Ôm bé sau sinh - việc nhỏ, lợi ích lớn!
Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé ngay sau sinh giúp bé bớt khóc, cải thiện tương tác mẹ con, giữ ấm trẻ và giúp mẹ cho bé bú dễ dàng.
Nhiều mẹ chia sẻ rằng lần đầu tiên nhìn thấy con yêu, được ôm bé vào lòng, đó là khoảnh khắc rất kì diệu mà mẹ khó có thể diễn đạt thành lời. Đó là cảm xúc chung nhưng có lẽ các mẹ không biết cái ôm tiếp xúc da kề da tưởng như đơn giản ấy lại rất có ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé ngay sau khi bé ra đời và sau đó nữa không chỉ có ảnh hưởng tích cực, là cầu nối truyền tải tình cảm giữa cha mẹ và bé, giúp mẹ cho bé bú thành công mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ. Vậy thực chất việc tiếp xúc da kề da có vai trò quan trọng như thế nào với sự phát triển của bé ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho mẹ nhé!
Thế nào là tiếp xúc da kề da?
Tiếp xúc da kề da sớm, lý tưởng là ngay sau sinh bằng cách đặt trẻ sơ sinh trần truồng trên ngực trần của mẹ. Ngực trần của mẹ là nơi hoàn hảo cho trẻ sơ sinh phục hồi sau những căng thẳng của hành trình "vượt cạn". Đó là nơi thoải mái, bình yên và ấm áp nhất để bé bắt đầu cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trừ khi cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức, nếu không các bé nên được nghỉ ngơi trên ngực của mẹ ít nhất một giờ sau khi bé chào đời.

Lợi ích của việc tiếp xúc da kề da sớm giữa mẹ và bé là gì?
- Giúp mẹ và bé thư giãn, bình tĩnh lại.
- Giúp trẻ bớt khóc.
- Cải thiện nhịp tim, giúp nhịp tim ổn định hơn cũng như giúp hơi thở của trẻ đều đặn hơn.
- Kích thích hệ tiêu hóa của bé.
- Giữ ấm trẻ.
- Tăng thời lượng trẻ ngủ sâu.
- Để da bé tiếp xúc được với các loại vi khuẩn có lợi trên cơ thể mẹ, do đó cải thiện sức đề kháng, chống nhiễm trùng cho trẻ.
- Kích thích sản xuất các hoocmon thúc đẩy tuyến sữa hoạt động
- Tăng tiếp xúc mùi, nhiệt độ bằng cách tiếp xúc da kề da sẽ kích thích trẻ khởi phát bú mẹ thành công.
- Thắt chặt quan hệ và giao tiếp giữa cha mẹ và bé thông qua kích thích xúc giác như sờ, sưởi ấm và mùi.
- Tiếp xúc da kề da giúp trẻ sinh non được ổn định hơn, duy trì nhiệt độ cơ thế, chống lại nhiễm trùng, tăng trưởng và phát triển tốt hơn cũng như rút ngắn thời gian nằm viện. Đây còn được gọi là phương pháp Kangaroo.
Phương pháp Kangaroo
Phương pháp Kangaroo là tên gọi khác của việc tiếp xúc da kề da nhưng thường được áp dụng đối với các trường hợp bé sinh non.
Trong phương pháp này, để giữ đủ nhiệt cho trẻ sinh non trong điều kiện thiếu lồng ấp, trẻ sơ sinh được đặt ở tư thế thẳng đứng, áp sát vào ngực mẹ, má của bé áp vào da ngực mẹ, 2 chân bé dang ra dưới vú mẹ (tư thế con ếch), tư thế này duy trì liên tục 24/24 giờ trong vài tuần đầu sau sinh cho đến khi trẻ có được trọng lượng trung bình của một đứa trẻ chào đời đủ tháng.
Ngoài tác dụng ủ ấm cho trẻ, phương pháp Kangaroo còn tạo sự gần gũi, gắn bó tình cảm mẹ con, tạo điều kiện để trẻ được bú sữa mẹ. Ngoài ra, với phương pháp này, những trẻ sinh non có thể được điều trị ngoại trú.
Tuy nhiên, phương pháp Kangaroo không được áp dụng với tất cả trẻ sinh non. Ở nhiều nơi trên thế giới, các bệnh viện chỉ thực hiện Kangaroo với những bé có tình trạng lâm sàng khá tốt, có khả năng bú mẹ và nuốt, không rối loạn về hô hấp, tim mạch.

Tiếp xúc da kề da và lần đầu bé bú sữa mẹ
Các chuyên gia đã quan sát nhiều trẻ sơ sinh và nhận thấy hầu hết các bé đều thực hiện một loạt các hành động như nhau để dẫn đến lần bú mẹ đầu tiên. Một số bé mất nhiều thời gian hơn nhưng nếu bú mẹ thành công, trong lần tiếp theo, các bé sẽ bú mẹ dễ dàng hơn rất nhiều. Việc tiếp xúc da kề da sớm thúc đẩy quá trình này và các mẹ ôm bé, da kề da ngay sau khi sinh sinh có khả năng cho bé bú lâu hơn các mẹ không tiếp xúc với trẻ. Quá trình này là:
- Bé khóc sau khi được sinh ra, các chuyên gia cho biết tiếng khóc sau khi bé chào đời rất đặc trưng, khác với tiếng khóc của bé sau này tuy nhiên điều này không dễ phân biệt.
- Bé sẽ bắt đầu thư giãn và phục hồi sau khi chào đời.
- Sau đó bé sẽ bắt đầu thức dậy.
- Cánh tay, vai và đầu trẻ có những chuyển động nhỏ.
- Chuyển động của bé tăng lên và trẻ có xu hướng chuyển lại gần ngực của mẹ.
- Sau khi bé đã tìm thấy mẹ, bé sẽ nghỉ ngơi một khoảng thời gian. Mẹ đừng nhầm lẫn hành động này của trẻ với việc bé không muốn ăn hay không đói.
- Sau đó bé sẽ rúc vào ngực mẹ trước khi bú.
- Sau khi bú mẹ trong một thời gian ngắn, bé sẽ dừng lại và ngủ.
Tiếp xúc da kề da sau khi sinh mổ, được hay không?
Có nhiều nhân tố khiến mẹ không thể ôm bé, da kề da sớm sau khi sinh mổ. Thậm chí, ngay cả khi mẹ tỉnh táo trong và sau khi phẫu thuật, sử dụng thuốc giảm đau cho cột sống, bác sĩ cũng không cho phép mẹ tiếp xúc da kề da với bé vì nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ sản khoa về vấn đề này và yêu cầu được tiếp xúc sớm với bé. Còn nếu mẹ cảm thấy không khỏe hoặc thuốc gây mê vẫn còn tác dụng, bố cũng có thể thay thế mẹ để tiếp xúc da kề da với bé.
Bố tiếp xúc da kề da với trẻ có gì khác so với mẹ?
Tiếp xúc da kề da với bé là cách tuyệt vời để bố tương tác với trẻ. Việc bố ôm bé, da kề da được cho là có tác dụng giảm tiếng khóc thét của trẻ, giúp bé bình tĩnh lại và tạo điều kiện cho sự phát triển các hành vi trước khi bú mẹ của trẻ.
Liên tục tiếp xúc da kề da giúp bố và bé liên kết với nhau. Em bé sẽ cảm thấy an toàn trên ngực bố và ngược lại, bố cũng sẽ học được cách nhận biết các tín hiệu của trẻ.

Cái kết đắng cho gã đàn ông khôn lỏi chuyển hết tài sản cho vợ khi ly hôn để quỵt nợ
Chuyện vợ chồng - 57 phút trướcGĐXH - Tưởng đã cao tay khi chuyển hết tài sản cho vợ và ly hôn để trốn bồi thường sau vụ tai nạn, người đàn ông không ngờ bị tòa 'bị tòa lật ngược thế cờ'.

Top cung hoàng đạo nữ có số 'thịnh vượng bẩm sinh', sờ vào đâu tài lộc phình ra ở đó
Gia đình - 1 giờ trướcGĐXH - Trong chiêm tinh học bí ẩn có 4 cung hoàng đạo nữ phú quý khí chất hơn người nên cuộc sống của họ luôn hạnh phúc, viên mãn.

Mặc kệ mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Gia đình - 4 giờ trướcCó lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời
Nuôi dạy con - 4 giờ trướcGĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 16 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 23 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 1 ngày trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.