứng gà siêu sạch. Đó là số tiền khổng lồ mà kinh tế chúng ta không kham nổi.
Nguồn nguyên liệu thứ hai là dùng tế bào đã được nuôi và thuần dưỡng. Tế bào này cũng phải mua từ nước ngoài, giá cả cũng không hề rẻ.
Vậy làm sao để một đất nước có đàn gia cầm đông đảo lại ở vùng có nguy cơ dịch cao như Việt Nam, có đủ vaccine phòng dịch cúm gia cầm?
Trước thực trạng nan giải ấy, các chuyên gia vaccine Việt Nam (do GS Hoàng Thủy Nguyên cầm trịch) đã bắt tay vào nghiên cứu vaccine cúm gia cầm theo con đường hoàn toàn mới: dùng tế bào thận khỉ tiên phát (khỉ vàng, được Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ nuôi rất nhiều ở đảo Rều - Hải Phòng) để chế vaccine.
Ưu điểm cực lớn của phương pháp này là giá thành rẻ gấp nhiều lần 2 phương pháp nêu trên (một quả thận của khỉ có thể sản xuất vô số liều vaccine) mà Việt Nam lại hoàn toàn chủ động được đầu vào. Hiện vaccine này đã thử nghiệm thành công trên động vật, giờ chỉ còn chờ cơ chế để thử nghiệm trên người là đưa vào sản xuất (rất nhiều chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cũng đã sẵn sàng tình nguyện làm người thử nghiệm vaccine này).
Khi chúng tôi đặt câu hỏi: "Ông nghĩ sao về một giải Nobel cho vaccine Việt Nam?", GS Hoàng Thủy Long - người có nhiều “duyên nợ” với vaccine Việt Nam - hứng khởi: "Nếu chúng ta đi đúng hướng thì tại sao lại không nghĩ đến giải Nobel y học nhỉ? Tôi cho rằng nếu việc sử dụng thành công tế bào thận khỉ tiên phát để sản xuất vaccine cúm gia cầm (H5N1) thì sẽ nhận được đánh giá rất cao của thế giới. Thành công đó rất tuyệt vời, xứng đáng ứng cử giải Nobel y học".
"Tại sao chúng ta cứ phải khiêm tốn, không dám nuôi khát vọng đúng đắn ấy? Vaccine sản xuất theo hướng này thành công, có thể làm lợi cho thế giới nhiều tỉ đôla và có thể mở ra một số quan điểm mới cho nghiên cứu, sản xuất nhiều loại vaccine khác"...
Vấn đề bây giờ là chúng ta càng cho thử nghiệm trên người sớm bao nhiêu, hiệu quả càng lớn bấy nhiêu" - GS Long kết lại.
Chú thích ảnh
pNhiều nước phát triển đang nỗ lực nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng H5N1.
pDịch cúm gà gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế và sức khỏe, tính mạng của người dân.
Tiêu hủy gia cầm trong vùng dịch.
Các giải Nobel Y - Sinh học
Từ năm 1901 đến nay, giải Nobel Y học, hay chính xác hơn là Nobel Y - Sinh học đã được trao cho 189 người. Thống kê theo số lượng các nhà khoa học đã từng đoạt giải cho thấy Nobel Y - Sinh học có khuynh hướng trao cho các lĩnh vực sau đây:
Sinh học phân tử và di truyền học – 34 người đoạt giải.
Tâm thần học – 24 người đoạt giải.
Miễn dịch học – 21 người đoạt giải.
Nội tiết học – 20 người đoạt giải.
Còn lại, các lĩnh vực như: Dịch tễ học, Nghiên cứu kích thích tố, Hóa học trị liệu và Dược học, Ung thư, Tế bào sinh học, Vitamin... có từ 12 đến ít nhất là 2 người đoạt giải.
Riêng trong lĩnh vực Hóa học trị liệu và Dược học, đã từng có những giải thưởng được trao cho các khám phá quan trọng dẫn đến sự ra đời của các loại dược phẩm làm thay đổi nhân loại như penicillin (1945), streptomycin (1952).
Trong thời kỳ đầu, các công trình đoạt giải thường là các nghiên cứu lâm sàng. Năm 1901, giải được trao cho nghiên cứu về bệnh bạch hầu; năm 1902 là bệnh sốt rét; 1903 là bệnh lao da...
Thời gian gần đây, sự tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu đã cho phép các nhà khoa học đi sâu vào những lĩnh vực cơ bản nhất của sự sống như di truyền học, sinh học phân tử. Điều này được phản ánh rõ nét trong cơ cấu giải Nobel Y - Sinh học từ những năm 1960 đến nay, với tỉ lệ lớn các công trình đoạt giải thuộc 2 lĩnh vực kể trên.
H.Hải - Hà Thiều

Đang đào mương dẫn nước, 'kho báu' 480 triệu năm tuổi bất ngờ lộ diện: kì quan có 1-0-2 ở Trung Quốc
Chuyện đó đây - 5 giờ trướcChuyên gia địa chất cho biết: "Trong nhiều năm khảo sát hang động, tôi chưa từng thấy nơi nào có trầm tích tinh khiết như vậy".

Quốc gia sản xuất vàng lớn thứ 2 thế giới có phát hiện chấn động, kỳ vọng khai thác vàng tốn ít chi phí, ngay cả trong không gian
Chuyện đó đây - 10 giờ trướcPhát hiện này được kỳ vọng mang lại lợi ích mới cho ngành công nghiệp khai thác vàng của Australia.

Lắp đặt tủ giày ở hành lang chung cư, người đàn ông bị hàng xóm kiện ra tòa: Anh phải tháo dỡ ngay lập tức!
Chuyện đó đây - 21 giờ trướcHành động của người đàn ông nhận về nhiều ý kiến trái chiều của hàng xóm xung quanh.

Dọn dẹp chiếc giường cũ, bất ngờ phát hiện gói vàng trị giá 500 triệu đồng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện thu hút sự chú ý bởi hành trình dài và những điều bất ngờ xoay quanh số tài sản tưởng chừng như đã bị lãng quên.

Đang quét rác gặp nhiếp ảnh gia, nữ lao công thành người mẫu nổi như cồn
Tiêu điểm - 1 ngày trướcĐang quét đường, bà mẹ đơn thân gặp một nhiếp ảnh gia Tây và lập tức được mệnh danh "nữ lao công dọn dẹp nổi tiếng nhất Thái Lan", sau đó cô trở thành người mẫu.

Một người đàn ông đi vào hang động và vô tình phát minh ra cả một lĩnh vực sinh học
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTrong 63 ngày, ông sống ở độ sâu 130 mét (427 feet) dưới bề mặt, trong một hang động băng giá không có ánh sáng tự nhiên hoặc bất kỳ thiết bị đo thời gian nào. Nhiệt độ dưới mức đóng băng; độ ẩm là 98 phần trăm. Ông không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Giải mã "tiếng hát" từ nơi cách Trái Đất 2.700 năm ánh sáng
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcCác nhà nghiên cứu Úc đã tìm thấy "cỗ máy thời gian thiên hà" từ 27 ngôi sao trẻ hơn Trái Đất hơn 500 triệu tuổi.

Vệt sáng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời Mexico và sự thật chưa được lý giải
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcVệt ánh sáng rực rỡ đã bay vút qua bầu trời Puerto Vallarta, Mexico, vào ngày 12/4 (giờ địa phương), tạo nên cảnh tượng kỳ ảo khiến nhiều người kinh ngạc.

Phát hiện 'vàng nổi' trị giá 30 tỷ đồng trên chiếc xe ô tô
Tiêu điểm - 2 ngày trướcChặn chiếc ô tô để kiểm tra, cảnh sát bất ngờ phát hiện khối "vàng nổi" trị giá gần 30 tỷ đồng trên xe.

Thị trấn sống chung với gấu hoang
Tiêu điểm - 3 ngày trướcTP - Bằng cách sống hòa thuận với gấu, Pettorano sul Gizio ngày càng thu hút khách du lịch và cư dân mới, thành công đảo ngược xu hướng suy thoái vùng nông thôn.

Bé gái mồ côi may mắn nhất thế giới: Được tỷ phú Jeff Bezos nhận nuôi, thừa hưởng khối tài sản hàng tỷ USD
Tiêu điểmGĐXH - Con gái duy nhất của tỷ phú Jeff Bezos được nhận nuôi từ nhỏ, tương lai có thể thừa hưởng khối tài sản hàng trăm tỷ USD của cha.