Phát sóng 3.000 lần và những kỷ lục của 'Tây du ký 1986'
"Tây du ký" bản 1986 là tác phẩm kinh điển của màn ảnh Trung Quốc. Hơn 3 thập kỷ qua, phim đã trở thành ký ức không thể quên của nhiều thế hệ khán giả.
Tây du ký là tác phẩm kinh điển, có sức sống mãnh liệt trong lịch sử phim truyền hình Trung Quốc. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân, khắc họa hành trình đi đến Tây Trúc thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng.

Tây du ký 1986 là bản phim kinh điển, là một phần tuổi thơ không thể quên của nhiều thế hệ khán giả.
"34 năm trôi qua, những thước phim ấy đã lỗi thời, lạc hậu so với công nghiệp làm phim ngày nay, song chính cái hồn, cái tâm và cái tầm của cả ê-kíp Tây du ký 1986 đã tạo nên sức sống bền bỉ cho tác phẩm", một người hâm mộ cho biết."Tây du ký là minh chứng rõ nét cho câu nói nghệ thuật chân chính sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng trước quy luật tàn phai của thời gian. Bốn nhân vật bước ra từ trang sách là Đường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh trở thành ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ", khán giả bình luận trên Sina.
Tác phẩm được tái phát sóng hơn 3.000 lần
Tây du ký bắt đầu khởi quay từ năm 1982, đến năm 1988 phim mới hoàn thành. Năm 1986, Đài truyền hình Trung Quốc CCTV bắt đầu chiếu phim theo dạng cuốn chiếu, tức vừa quay vừa phát sóng. Vì vậy, phiên bản này thường được gọi dưới tên Tây du ký 1986.
Sina mới đây dẫn lại kết quả thống kê những bộ phim dài tập được phát lại nhiều nhất ở Trung Quốc. Theo đó, Tây du ký dẫn đầu về thành tích chiếu lại trên màn ảnh nhỏ với hơn 3.000 lần.
![]() Tây du ký phát sóng hơn 3.000 lần tại Trung Quốc. |
So với ba tác phẩm khác nằm trong Tứ đại danh tác được chuyển thể thành phim gồm Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Hồng lâu mộng, Tây du ký có sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.
Theo QQ, lý do khán giả Trung Quốc yêu mến Tây du ký trong suốt hơn 30 năm qua, nguyên nhân lớn nhất là tinh thần vui vẻ, giải trí mà phim truyền tải phù hợp với mọi đối tượng. Hơn nữa, thời lượng của phim không dài, chỉ 25 tập (phần đầu), mỗi tập có nội dung riêng biệt. Nhờ đó, khán giả dễ dàng theo dõi hơn, đặc biệt là trẻ em.
Khảo sát của CCTV năm 1987 cho thấy phim đạt tỷ suất khán giả 89,4%. Năm 2014, theo thống kê của Tân Hoa Xã, đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100% và hơn 50% khán giả cho biết họ đã xem Tây du ký hơn 10 lần.
Kịch bản được làm lại kỷ lục trên màn ảnh
Thành công và sức lan tỏa của 41 tập phim đánh dấu cuộc đua chuyển thể Tây du ký chính thức bắt đầu tại Trung Quốc. Mỗi năm đều có ít nhất một tác phẩm làm lại từ tiểu thuyết kinh điển của tác giả Ngô Thừa Ân, số lượng lên đến hàng trăm phim.
Câu chuyện về chặng đường thỉnh kinh gian nan, trải qua 81 kiếp nạn mới đến Tây Trúc lấy được chân kinh trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các nhà sản xuất. Mỗi một vùng đất, mỗi một yêu quái và ngay cả tính cách khác biệt của 4 nhân vật chính cũng là "nguồn tài nguyên" có thể khai thác triệt để.
![]() Tây du ký: Nữ Nhi quốc (2018) khai thác câu chuyện tình yêu giữa Đường Tăng và Nữ vương của Tây Lương Nữ quốc. |
Từ đó, nhiều bộ phim điện ảnh lẫn truyền hình được làm lại với nội dung độc lập, kịch bản mới lạ, hấp dẫn và đầu tư công phu về kỹ xảo ra đời.
Trong thời hiện đại, kịch bản chuyển thể từ Tây du ký không còn gói gọn về hành trình của 4 thầy trò Đường Tăng, mà là các lát cắt mới lạ, xoáy sâu vào số phận, câu chuyện cuộc đời hay mối quan hệ riêng rẽ của nhân vật. Dù thêm thắt thế nào, Tây du ký “đời sau” vẫn giữ nguyên tư tưởng hướng thiện, kết thúc có hậu theo đúng tiểu thuyết gốc.
Có thể kể đến Tây du ký: Mối tình ngoại truyện (2014) của Châu Tinh Trì có nội dung xoáy sâu vào tình cảm lứa đôi. Tây du ký: Nữ Nhi quốc (2018) lại khai thác sâu hơn về câu chuyện tình đẹp và đầy ý nhị giữa Đường Tăng và Nữ vương của Tây Lương Nữ quốc.
Chọn một tình huống “đắt” ở nguyên tác để phát triển thành bộ phim độc lập được đánh giá là hướng đi thông minh của nhiều nhà sản xuất, song cũng là một thách thức không nhỏ.
Tuy nhiên, theo Ifeng, bao nhiêu bản làm lại Tây du ký ra đời với dàn diễn viên hạng A, có nhan sắc và tài năng vượt trội, đầu tư kỹ xảo hợp thời đến mấy cũng không thể nào xô đổ được tượng đài Tây du ký 1986 trong lòng người hâm mộ.
Lục Tiểu Linh Đồng - biểu tượng không thể lật đổ
Hơn 3 thập kỷ qua, nhắc về Tây du ký khán giả nhớ ngay đến Lục Tiểu Linh Đồng. Ông được xem là biểu tượng không thể thay thế, Tôn Ngô Không chuẩn mực nhất trong lịch sử.
Vai diễn Tôn Ngộ Không của sao gạo cội để lại cái bóng khó có thể vượt qua của lớp hậu bối. Những diễn viên từng thủ vai Tôn Ngộ Không trong các phiên bản khác nhau như Quách Phú Thành với Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, Chân Tử Đan với Đại náo thiên cung, Bành Vu Yến với Ngộ Không truyện, Châu Tinh Trì với Đại thoại tây du... đều để lại những ấn tượng riêng biệt, nhưng vẫn không ai có thể soán ngôi "vua khỉ" của Lục Tiểu Linh Đồng.
![]() Tôn Ngộ Không là vai diễn để đời của Lục Tiểu Linh Đồng. |
"Chưa một diễn viên nào thể hiện vai Tôn Ngộ Không tốt và duyên như Lục Tiểu Linh Đồng. Vai diễn Mỹ Hầu Vương do sao nam gạo cội đảm nhận là kinh điển, không ai có thể vượt qua", Sina bình luận.
Thậm chí, bản thân Lục Tiểu Linh Đồng cũng không thể thoát khỏi chính mình. Một đời cống hiến cho nghệ thuật, hào quang của ông chỉ gắn liền với một vai diễn duy nhất, không thể có vai xuất sắc hơn.
Bản phim thô sơ nhất
Tây du ký 1986 ra đời trong bối cảnh kỹ xảo điện ảnh còn thô sơ, vật lực lẫn nhân lực có hạn. Phim được đầu tư 6 triệu NDT. Đây là một con số “khủng” vào thời điểm đó nhưng vẫn không đủ trang trải chi phí cho toàn bộ phim. Ngay cả thù lao mà các diễn viên nhận được chỉ mang tính tượng trưng.
"Vật chất thiếu thốn nghèo nàn, đến cả cơm cũng ăn không đủ no", đạo diễn Dương Khiết chia sẻ về tình cảnh của đoàn phim những năm 1980.
Theo Sohu, để tìm được những bối cảnh phù hợp với yêu cầu kịch bản, đạo diễn Dương Khiết và ê-kíp phải rong ruổi trên khắp Trung Quốc, đi qua hơn 26 tỉnh thành. Họ nhiều lần đối diện ranh giới giữa sự sống và cái chết do gặp phải tai nạn nguy hiểm.
![]() Tây du ký 1986 được hoàn thành trong điều kiện khó khăn về vật chất. |
QQ cho biết hai 25 tập phim của Tây du ký 1986 chỉ do duy nhất nhà quay phim Vương Sùng Thu phụ trách. Ông một mình ròng rã vác máy quay, trèo đèo lội suối theo chân vợ - đạo diễn Dương Khiết cho ra đời các thước phim kinh điển.
Trong quá trình thực hiện, diễn viên và nhân viên hậu trường hầu như không có sự phân biệt. Các diễn viên đôi lúc phải phụ khuân vác, ngược lại, nếu phim thiếu diễn viên, nhân viên hậu trường cũng được huy động xuất hiện trước ống kính.
"Cả đoàn phim năm đó đều phải 'liệu cơm gắp mắm', tiết kiệm tối đa chi phí để dành tiền cho giai đoạn hậu kỳ, làm kỹ xảo… Mỗi nhân viên và kể cả diễn viên chỉ được phát 5 hào tiền ăn vặt. Người có cát-xê cao nhất lúc đó là Lục Tiểu Linh Đồng với 100 NDT/tập", Đường Kế Toàn - nhiếp ảnh phim trường kiêm phụ quay cho biết.
Ông nói thêm với Sina: "Khó khăn là thế, nhưng Tây du ký 1986 vẫn thu hút rất nhiều nghệ sĩ, trong đó có cả những tên tuổi lớn của điện ảnh Trung Quốc thời bấy giờ tham gia một cách nhiệt tình, không quản thù lao cao thấp".

Theo Zing

Phim "Cha tôi, người ở lại" kéo dài thêm 3 tập, khán giả tranh cãi không biết nên vui hay buồn?
Giải trí - 30 phút trướcGĐXH - Phim "Cha tôi, người ở lại" dự kiến kết thúc ở tập 42, tuy nhiên phim có thể thêm 3 tập cuối, điều này gây tranh cãi đối với khán giả.

Con trai đời thực tròn 10 tuổi của bà Liên phim 'Cha tôi người ở lại'
Giải trí - 2 giờ trướcGĐXH - 'Bà Liên' Thu Quỳnh của phim "Cha tôi người ở lại" mới đây đã khoe con trai bé Be đã tròn 10 tuổi. Hình ảnh cao lớn hơn tuổi của cậu bé khiến khán giả chú ý.

Thanh Thúy - Đức Thịnh tiết lộ điều đặc biệt giấu kín về hôn nhân 17 năm
Câu chuyện văn hóa - 2 giờ trướcGần 2 thập kỷ bên nhau, cặp đôi NSƯT Đức Thịnh - Thanh Thúy trải qua không ít sóng gió. Họ dần học cách lắng nghe, bao dung, ý thức trách nhiệm vì tổ ấm.

H'Ăng Niê: Từ cô bé chăn bò đến 'ngọc trai đen' của làng mẫu Việt
Câu chuyện văn hóa - 4 giờ trướcH'Ăng Niê - cô gái Ê-đê từ Buôn Đôn - vượt qua nghèo khó, định kiến để trở thành á hậu, người mẫu nổi tiếng.

'Bạn gái' kiến trúc sư của Bùi Như Lai phim 'Cha tôi, người ở lại' gợi cảm với áo ren xuyên thấu
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Lương Thu Trang - nữ diễn viên đang được khen ngợi với vai bạn gái lệch tuổi của Bùi Như Lai trong phim "Cha tôi, người ở lại" gây chú ý khi diện thiết kế xuyên thấu.

Lương Thu Trang - Duy Hưng vào vai hôn nhân không hạnh phúc trong phim mới 'Dịu dàng màu nắng'
Xem - nghe - đọc - 16 giờ trướcGĐXH - Đây là lần đầu tiên Lương Thu Trang và Duy Hưng đóng cặp với nhau trong bộ phim về cuộc sống của người lao động trong xóm trọ.

Nữ NSND quê Hải Phòng nổi tiếng thập niên 90 với ca khúc 'Tình ca Tây Bắc' giờ ra sao ở tuổi U70?
Giải trí - 16 giờ trướcGĐXH - NSND Tố Uyên là nghệ sĩ quê Hải Phòng nổi tiếng ở thập niên 90 qua các khúc: Dòng sông quê em, dòng sông quê anh, Tình ca Tây Bắc, Khúc hát sông quê... Ở tuổi U70, cuộc sống của bà giờ ra sao?

Nữ diễn viên 28 tuổi xinh như lớp 10 đang gây tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại" là ai?
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền có vai diễn thành công, nhưng nhân vật An lại gây nhiều tranh cãi trong phim "Cha tôi, người ở lại".

Diễn viên Thu Quỳnh lại gây tranh cãi trong 'Cha tôi, người ở lại', khán giả ngán ngẩm tắt ti vi?
Giải trí - 19 giờ trướcGĐXH - Tưởng chừng bà Liên (diễn viên Thu Quỳnh) thay đổi tâm tính, nào ngờ một lần nữa bà lại có những lời nói khiến khán giả càng thêm ghét.

Nhạc phim 'Cha tôi, người ở lại' lấy 'nước mắt' khán giả giữa lúc phim bị chê tơi tả
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Dù nội dung và diễn viên phim "Cha tôi, người ở lại" bị chê tơi tả nhưng bù lại nhạc phim lại rất "được lòng" khán giả.

Động thái gây chú ý của người từng bị Hoa hậu Thùy Tiên xé giấy nợ
Giải tríGĐXH - Sau khi Hoa hậu Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam, mọi động thái của bà Đặng Thùy Trang - người từng bị nàng hậu xé giấy nợ nhận sự quan tâm của dư luận.