Nỗi buồn tê tái của bà lão hơn 30 năm bán cháo nuôi 3 người thân điên loạn
GiadinhNet - Hơn 30 năm qua, người đàn bà ấy vẫn chung thủy với gánh cháo rong, tảo tần nuôi dưỡng ba người điên trong ngôi nhà nghèo nàn. Biết bao khốn khó và cả những cực nhọc xen lẫn trong cuộc đời, nhưng lúc nào, bà cũng tâm niệm cuộc sống luôn là những ngày vui để cố gắng không gục ngã trước nỗi bất hạnh quá lớn.
Bà Tài và gánh cháo thủy chung nghĩa tình. Ảnh: T.G |
74 tuổi, dấu thời gian đã hằn lên khuôn mặt đầy những vết chân chim, đổ chậm rãi và cay nghiệt xuống tấm lưng cong của bà Nguyễn Thị Thỏa (TP. Tam Kỳ, Quảng Nam). Gánh cháo rong của bà bên một vỉa hè đã là điểm đến của không ít người nơi đây. Họ đến để thưởng thức món cháo của bà và để được trò chuyện với bà, một người đã trải qua không ít những đau đớn cuộc đời.
Phải đợi đến gần trưa, khi đã vãn khách, bà Thỏa mới có thời gian ngồi thủ thỉ về chuyện đời, chuyện mình với tôi. Bà vốn quê gốc tận Tam Thăng, nhưng năm 1968 bà lên Tam Kỳ học nghề may. Trong thời gian ở đây, bà gặp và bén duyên với ông Tài (người chồng bây giờ - PV). “Hồi đó, ông là nhà giáo rồi bị bắt đi quân dịch. Hai vợ chồng không giàu có nhưng cũng đủ ăn. Trong niềm hạnh phúc giản dị, mấy đứa con ra đời sau đó, đứa nào cũng học giỏi. Hai đứa con gái thì bình thường và đã có gia đình riêng. Ở nhà chỉ còn hai đứa con trai. Đứa con đầu là Nguyễn Hữu Dũng (SN 1971) vốn rất thông minh, học giỏi. Nó học đến năm lớp 11 thì tự nhiên sinh ra ngớ ngẩn rồi điên loạn đập phá nhà cửa và nghỉ học đi lang thang”, bà Tài ngậm ngùi bắt đầu câu chuyện của mình như thế.
Thương đứa con đầu học giỏi, cả hai vợ chồng bắt đầu bán tất cả gia sản để lo chạy chữa. Nhưng càng thuốc men, bệnh Dũng càng trầm trọng. Căn nhà cấp 4 làm lại không biết bao nhiêu lần bởi mỗi khi lên cơn, Dũng lại vác búa đập phá. Bất lực với đứa con bệnh tật, cả hai vợ chồng bà dồn sức chăm cho đứa con trai út Nguyễn Hữu Duẩn (sinh 1978). Bà kể: “Thằng Duẩn cũng khôi ngô tuấn tú, học rất giỏi. Nhưng đến năm 1998, lúc đang học lớp 10 thì bỗng dưng điên dại đập phá nhà cửa như thằng anh nó. Nghĩ mà tủi thân lắm chú ơi (!)”. Thương hai đứa con trai điên dại, cả hai vợ chồng bà lại bắt đầu những tháng ngày đưa con đi bệnh viện, hết trong Nam rồi ra Bắc. Nghe ở đâu có thầy hay, bà lại lặn lội tìm đến. Thậm chí, ai bày gì bà cũng làm nhưng cái chứng điên dại của hai đứa con trai vẫn không cách nào hết.
Nhà cửa, tài sản, bà bán hết để lo chữa chạy, nhưng chẳng đến đâu. Đến năm 2002, trong cơn điên dại, cả hai đứa con bà vác búa đập nát nhà cửa. Không còn tiền, bà buộc phải bán mảnh đất cuối cùng để sửa lại cái nhà làm nơi tá túc cho 4 con người khỏi những cơn mưa nắng miền Trung khắc nghiệt này. Họa vô đơn chí, trong lúc hai đứa con điên dại suốt ngày đập phá vẫn chưa chữa khỏi thì đến lượt ông Tài chồng bà cũng bắt đầu lâm trọng bệnh, suốt ngày ngồi nói lảm nhảm và bắt đầu điên loạn từ hơn 3 năm nay. Bà bảo: “Suốt mấy tháng nay, tôi tạm ngủ yên mỗi đêm được khoảng 4 tiếng đồng hồ vì hai đứa con lên ở trên trại. Nhưng nhiều lúc giật mình vì ông Tài cũng bất chợt nổi cơn điên giữa đêm vắng, tôi lại tất tả cho ông uống thuốc, chằng chống lại cửa nẻo để đề phòng trong lúc ngủ quên mất ông phá cửa trốn ra ngoài”. Bà bảo cũng muốn đưa chồng vào bệnh viện điều trị, nhưng ngặt nỗi tiền không có, mà ông cũng đã 80 tuổi rồi có xin trại cũng không nhận nữa. Nghĩ lại, bà thấy cũng chỉ bản thân mình mới để mắt đến ông được. Ngồi kể chuyện với tôi, bà không khóc như những ngày trước, mà thay vào đó là nụ cười ngượng ngịu chất chứa đớn đau. Chẳng ai biết đã bao đêm bà thức trắng, hết lo cho con rồi giờ lại lo cho chồng nữa. nếu không có gánh cháo rong, có lẽ bà cũng chẳng còn biết làm gì kiếm tiền nuôi chồng và con trong cơn điên loạn ấy nữa.
Câu chuyện đời mình bà kể với chúng tôi thi thoảng lại bị ngắt quãng bởi có khách vào. Thấy tôi hỏi chuyện gia đình bà, ông Dũng, người cho bà mượn vỉa hè ngay trước nhà làm chốn mưu sinh tâm sự: “Tội nghiệp bà ấy, sinh được mấy đứa con thì hai đứa bị tâm thần cả. Khi còn nhỏ, mấy chị em nó ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành, làm việc nên cả xóm ai cũng khen ngợi gia đình bà ấy hạnh phúc. Vậy mà chẳng ai ngờ bất hạnh đã ập đến khi lần lượt từng đứa đến tuổi trưởng thành lại mắc bệnh tâm thần như thế. Giờ đã hơn 70, mà ngày ngày bà Thỏa vẫn phải thức khuya dạy sớm, vật lộn với cuộc mưu sinh(!)”.
Để có cái ăn cho cả nhà và tiền lo thuốc thang cho chồng và 2 đứa con, bà Thỏa bắt đầu cuộc mưu sinh với gánh cháo buổi sáng lê lết nơi vỉa hè đường Nguyễn Thái Học. Đã hơn 30 năm nay, từ gánh cháo bán rong trên vỉa hè, bà đã nuôi ba người điên trong ngôi nhà nghèo khó của mình. Hơn một năm trở lại đây, bà phải nhịn ăn nhịn mặc tích góp tiền để sắm được chiếc xe đẩy vì không đủ sức gồng gánh nồi cháo ra vỉa hè cách nhà hơn 300m nữa. “Khổ cực trăm bề, cái gánh cháo này tôi phải mua sắm lại không biết mấy chục lần vì mỗi khi hai đứa lên cơn là đem chén bát ra đập phá hết. Tôi thì già cả sức yếu ngăn sao được tụi nó”, bà thủ thỉ bằng nụ cười đau đáu nỗi niềm.
Mỗi ngày, bà thức dậy từ 2h sáng đi chợ rồi ninh xương nấu cháo để kịp bán buổi sáng sớm cho mọi người. Bất kể ngày mưa cũng như khi nắng nóng, bà vẫn tảo tần với gánh cháo rồi sau này là chiếc xe cháo để nuôi cùng lúc 3 người điên nằm nhà. “Mấy năm trước tui còn khỏe, ông nhà tôi không lâm bệnh thì còn phụ giúp tôi được chút ít. Còn hơn 3 năm nay, tôi đau ốm, rồi chồng điên loạn nên chỉ một mình tôi còng lưng đẩy xe cháo ra vỉa hè ngồi bán. May mà mấy bà con hàng xóm quanh đây thấy hoàn cảnh của tôi khổ cực quá, mỗi người ra giúp một chân một tay lúc rảnh rỗi, chứ mình tôi già cả rồi làm răng được”, bà Thỏa kể trong nước mắt.
Lúc chúng tôi đến thăm ngôi nhà của bà, căn nhà rộng chừng 50-60m2 ở cuối ngách, cũ nát, lúp xụp, tường lở loang lổ, trông thật thảm khi đứng bên cạnh những ngôi nhà khang trang, cao tầng xung quanh. Nhìn phía trong căn nhà cấp 4 bề bộn đồ đạc, bà bảo do ông Tài mỗi khi lên cơn vứt đồ ngổn ngang. Thấy người lạ, ông Tài chạy trốn vào trong góc nhà vì “sợ người ta đến bắt mang đi”. Một lúc sau, bà Thỏa bảo ông mới chịu ra và đem khoe với tôi giấy mừng thọ của UBMTTQVN TP. Tam Kỳ tặng ông tròn 80 tuổi. “Lúc bình thường, ông hiền lắm, nhưng khi lên cơn lại ngồi nói lảm nhảm chẳng chịu làm gì. Cổng nhà khóa chặt không cho ai ra vô. Hỏi thì ông bảo: Khóa lại chớ không người ta vô bắt tôi nhốt, bà sống với ai…”, bà rơm rớm nước mắt kể…
Nói ra tâm sự đó, tôi biết trong lòng bà chất chứa nỗi buồn ghê ghớm. Nhưng biết làm sao, khi trong căn nhà cấp 4 dột nát ấy, chỉ mình bà còn tỉnh táo để lo xoay sở kiếm tiền thuốc men cho chồng và thăm nom hai đứa con đang điều trị. Một cuộc đời buồn đến thế…
Cháo ế là… đói cơm
Trò chuyện với phóng viên, nhiều người dân trên đường Nguyễn Thái Học cũng bảo vì thấy hoàn cảnh nên cho bà ngồi bán trước nhà. Nhưng khổ nỗi là cái gánh cháo bình dân ấy lại quá đông người đến ăn vì ngon, rẻ. Nên được một thời gian, chủ nhà thấy phiền không cho bà bán nữa. Để có chỗ bán cháo buổi sáng, bà phải bóp bụng thuê cái vỉa hè dưới bóng cây trước một ngôi nhà trên đường Nguyễn Thái Học với giá 300 nghìn đồng/tháng. Trời nắng còn đỡ, chứ trời mưa thì khổ trăm bề. Hôm nào bán hết nồi cháo kiếm cũng được 150 nghìn đồng. Những hôm bán ế thì lỗ, không có tiền mua gạo ăn. Lại có hôm đi bán về, cả 3 cha con lên cơn đập phá khiến bà phải chạy sang nhà hàng xóm tá túc, vì sức bà làm sao cản nổi. “Sức khỏe yếu nên tôi dự định mở quán cháo bán trong nhà. Nhưng chồng tôi nghe rồi nhất quyết không chịu vì ông bị hoang tưởng, lúc nào cũng sợ người lạ đến bắt, suốt ngày cửa đóng then cài. Thấy tôi hoàn cảnh khó khăn quá, mới đây UBND phường An Mỹ, TP. Tam Kỳ đã làm thủ tục đưa 2 đứa con điện loạn của tôi lên chăm sóc tại trại tâm thần. Vậy cũng đỡ được phần nào, chứ mình tôi cũng nhọc nhằn lắm”, bà tâm sự. |
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 7 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 10 giờ trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 14 giờ trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 16 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 20 giờ trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 20 giờ trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến
Gia đình - 21 giờ trướcGĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng
Gia đình - 1 ngày trướcQuyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.
Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới
Gia đình - 1 ngày trướcĐoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.
4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.