Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phóng viên chiến trường: Ký ức mãi xanh

Thứ năm, 13:00 30/04/2015 | Giải trí

GiadinhNet - Trung tâm Văn hóa Pháp (Tràng Tiền, Hà Nội) những ngày này rộn ràng khách tham quan triển lãm ảnh “Phóng viên chiến trường”, trưng bày 40 bức ảnh của bốn phóng viên chiến trường kỳ cựu miền Bắc Việt Nam những năm chống Mỹ. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện khác nhau và có những câu chuyện lần đầu được hé lộ.

Chúng tôi đã tìm các gặp nhà báo Hứa Kiểm và Chu Chí Thành - hai trong bốn phóng viên ảnh có tác phẩm triển lãm lần này để ghi lại những câu chuyện tác nghiệp trong binh lửa, về hào khí của người cầm bút, cầm máy trong chiến tranh và những chia sẻ về cuộc sống thời bình…

Phóng viên ảnh Hứa Kiểm: “Hạnh phúc vì đã ghi lại được giây phút Mỹ cút - Ngụy nhào”

 

Phóng viên ảnh Hứa Kiểm. 
	Ảnh: Chí Cường
Phóng viên ảnh Hứa Kiểm. Ảnh: Chí Cường

 

Ông Hứa Kiểm là người dân tộc Tày. 16 tuổi, ông nhập ngũ. Trong 27 năm binh lửa, ông có 17 năm “ăn lương” phóng viên thông tấn quân sự, cầm máy ảnh lăn lộn khắp các chiến trường cho đến ngày đất nước sạch bóng quân thù. Ông ví von: “Tôi nhập ngũ, tóc hãy còn xanh. Đất nước hòa bình, đầu tôi bạc trắng. Chiến tranh vắt ngang cả thời tuổi trẻ, “lẹm” sang nửa thời trung niên…”.

Tôi hỏi ông, tác nghiệp trong chiến tranh, hẳn nhiều khó khăn, gian khổ? Ông cười, bảo: Cái gì rồi cũng quen, kể cả gian khó, nguy hiểm. 17 năm cầm máy vào chiến trường, ông không nhớ nổi số lần chết hụt. Đó là đêm hành quân qua trọng điểm liên hoàn ATP trên đường 559, tác nghiệp tại binh trạm 14 cửa khẩu Việt Nam - Lào, ông cùng đồng đội thoát chết tới 6 lần liên tiếp. “Đổi lại, tôi đã chụp được những bức ảnh để đời” – ông nói. Rồi đến những năm chiến tranh biên giới phía Bắc, hồi đó tại Thị xã Cao Bằng (1979-1980), “Những điểm công cộng cao nhất như nhà ăn, bách hóa, cột điện… đều bị địch tấn công. Nếu muốn lấy ảnh toàn cảnh thị xã đổ nát, tôi phải leo lên đỉnh cao nhất, lúc đó là Bách hóa tổng hợp. Nhưng điều thâm hiểm của địch lúc đó là “đánh om”, tức là đánh ở phía trong, từ phía dưới, nhìn bên ngoài tòa nhà trông vẫn kiên cố lắm! Thế nên tôi cứ trèo! Khi tôi bắt đầu bước lên trên đỉnh, cả tòa nhà đổ sập, cuốn theo tôi. Anh em nghĩ tôi chắc chắn hi sinh rồi. Nhưng may mắn, mấy cây xà gỗ trùm lên người tôi, đỡ hết khối gạch đá nên tôi thoát chết trong gang tấc” – ông Hứa Kiểm nhớ lại.

Phương tiện tác nghiệp với phóng viên ảnh hồi đó lạc hậu lắm! “Chụp xong, chuyện chuyển phim về cơ quan cũng cực kỳ khó khăn do yêu cầu chất lượng phim, nếu bị bóc khỏi bì thư để kiểm tra thì “hỏng bét”, ông cười kể lại.

Một trong những niềm tự hào trong suốt 17 năm cầm máy ảnh lăn lộn chiến trường của ông Hứa Kiểm, đó là ông đã có mặt, ghi lại hình ảnh người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam ở sân bay Đà Nẵng (cuối tháng 3/1973). “Dù không kịp chụp lại bức ảnh xe tăng của quân ta tiến vào Dinh Độc Lập nhưng tôi đã kịp ghi lại những khoảnh khắc nhân dân ùa ra, vây quanh xe của đoàn quân giải phóng như đón những người thân trong gia đình đi xa trở về, tay bắt mặt mừng, nước mắt rưng rưng… Thời khắc ấy có cả nước mắt và nụ cười, niềm hân hoan hòa trong tiếng nấc nghẹn. Lúc đó là khoảng 10h30 ngày 30/4/1975. Đến giờ, tiếng hô vang “Hòa bình rồi! Thống nhất rồi!” còn vang vọng mãi. Với tôi, đó là bức ảnh kết thúc chiến tranh” - ông Hứa Kiểm kể. Người phóng viên ảnh rưng rưng khi nhắc đến thời khắc ấy. Vậy là hai thời điểm đánh dấu lời tiên tri, di nguyện của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” thành hiện thực, ông đều đã có mặt và ghi lại.

Nói chuyện gia đình những năm tháng binh lửa, ông Hứa Kiểm cười bảo: “Tôi lập gia đình lúc 35 tuổi. Cảm giác của người có gia đình vào chiến trường rất khác biệt, dù quyết tâm thì vẫn rất cao, nhưng khi chia tay thì không thể “nhẹ như lông hồng” suốt gần 20 năm trước đó!”. Khi đất nước thống nhất, ông vẫn phải cầm máy ảnh rong ruổi khắp các trận chiến. Những chuyến đi biền biệt, có lần đi tới hàng năm trời. Ông bảo: Cậu con trai cả sinh năm 1974, nhưng tới 7 năm sau, vợ chồng ông mới sinh cô con gái thứ 2. Khoảng cách sinh con 7 năm đó, ông đã “kịp” tham gia giải phóng miền Nam (1975), rồi chiến dịch chống quân Pôn Pốt ở Campuchia (1979),cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979-1981), sau đó cả gia đình ông mới hoàn toàn đoàn tụ.

 

“Chiến tranh đã lùi xa, chúng tôi tự hào vì mình thật sự là người lính, chỉ khác, vũ khí của chúng tôi là máy ảnh! Nghề phóng viên chiến trường cho chúng tôi những trải nghiệm quý báu. Nghĩ về một thời vào sinh ra tử, được tôi luyện trong suốt khắp các chiến trường, tôi nghĩ, mình có quyền tự hào và bằng lòng với sự cống hiến hết nhiệt huyết tuổi thanh xuân!”.

(Phóng viên ảnh Hứa Kiểm – nguyên phóng viên thông tấn quân sự, Thông tấn xã Việt Nam)

 

Phóng viên ảnh Chu Chí Thành: “Chụp ảnh bằng cả trái tim, sẽ có những tác phẩm sống mãi”

 

Phóng viên ảnh Chu Chí Thành cùng bức ảnh mang tên “Hạnh phúc của những người chiến thắng”. Đây là bức ảnh chụp Trung tá Nguyễn Minh Sang và vợ - chị Nguyễn Thị Hà gặp nhau sau 13 năm cùng bị cầm tù trong các trại giam của Mỹ - Ngụy (Quảng Trị, 1973). 	Ảnh: Võ Thu
Phóng viên ảnh Chu Chí Thành cùng bức ảnh mang tên “Hạnh phúc của những người chiến thắng”. Đây là bức ảnh chụp Trung tá Nguyễn Minh Sang và vợ - chị Nguyễn Thị Hà gặp nhau sau 13 năm cùng bị cầm tù trong các trại giam của Mỹ - Ngụy (Quảng Trị, 1973). Ảnh: Võ Thu

 

Tham quan triển lãm ảnh, chúng tôi đặc biệt ấn tượng đến những tác phẩm ngời sáng nụ cười toát lên niềm lạc quan của quân và dân ta dù trong thời chiến đầy gian khổ, thiếu thốn. Tôi đem thắc mắc này hỏi phóng viên ảnh Chu Chí Thành. Ông giải thích ngắn gọn, rằng “Đó là một - Việt - Nam – khác”.

Ông nói tiếp, đành rằng, chiến tranh thì đổ máu, đau thương trên chiến trường, khó khăn ở hậu phương, nhưng cả nước đã “biến đau thương thành hành động”. Ông dẫn câu thơ “Đánh Mỹ là niềm vui lớn” (Huy Cận) như một minh chứng cho không khí thời đó. “Chúng tôi luôn tin vào ngày mai chiến thắng, bởi chúng tôi hiểu bản chất của cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam ta, được sự ủng hộ của nhân dân trên thế giới” – ông nói.

Câu chuyện của chúng tôi với phóng viên ảnh Chu Chí Thành về những năm tháng chống Mỹ được ông đặc biệt nhấn mạnh trong khoảng thời gian từ năm 1972-1973, khi ông được giao nhiệm vụ bám trụ cùng quân giải phóng ở phía Bắc sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Ông bảo, đó là thời kỳ chứa đầy ký ức bi tráng về ngày đất nước bị chia cắt: Bờ Bắc là vùng giải phóng, bờ Nam do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. “Vùng đất Quảng Trị được coi là “cối xay thịt” trong những năm tháng khói lửa. Thế nhưng, bên cạnh những hình ảnh tàn khốc ấy vẫn có những nụ cười rạng rỡ,” ông Thành nhớ lại.

 

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành trao đổi cùng các bạn trẻ tại triển lãm. 	Ảnh: Chí Cường
Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành trao đổi cùng các bạn trẻ tại triển lãm. Ảnh: Chí Cường

 

Mùa xuân 1973, ông được giao nhiệm vụ ghi lại diễn biến của một trong những cuộc trao trả tù binh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam diễn ra tại bờ Bắc sông Thạch Hãn (thực hiện theo các điều khoản của Hiệp định Paris, ký ngày 27/1/1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam). Ông kể lại, trong lán trại dành cho phóng viên các bên, một nhà báo thuộc chiến tuyến bên kia đã xin vài chiếc kẹo Hải Châu - sản phẩm của miền Bắc xã hội chủ nghĩa để mang về cho gia đình ở Sài Gòn. Sài Gòn khi đó không thiếu những sản phẩm sang trọng nhưng nhà báo ấy vẫn cẩn thận cất những chiếc kẹo nhỏ, giản dị vào túi áo. Anh bảo, gia đình anh vẫn luôn ước mong được cầm trên tay những sản phẩm của miền Bắc và ngưỡng vọng về nơi ấy, mong một ngày đất nước hòa bình, thống nhất để có thể ra thăm Hà Nội.

42 năm đã lùi xa, nhưng hình ảnh về cuộc trao trả tù binh lịch sử đó vẫn hằn in trong tâm trí người phóng viên ảnh năm xưa. Ông không quên cảm xúc dâng trào khi người dân – dù không thân thích - ùa ra đón quân ta từ bên kia trở về. “Đó là tình người, tình đồng bào, đồng chí rất nồng thắm, giản dị. Hàng trăm người từ hai bên bờ sông ùa vào nhau. Những khoảnh khắc ấy, không ai có thể dàn dựng nổi. Đến bây giờ xem lại, tôi vẫn ngạc nhiên vì sự “hỗ trợ” quá tuyệt vời của dòng sông Thạch Hãn lúc ấy đã cho tôi những bức ảnh đẹp lạ lùng. Khoan hãy nói về tài năng, tôi nghĩ, bấm máy bằng trái tim của mình thì sẽ có bức ảnh sống với lịch sử” – người phóng viên ảnh kỳ cựu xúc động nói.

 

“Làm phóng viên ảnh chiến trường không có ảnh nào giống ảnh nào, không một ngày nào giống một ngày nào. Yêu nghề, say nghề nên dù phải đối mặt với hiểm nguy nhưng lúc nào chúng tôi cũng tràn ngập hứng khởi sáng tạo.

Mong muốn của một phóng viên ảnh thời chiến ư? Tôi chỉ mong không phải chụp cảnh chiến tranh nữa thôi! Bởi chụp chiến tranh có gì hay đâu!”.

(Phóng viên ảnh Chu Chí Thành – nguyên Trưởng ban Ảnh, Thông tấn xã Việt Nam)

Thu Nguyễn/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhan sắc hot girl sinh năm 2002 đóng 'Lật mặt 7', visual bất bại trước cam thường

Nhan sắc hot girl sinh năm 2002 đóng 'Lật mặt 7', visual bất bại trước cam thường

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Trong buổi ra mắt phim tại Hà Nội vừa qua, Ceri Thu Hà – hot girl sinh năm 2002 đóng 'Lật mặt 7' hút ống kính máy quay bởi phong cách ngày càng trưởng thành, quyến rũ.

Mất liên lạc với nghệ sĩ Thương Tín

Mất liên lạc với nghệ sĩ Thương Tín

Giải trí - 4 giờ trước

Sau khi dự đám cưới tại Thủ Đức ngày 20/4, diễn viên Thương Tín về lại quê nhà ở Ninh Thuận và mất liên lạc.

Mai Thu Huyền gay gắt với tin đồn liên quan đến Trấn Thành

Mai Thu Huyền gay gắt với tin đồn liên quan đến Trấn Thành

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - "Tôi chưa bao giờ tôi nhắc đến Trấn Thành trong các phát ngôn của mình. Đối với tôi, Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng, tôi luôn ngưỡng mộ bạn ấy", Mai Thu Huyền chia sẻ.

Minh Cúc: Tôi không đưa con gái có bệnh về não lên mạng xã hội để 'câu view'

Minh Cúc: Tôi không đưa con gái có bệnh về não lên mạng xã hội để 'câu view'

Thế giới showbiz - 9 giờ trước

"Mỗi buổi livestream, tôi để con nằm trên giường phía sau, tôi ngồi dưới đất, tôi làm thế để vừa trông con, vừa làm việc" - Diễn viên Minh Cúc nói.

8 năm hôn nhân của Trấn Thành - Hari Won: Chưa con cái nhưng vẫn ngọt ngào như lúc mới yêu

8 năm hôn nhân của Trấn Thành - Hari Won: Chưa con cái nhưng vẫn ngọt ngào như lúc mới yêu

Câu chuyện văn hóa - 9 giờ trước

GĐXH - Trấn Thành - Hari Won được xem là cặp đôi nghệ sĩ Việt đẹp trong lòng công chúng. Hiện tại, sau 8 năm hôn nhân, dù chưa có con nhưng cuộc sống tình cảm của họ vẫn thăng hoa.

"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

Giải trí - 13 giờ trước

Với người hâm mộ, nam diễn viên Trung Quốc Lục Nghị là một ngôi sao kiểu mẫu khi có trong tay một sự nghiệp rực rỡ, khối tài sản đáng nể và gia đình ngập tràn hạnh phúc.

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

Giải trí - 17 giờ trước

Sở hữu lợi thế là ngoại hình xinh đẹp, trong trẻo, nhưng nữ diễn viên Trung Quốc Trương Dư Hi lại đối mặt với làn sóng phản đối khi góp mặt tại chương trình "Đạp gió 2024" vì khả năng ca hát hạn chế.

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 1 ngày trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - "Thù lao có thể không cao so với người khác nhưng đây chính là catse cao nhất với tôi tính đến hiện tại”, diễn viên Thanh Hiền chia sẻ.

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Xem - nghe - đọc - 1 ngày trước

GĐXH - Giáng My mới đây đã xuất hiện tại cuộc họp báo "Hoa hậu Du lịch Việt Nam" 2024. Nhan sắc tuổi 53 của chị gây chú ý.

Top