Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh ung thư cổ tử cung: không bây giờ thì bao giờ?

Thứ năm, 10:30 25/10/2018 | Sống khỏe

“Con cái là của trời cho”, nhưng nếu để vuột mất thiên chức làm mẹ vì một căn bệnh có thể phòng ngừa được thì có lẽ đó sẽ trở thành nỗi day dứt suốt đời…

Ước mơ của gia đình nhỏ tan tát vì ung thư cổ tử cung

Chị P.T. là nhân vật có thật đằng sau video clip “Vịt con có em, còn con thì...” lấy nước mắt của cộng đồng mạng trong mấy ngày vừa qua. Chị bị chẩn đoán UTCTC khi vừa bước sang tuổi 30. “Lúc bác sĩ báo chắn chắn mình đã bị ung thư cổ tử cung (UTCTC), mình rất sốc, không nói được một lời nào. Tại sao mình còn trẻ, còn khỏe mà lại mắc bệnh hiểm nghèo như vậy? Và con mình còn quá nhỏ. Có hai câu hỏi lớn vang lên trong đầu mình lúc đó: Mình còn sống được bao lâu? Nếu mình chết, con mình sẽ ra sao?” - chị P.T. nhớ lại.


Bao dự định của cả gia đình bỗng dở dang vì ung thư cổ tử cung (Ảnh cắt từ clip “Vịt con có em, còn con thì…”)

Bao dự định của cả gia đình bỗng dở dang vì ung thư cổ tử cung (Ảnh cắt từ clip “Vịt con có em, còn con thì…”)

Chị P.T. cho biết cơn bạo bệnh ập đến không báo trước đã khiến mọi ước mơ mà chị và chồng ấp ủ bấy lâu tan thành mây khói. Hai vợ chồng chị đi làm dành dụm bao nhiêu năm trời được một ít tiền, định mua căn nhà che mưa che nắng, thì lúc đổ bệnh phải lấy đi chạy chữa. Nhưng bấy nhiêu đó cũng không đủ, phải đi vay đầu này đầu kia. Vì thiếu tiền nên trong lúc vợ điều trị chồng vẫn phải đi làm để trang trải chi phí thuốc men chứ không được túc trực kế bên để chăm sóc. Điều trị xong thì hai vợ chồng lo cày trả nợ. Mãi đến Tết năm ngoái mới trả xong.

Hao tổn sức khoẻ, kiệt quệ tài chính, nhưng đó vẫn chưa phải là mất mát lớn nhất đối với gia đình chị P.T. “Cơn bão” kéo đến đã cuốn phăng đi niềm mong mỏi bấy lâu của gia đình nhỏ: có thêm một đứa con cho có chị có em. Dù được phát hiện khá sớm nhưng căn bệnh khiến chị P.T. bị cắt bỏ tai vòi trứng, treo buồng trứng, cộng thêm việc điều trị, nên cơ hội mang thai sau này hầu như rất mong manh. Giờ đây, mỗi lần nhìn thấy con gái lủi thủi chơi một mình, chị lại đau nhói trong lòng…

Phòng bệnh ngay để không trở thành nạn nhân tiếp theo của UTCTC!

UTCTC là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ, với 95% trường hợp do vi rút HPV gây ra. Theo Kế hoạch Dự phòng và Kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016-2025 của Bộ Y tế, 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25%. Cũng theo tài liệu này, mỗi năm, ở Việt Nam có 2.500-2.700 phụ nữ tử vong do UTCTC.


Đừng để UTCTC cướp đi hạnh phúc và tương lai của chính bạn (Ảnh cắt từ clip “Vịt con có em, còn con thì…”)

Đừng để UTCTC cướp đi hạnh phúc và tương lai của chính bạn (Ảnh cắt từ clip “Vịt con có em, còn con thì…”)

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, tình hình mắc bệnh ung thư nói chung đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Điều này đặc biệt đáng lo ngại bởi nhiều bạn trẻ thường mang tâm lý chủ quan, tin rằng mình đang ở giai đoạn khoẻ mạnh nhất nên không quan tâm đến việc phòng bệnh. Và có lẽ ít ai biết rằng UTCTC là một trong số những bệnh ung thư hiếm hoi có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.

Từng là một người thiếu thông tin trong việc phòng bệnh, chị P.T. cứ đau đáu mãi trong lòng: “Nếu có thể làm lại, mình muốn quay lại lúc mình còn trẻ, còn khỏe, mười tám, hai mươi gì đó. Quay lại lúc đó, mình nhất định sẽ chịu khó tìm hiểu thông tin về sức khỏe, tiêm ngừa UTCTC và đi khám phụ khoa định kỳ nữa. Bây giờ, mình đã quá tuổi, bệnh cũng đã bệnh rồi, nên chỉ biết cố gắng hết sức để con gái mình được tiêm ngừa UTCTC ngay khi đủ tuổi”. Bên cạnh việc tiêm ngừa, chị cũng khuyên các bạn gái trẻ dù bận rộn cách mấy cũng phải dành thời gian đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát và khám phụ khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ lần.

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vi rút HPV, tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan, vui lòng truy cập Fanpage HPV Việt Nam hoặc website http://www.hpv.vn/vi/

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 8 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top