Ông lang Thân chữa bỏng ở Hà Nội: Thuốc không thẩm định, hành nghề không phép
Giadinh.net - Ngày 24/12/2007, chúng tôi đến nhà ông lang Thân (tên thật là Đinh Công Thân) – người đã trở thành “nỗi nhức nhối của ngành y tế Hà Nội” – bởi nhiều năm nay vẫn hành nghề chữa bỏng, loét, chốc, thủy đậu, mất da... “chẳng thèm” có giấy phép!
“Chúng tôi không ngăn cấm ai hành nghề, nhưng cho dù bài thuốc tốt hay không, vẫn cần sự thẩm định của ngành y tế!” – Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường khẳng định.
Ung dung hành nghề không phép!
Hơn chục năm nay, đã nhiều lần qua nhà ông lang Thân chữa bỏng nổi tiếng Hà Nội, lần này, khi chúng tôi tới, mọi điều vẫn chẳng thay đổi gì. Ông lang Thân vẫn vậy, vẫn tráng kiện, khỏe mạnh, và vẫn hồ hởi đón tiếp một lượng bệnh nhân nhiều không ngờ! Theo lời ông, chỉ trong năm 2007, ông đã chữa trị cho ít nhất 4.000 trường hợp, và không hiếm trường hợp bỏng cực nặng!
Quả vậy, trong lúc chúng tôi tới xin tư vấn, chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, hết chị bệnh nhân ở Phố Huế - Hà Nội đến đắp thuốc bởi vết bỏng ở chân do vô ý giẫm lên nồi nước nóng, đến một chị khách vãng lai đến xin thuốc cho cái chân bỏng đã liền sẹo được một tháng trời, cho tới một cậu bé cà nhắc bởi vết bỏng nước nặng ở chân... Ông vẫn nhiệt tình với từng bệnh nhân một, và vẫn... quảng cáo hết lời, với đầy đủ bằng chứng bằng hình ảnh và... báo chí cho thành quả chữa bỏng bao năm nay của mình.
Chẳng biết ông đã từng chữa thành công cho bao nhiêu trường hợp, và điều đó có đúng với những gì ông đã giới thiệu cùng chúng tôi hay không? - Nhưng phải thừa nhận một điều, bệnh nhân đến với ông vẫn nhiều và... chung thủy, người nọ bày cho người kia, truyền tai nhau.
Ông cũng chẳng giấu giếm gì việc hành nghề... không phép của mình, và ông thực sự tự hào bởi sự... kiên cường đó. Đặc biệt, ông rất hiểu tại sao cho đến bây giờ, ngành y tế không cấp phép hoạt động cho ông! “Không sao cả, công an tới chữa bỏng chỗ tôi rất nhiều, chẳng ai có thể quấy rầy tôi được hết!”
Đông y không thể cứu được bệnh nhân bỏng quá nặng
Với GS. TS Lê Năm, Giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia, việc ông lang Thân có nhiều bệnh nhân chẳng có gì là lạ cả. “Cách làm của ông lang Thân bao nhiêu năm nay vẫn vậy. Ông ấy luôn “cài cắm” người đứng trước các bệnh viện có chuyên khoa bỏng, nhất là các bệnh viện đầu ngành của Trung ương và Hà Nội như Bệnh viện Bỏng Quốc gia, Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội để mồi chài bệnh nhân. Đây là những bệnh viện luôn luôn quá tải bởi bệnh nhân nặng từ cả nước chuyển về! Với những bệnh nhân quá nặng, họ khuyên nhủ nên vào bệnh viện truyền dịch cho qua thời kỳ sốc bỏng, sau đó về điều trị bằng Đông y cho đỡ tốn kém!”.
Với cách làm như vậy, bệnh nhân đến với ông lang Thân khá nhiều. Thậm chí có những trường hợp đã điều trị được một thời gian, khi bệnh đã qua thời kỳ nguy kịch, bệnh nhân vẫn kiên quyết đòi về để đến điều trị nơi cò mồi dẫn dắt, vì thế khi khỏi bệnh, ông lang Thân lại được cái tiếng lẫy lừng là đã... cứu bệnh nhân khỏi cái chết!
“Viện chúng tôi lớn nhất cả nước mà cả năm cũng chỉ tiếp nhận hơn 5.000 bệnh nhân, vậy mà ông này dám nói là tiếp nhận gần 4.000 bệnh nhân trong năm qua. Thật không thể nào hiểu nổi!”- GS Lê Năm nói vậy.
GS Lê Năm cho biết, có khá nhiều bệnh nhân bỏng, sau khi chữa bằng thuốc của ông Thân đã phải nhập Viện Bỏng Trung ương trong tình trạng rất nặng. Có người chữa ở chỗ ông Thân tới 52 ngày, có người hơn 40 ngày, kết quả là từ bỏng độ 3, vết bỏng nông, họ đã phải ghép da, tình trạng bỏng không hề được cải thiện mà còn nặng hơn, kèm thêm nhiễm khuẩn.
Ông chứng kiến, trước năm 2000, có những bệnh nhân chịu chết sau khi quanh quẩn điều trị dài ngày bằng thuốc Đông y vì nhiễm khuẩn quá nặng và sốc đường tiêu hoá.
“Có những bệnh nhân chữa lang băm tới viện phải cưa cụt các chi. Vì theo nguyên tắc chữa bỏng, khi các đầu ngón tay, chân bị bỏng không được bôi thuốc tạo màng vì làm như thế sẽ dẫn tới phù nề, chèn ép mạch máu, dẫn tới hoại tử phải cắt bỏ các chi” - ông nói.
“Giả dụ khi được phép hành nghề, có thể bài thuốc của ông lang Thân chữa được các loại bỏng nhẹ, bỏng nông, do đó nhiều người vẫn tìm đến ông điều trị. Nhưng rõ ràng ông phải tuân thủ quy định những người hành nghề chữa bỏng tại nhà chỉ được phép tiếp nhận chữa các trường hợp bỏng dưới 9% mà thôi. Vì rõ ràng, với trên 10% diện tích cơ thể, tổn thương bỏng sẽ gây những rối loạn bệnh lý toàn thân, gọi chung là bệnh bỏng và cần sự điều trị tổng hợp, toàn thân” – GS Lê Năm giải thích.
Cũng theo GS Lê Năm, không ai phủ nhận thuốc Đông y có hiệu quả trong chữa các bệnh, nhưng riêng bỏng thì cần phải cẩn thận vì bỏng có 5 độ và rất dễ bị nhiễm trùng và tử vong nhanh. Và thuốc Đông y cũng chỉ điều trị được bỏng độ 1 mà thôi. Riêng bỏng độ 3 trở lên thì không thể điều trị Đông y mà cần vào các bệnh viện có khoa bỏng có đầy đủ phương tiện cấp cứu để bệnh nhân được tiến hành ghép da.
Cũng theo GS Lê Năm, bao năm qua, nhiều hội đồng khoa học được họp lại bàn về bài thuốc của ông lang Thân và đề nghị cần phải công khai và đăng ký nhưng không hiểu sao không làm được. Sở Y tế cũng cần thanh kiểm tra quyết liệt hơn để bảo đảm sự an toàn cho người bệnh.
Cần tuân thủ pháp luật
“Sở Y tế không ngăn cấm bất kỳ bác sĩ, lương y nào hành nghề chữa bệnh, với điều kiện người đó phải tuân thủ những quy định của Nhà nước liên quan đến vấn đề này” – Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã khẳng định như vậy.
“Rõ ràng, việc chữa bệnh cứu người là một đóng góp lớn cho cộng đồng và xã hội. Nếu bài thuốc của ông lang Thân thực sự tốt, có ích thì không có lý do gì ông không làm các thủ tục cần thiết để được ngành y tế công nhận. Chữa bệnh là liên quan đến tính mạng con người cho nên phải tuân thủ luật pháp. Không ai có thể vì cái tôi cá nhân mà bỏ qua nguyên tắc đó” – Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội khẳng định.
Ông Cường cho biết, để một bài thuốc gia truyền (hay nghiệm phương) được Bộ Y tế (hay Sở Y tế) thừa nhận và cấp phép cho lưu hành, cần phải qua những công đoạn đã được quy định nghiêm ngặt. Quyết định của Bộ Y tế (số 39/2007/QĐ-BYT) về việc ban hành Quy chế xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” quy định rất rõ rằng, “bài thuốc gia truyền là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội đồng y và y tế xã, phường, thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận”.
Theo đó, để được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, ngoài các thủ tục cá nhân cần thiết, người sở hữu cần có bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị; công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng đơn vị, liều lượng); cách gia giảm (nếu có); cách bào chế; dạng thuốc; cách dùng, đường dùng; liều dùng; chỉ định và chống chỉ định... kèm thêm tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc.
“Nhưng bao nhiêu năm nay, ông lang Thân từ chối điều đó! Vì thế, dù muốn hay không, chúng tôi cũng chẳng có cơ sở gì để cấp phép cho ông ấy hoạt động một cách hợp pháp!” – Ông Cường nhấn mạnh.
Cùng chung quan điểm với ông Cường, khi được hỏi về trường hợp lang Thân, GS Lê Thế Trung – nguyên Giám đốc Học viện Quân y, Chuyên gia đầu ngành về Bỏng bức xúc:
“Cho đến nay, tôi chẳng biết là ông lang Thân dùng bài thuốc gì để chữa bỏng cho người bệnh nữa! Tôi nhớ cách đây 7-8 năm, có lần, khi ông lang Thân và ông lang Phong (cùng địa chỉ số 3 Quang Trung – Hà Nội) “chiến đấu” với nhau để tranh giành cái gọi là “bài thuốc cổ truyền”, ông lang Thân có đưa ra bài thuốc bao gồm nghệ sao tẩm, xử lý theo phương pháp thích hợp; tinh dầu cây trầu không; tinh dầu chanh; dịch chanh; mật ong đã xử lý; dịch chiết uy linh tiên. Không hiểu giờ đây, ông ấy còn chung thủy với bài thuốc đó hay không, nhưng theo tôi, đó là một công thức hổ lốn, “tạp pí lù”!.
Theo sự lý giải của GS Trung, nghệ, mật ong... có khả năng kháng khuẩn thì đã được chứng minh từ lâu. Nhưng hoà tinh dầu chanh, dịch chanh vào bài thuốc chữa bỏng thì rất nguy hiểm vì gây xót vết thương, đau đớn và có hại cho người bệnh (trước khi chết vì bỏng, có người đã chết vì đau đớn và vì sốc)!
Bí mật có bị lộ?
Ông lang Thân cho chúng tôi biết, sở dĩ ông không đồng ý đưa bài thuốc ra để hội đồng chuyên môn của ngành y tế thẩm định là do ông lo ngại bài thuốc đó sẽ bị lộ, “người khác cướp mất liền”.
Về vấn đề này, Chánh Thanh tra Sở Y tế Nguyễn Việt Cường khẳng định, không bao giờ có chuyện như vậy, nhất là đối với một bài thuốc Đông y.
“Những vị thuốc có trong bài thuốc cần được công khai để ngành y tế thử nghiệm độc chất và tác dụng, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Đối với Đông y, bí quyết gia truyền nằm ở các khâu như cách sắc, cách bào chế, cách thu hái hoặc bí quyết gia giảm, chứ còn tên của từng vị thuốc thì không thể không công khai. Rõ ràng, cũng từng đó vị thuốc, liều lượng như nhau nhưng người này bốc thì chẳng có tác dụng gì trong lúc người khác bốc thì có thể chữa được bệnh, đó mới chính là bí quyết. Mà bí quyết đó thì ngành y tế không yêu cầu công khai. ông lang Thân vốn là dân ngành y, không thể không biết điều đó. Tôi nghĩ, chẳng lẽ ông ấy còn lo ngại về một điều gì đó khác thế”.
Tú Anh - Vân Khánh

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Mão mở ra một chương mới đầy hứa hẹn
Đời sống - 24 phút trướcGĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ 2025 dự báo, tuổi Mão mở ra một chương mới đầy hứa hẹn với vận trình tổng thể vô cùng tươi sáng và tràn đầy năng lượng tích cực. Cùng xem các mặt dưới đây của con giáp này.

Danh tính người phụ nữ bán trà đá xua đuổi cô gái đứng đợi xe trên vỉa hè bến xe Mỹ Đình
Đời sống - 39 phút trướcGĐXH - Lợi dụng lúc công an không tuần tra, bà L.T.K. (51 tuổi, ở xã Sơn Đồng, TP Hà Nội) đã có hành vi lấn chiếm vỉa hè trước số nhà 36 Phạm Hùng để bán trà đá. Công an Hà Nội đang lập hồ sơ để xử lý người này.

Từ ngày 1/1/2026, khai bảo hiểm xã hội điện tử online cần thực hiện những gì?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) điện tử giúp cá nhân, đơn vị, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trực tuyến một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Để khai bảo hiểm xã hội điện tử online cần thực hiện những gì?

Thời tiết miền Bắc có sự thay đổi bất ngờ trong ngày hôm nay
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, nhiều khu vực trên cả nước tiếp tục có mưa dông mạnh. Trong đó khu vực Bắc Bộ ban ngày nắng nóng cục bộ, chiều tối xuất hiện mưa dông có thể kèm theo lốc sét, gió giật mạnh.

Tạm giữ ông bố buộc xích, kéo lê con trên phố Hải Phòng
Pháp luật - 3 giờ trướcNghi con trai trộm tiền, ông bố ở Hải Phòng đã xích con vào xe máy, kéo lê trên phố. Người này đã bị công an tạm giữ hình sự.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an đạt mức kỷ lục
Giáo dục - 3 giờ trướcNgày 6/7, gần 23.000 thí sinh cả nước đã tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an với tổng số hơn 1.000 phòng thi, tăng hơn 5.000 thí sinh so với năm 2024.

Cháy cư xá ở TPHCM, 8 người tử vong
Thời sự - 3 giờ trướcMột vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra vào tối 6/7 tại cư xá Độc Lập (phường Phú Thọ Hòa, TPHCM) khiến 8 người tử vong, trong đó có 2 trẻ em.

Tin sáng 7/7: Chi tiết lễ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội; miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn, nền nhiệt giảm mạnh
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh sẽ được tổ chức từ 6h30 ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm Thủ đô Hà Nội; Cơ quan khí tượng cho biết, khu vực miền Bắc khoảng từ chiều tối và đêm 9-12/7 khả năng có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.

Đánh dã man 2 học sinh TP.HCM, 3 thanh niên bị bắt khi đang trốn tại Lâm Đồng
Pháp luật - 13 giờ trướcĐội CSGT đường bộ số 2 cùng Công an xã Liên Hương (Lâm Đồng) truy bắt được 3 thanh niên đánh dã man 2 học sinh tại TP.HCM khi đang lẫn trốn ở nhà nghỉ trên địa bàn.

Những điều cần biết về 3 cây cầu mới trên sông Đáy - cú hích cho giao thương vùng Ninh Bình
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Những cây cầu vượt sông mới xây dựng xong và đang thi công kết nối 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình nay là tỉnh Ninh Bình, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội.

Rút súng chặn đầu xe trên đèo Đá Trắng, các đối tượng bị tạm giữ
Pháp luậtGĐXH - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã lập hồ sơ, tiến hành điều tra bước đầu vụ đối tượng rút súng đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng và bàn giao các đối tượng cùng tang vật cho Cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ để tiếp tục xử lý theo quy định.