Phụ huynh tay không rời điện thoại kể cả khi ngồi ăn khiến con cái gặp phải vấn đề nghiêm trọng này
GiadinhNet - Với nhiều phụ huynh, một phút không kiểm tra điện thoại chính là tra tấn. Thế nhưng, chắc hẳn nhiều người không biết chính mình dùng điện thoại quá nhiều lại ảnh hưởng nặng nề đến con cái.
Dùng điện thoại mọi lúc mọi nơi là thói quen của nhiều ông bố bà mẹ trẻ trong thời hiện đại. Thậm chí có những người còn sử dụng điện thoại ngay cả khi ngồi vào bàn ăn. Với trẻ, chúng thường học hỏi và lặp lại hành vi từ cha mẹ mình. Người lớn xem điện thoại nhiều sẽ khiến con học theo.

Trẻ dễ mất tập trung đôi khi nguyên nhân lại đến từ người lớn. Ảnh minh họa
Hành vi này có hại cho sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ. Chúng sẽ không có sự chủ động vận dụng và kiểm soát sự tập trung bằng toàn thân mà chỉ đơn giản là ánh mắt "treo" ở màn hình và não thì trống rỗng.
Vì vậy, khi ở bên con, bố mẹ hãy bắt đầu thay đổi từ chính mình, bỏ điện thoại xuống.
Ngoài việc thay đổi thói quen dùng điện thoại thường xuyên trước mặt con, bố mẹ cũng hay từ bỏ những thói quen"không tốt" dưới đây để tránh làm trẻ mất tập trung:
Bố mẹ "tốt bụng" không đúng lúc
Khi trẻ đang nghiêm túc học bài hoặc làm việc gì đó, một số cha mẹ rất sát sao với con cái và luôn tỏ sự quan tâm tới chúng bằng nhưng câu hỏi hay đề nghị đầy thiện "thiện ý" như: con có muốn uống nước không mẹ lấy cho, bài có khó không con? Con làm được mấy bài rồi…. Và khi trẻ nhận được thông tin từ cha mẹ thì khả năng tập trung của trẻ bị ảnh hưởng.
Vì vậy mà trẻ không còn có thể hoàn thành một việc tập trung như lúc ban đầu. Theo thời gian, sự tập trung của bọn trẻ sẽ bị phá hủy bởi sự "tốt bụng" của bạn.
Giúp đỡ quá mức
Có phụ huynh mua bộ logo cho con trai. Sợ con không thể hoàn thành nên đã giúp cậu bé lắp ghép cho đến khi thành công. Tưởng khi làm xong, con trai sẽ cảm kích nhưng cậu đã phá tung thành quả của hai bố con. Ông bố tức giận hỏi nguyên nhân, cậu bé nói: "Không cần những thứ không phải do con tự tay làm".
Sự tập trung của trẻ cần được cải thiện dần trong quá trình "khám phá cá nhân". Giúp đỡ quá mức từ cha mẹ đôi khi chỉ làm gián đoạn sự tập trung và làm suy giảm sự quan tâm của trẻ. Người lớn vì quan tâm quá mức mà đôi khi thay trẻ lựa chọn đồ chơi, cách chơi thậm chí là bạn cùng chơi. Hành vi này làm trẻ bị áp lực và mất hứng thú thì không thể chuyên tâm được.

Bệnh mất tập trung ở trẻ em khá phổ biến và ảnh hưởng lớn đến học tập và phát triển não bộ của trẻ.
Bản thân cha mẹ thiếu tập trung "làm gương" cho trẻ
Cha mẹ luôn nói rằng con cái của họ không thể tập trung, nhưng họ không phát hiện ra chính bản thân mình cũng đang như vậy. Ví dụ như sau một ngày vất vả, họ muốn lướt mạng, chơi facebook … nhưng cũng muốn gần gũi với con dẫn đến thường xuyên làm song song 2 đến 3 việc cùng lúc. Một số phụ huynh vừa chơi với con vừa xem ti vi và còn tranh thủ nói chuyện với chồng nên không đạt được sự tập trung tuyệt đối và đó chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến bọn trẻ.
Vì vậy, trong việc nuôi dạy con cái, cha mẹ nên làm gương cho trẻ, muốn con tập trung thì phụ huynh cũng cần nghiêm túc khi làm bất cứ việc gì đó.

6 thói quen vàng giúp con bạn gặt hái thành công suốt đời
Nuôi dạy con - 5 giờ trướcGĐXH - Ngay từ bây giờ hãy "ép" con hình thành 6 thói quen tốt này. Con bạn sẽ khó mà không xuất sắc được! Bởi vì sự xuất sắc là một thói quen!

Ai nói rằng bố không quan trọng? 10 'rủi ro' hàng đầu con sẽ gặp phải khi sống thiếu người cha
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu không có sự đồng hành của cha, trẻ em có thể phải đối mặt với nhiều thách thức bất ngờ, từ nghèo đói đến nguy cơ phạm tội, nguy cơ đến từ chất cấm...

Tôi đau đớn ngộ ra đã dạy con gái một cách sống có thể gây thiệt cho con, sau khi xem phim Sex Education
Gia đình - 2 ngày trướcGĐXH - Tối hôm đó, tôi xem lại một đoạn Sex Education, khi nhân vật Aimee nói: "Tôi từng làm mọi điều để không bị ai ghét. Nhưng cuối cùng, tôi chẳng còn biết mình là ai nữa."

3 'luật ngầm' ông trùm dầu mỏ dạy con để mở ra cánh cửa của sự giàu có
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Gia tộc Rockefeller nổi tiếng không chỉ vì khối tài sản khổng lồ kéo dài 7 thế hệ, mà còn bởi triết lý sống và cách giáo dục con cái để giữ gìn sự giàu có ấy.

Dạy con nên người: Đừng liên tục sửa lỗi cho con nếu bạn không muốn phải hối tiếc cả đời
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Cho phép trẻ mắc lỗi trong một phạm vi nhất định và để chúng học hỏi và trưởng thành từ những lỗi lầm của mình.

Điểm chung của những đứa trẻ xuất chúng không phải là IQ mà là 3 thói quen nuôi dạy con này
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Lâu nay chúng ta thường cho rằng những đứa trẻ xuất chúng là những đứa trẻ có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, các chuyên gia nuôi dạy con cho rằng, 3 thói quen này mới là cốt lõi.

Tỷ phú bất động sản dạy con chọn người để 'đầu tư': 8 kiểu người càng thân càng giàu
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Không dạy con cách kiếm tiền trước, Lý Gia Thành truyền lại bí quyết chọn đúng người đồng hành – chiến lược làm giàu từ gốc.

Dạy con nghe lời không cần la mắng: 5 điều cha mẹ hiện đại không thể bỏ qua
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nhiều cha mẹ cho rằng, con càng ngoan khi càng nghe lời răm rắp. Nhưng thực tế, sự vâng lời của trẻ cần xuất phát từ tình yêu thương, thấu hiểu và hướng dẫn đúng cách. Nếu bạn đã từng mệt mỏi vì con không hợp tác, dễ cáu gắt, không nghe lời thì 5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ cha mẹ, con cái tích cực, bền vững và không còn áp lực mỗi ngày.

4 sai lầm làm cạn kiệt may mắn của con, nhiều cha mẹ đang làm mà không biết
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcGĐXH - Mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ là con cái mình được hạnh phúc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số cha mẹ vì lòng yêu thương mà vô tình làm cạn kiệt vận may của con cái, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.

ĐH Harvard: Nếu từ nhỏ, con bạn được giáo viên nhận xét như này thì tương lai dễ kiếm nhiều tiền hơn!
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcVị giáo sư tại Đại học Harvard đã có những nghiên cứu về thu nhập tương lai của trẻ.

3 hành vi ở trẻ là biểu hiện của sự thiếu tình thương nhưng nhiều bố mẹ lại tự hào cho đó là EQ cao
Nuôi dạy conGĐXH - Khi một đứa trẻ cư xử tốt và hợp lý, cha mẹ sẽ khen ngợi "EQ cao", nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.