Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Thứ sáu, 08:26 28/03/2025 | Dân số và phát triển

Nhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Rối loạn cương dương là tình trạng không có khả năng cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng để đạt được hiệu suất tình dục thỏa mãn. Tình trạng rối loạn cương dương thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, có thể tiến triển từ bất lực nhẹ đến hoàn toàn nếu không xác định sớm nguyên nhân sớm và điều trị thích hợp.

ThS.BS Lê Quang Dương - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững cho biết, mọi người có thể ngạc nhiên về số lượng nam giới mắc chứng rối loạn cương dương, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 50% nam giới trên 40 tuổi và thậm chí còn phổ biến hơn khi nam giới già đi.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?- Ảnh 1.

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến khoảng 50% nam giới trên 40 tuổi và phổ biến hơn khi nam giới già đi.

Hầu hết nam giới đi khám đều lo lắng về chứng rối loạn cương dương đều mắc phải tình trạng khó khăn khi cương cứng hoặc cương cứng không đủ mạnh. ThS.BS Lê Quang Dương cho biết có ba câu hỏi dưới đây giúp nam giới xác định xem có bị rối loạn cương dương hay không:

  • Có gặp khó khăn khi cương cứng khi mong muốn không?
  • Sự cương cứng có kéo dài đủ lâu để đạt được hiệu suất thỏa đáng không?
  • Sự cương cứng có quá yếu để thâm nhập không?

Nếu câu trả lời là có cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, nam giới nên trao đổi sớm với bác sĩ.

Theo ThS.BS Lê Quang Dương, câu hỏi mà các bác sĩ nhận được khi nói về chứng rối loạn cương dương là "nó có phổ biến không?". Trên thực tế, nam giới cảm thấy bị cô lập và đơn độc với vấn đề này vì phần lớn nam giới không nói về nó. Điều đó khiến rối loạn cương dương trở thành một lĩnh vực sức khỏe nam giới thường bị bỏ qua và phớt lờ, ngay cả khi nó gây ra căng thẳng về mặt cảm xúc đáng kể.

1. Nguyên nhân gây rối loạn cương dương

ThS.BS Lê Quang Dương cho biết thêm, mặc dù nhiều tình trạng bệnh lý có yếu tố di truyền nhưng rối loạn cương dương không tuân theo xu hướng đó. Sau đây là một số nguyên nhân chính:

Testosterone thấp : Đàn ông có testosterone thấp cũng có thể nhận thấy các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, thay đổi khối lượng cơ và thay đổi lông trên cơ thể.

Bệnh đái tháo đường : Điều này xảy ra khi cơ thể không thể xử lý đường một cách thích hợp. Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn cương dương.

Bệnh mạch máu ngoại biên: Bệnh này liên quan đến tình trạng hẹp mạch máu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn cương dương.

Béo phì : Béo phì có thể gây rối loạn cương dương do làm giảm lưu lượng máu đến dương vật và gây mất cân bằng hormone. Ngoài ra, béo phì cũng liên quan đến các bệnh lý như đái tháo đường và bệnh tim mạch, là những yếu tố nguy cơ của rối loạn cương dương. Chế độ ăn uống lành mạnh và giảm cân sẽ giúp giảm nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả rối loạn cương dương.

Căng thẳng tâm lý xã hội: Do mức độ lo lắng về rối loạn cương dương, rối loạn cương dương nhẹ và khó khăn không liên tục có thể dẫn đến rối loạn cương dương liên tục ở một số bệnh nhân. Giải quyết căng thẳng xung quanh rối loạn bằng cách gặp bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học để được giúp cải thiện chức năng.

Hút thuốc: Không hút thuốc hoặc ngừng hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều tình trạng bệnh lý, bao gồm cả rối loạn cương dương.

"Có rất nhiều bệnh nhân bị béo phì, đái tháo đường và bệnh mạch máu có thể gây ra rối loạn cương dương một cách hữu cơ. Do đó, bệnh nhân bị rối loạn cương dương cũng nên được sàng lọc bệnh động mạch vành và các bệnh thông thường khác, bao gồm cả tình trạng testosterone thấp," ThS. BS Dương cho biết.

Theo ThS.BS Lê Quang Dương, trong nhiều trường hợp, giảm cân và tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện lưu lượng máu và rối loạn cương dương. Nam giới có thể thoát khỏi rối loạn cương dương liên quan đến béo phì hoặc căng thẳng. Tuy nhiên, rối loạn cương dương liên quan đến tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường hoặc bệnh mạch máu thường khó có thể phục hồi hoàn toàn và thường có xu hướng tiến triển nặng hơn theo thời gian.

2. Những xét nghiệm giúp xác định rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?- Ảnh 3.

Xét nghiệm máu có thể giúp tìm ra nguyên nhân rối loạn cương dương.

Hiện nay, không có một xét nghiệm hay công cụ nào là đặc hiệu để chẩn đoán rối loạn cương dương. Bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp để giúp tìm ra nguyên nhân gây nên rối loạn cương dương phục vụ cho việc điều trị, bao gồm:

- Xét nghiệm máu:

  • Xét nghiệm sinh hóa máu xem có bị rối loạn chuyển hóa không: Glucose, triglycerid, cholesterol, LDL, HDL, acid uric…
  • Xét nghiệm GOT, GPT, ure, creatinin (xem có suy gan, thận không).
  • Xét nghiệm nội tiết: LH, FSH, prolactin, estradiol, testosterone (xem có suy sinh dục, suy tuyến yên không); TSH, T3, FT4 (xem có các bệnh lý tuyến giáp không).

- Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp mạch máu chi phối cho dương vật xem có tổn thương không.
  • Chụp X-quang khung chậu.
  • Siêu âm: Kiểm tra thể tích và cấu trúc tinh hoàn, xem có tổn thương túi tinh và tuyến tiền liệt không…
  • Chụp MRI: tìm các tổn thương u tuyến yên; tổn thương ở thể hang dương vật; các tổn thương thần kinh (di chứng đột quỵ não, tổn thương tủy sống).

- Khám chuyên khoa tâm lý, tâm bệnh: Mục đích để đánh giá các rối loạn tâm thần, tâm lý có gây nên rối loạn cương dương không. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ có bộ câu hỏi chẩn đoán rối loạn cương dương IIEF-5.

3. Những phương pháp điều trị rối loạn cương dương

Thuốc: Viagra, Levitra và Cialis - những loại thuốc được gọi là chất ức chế phosphodiesterase - đây thường là cách các bác sĩ bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân dùng nitrat để điều trị bệnh tim không thể sử dụng những loại thuốc này. Sự kết hợp của các loại thuốc này có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp nghiêm trọng.

Thiết bị cương cứng chân không: Đây là một lựa chọn dành cho những bệnh nhân không dùng thuốc làm loãng máu. Thiết bị này sử dụng máy hút chân không chạy bằng pin để hút máu vào dương vật. Một dây thắt được đặt quanh gốc dương vật để duy trì sự cương cứng.

Liệu pháp tiêm dương vật: Nếu không có lựa chọn nào ở trên có hiệu quả, thì liệu pháp tiêm dương vật là lựa chọn. Liệu pháp này bao gồm việc sử dụng một cây kim nhỏ để tiêm một lượng nhỏ thuốc trực tiếp vào dương vật mỗi khi bệnh nhân giao hợp. Liệu pháp này cũng không dành cho những bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu.

Viên thuốc MUSE: Những viên thuốc này được đưa vào đầu dương vật (niệu đạo). Viên thuốc MUSE là một trong số ít các lựa chọn tiên tiến, không phẫu thuật mà bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu có thể sử dụng.

Cấy ghép dương vật: Đây là phương pháp cấy ghép bằng phẫu thuật và thường là lựa chọn cuối cùng mà các bác sĩ khuyên dùng.

Nếu các chiến lược khác không hiệu quả hoặc khi có nguyên nhân giải phẫu gây ra ED, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Quy trình này bao gồm cấy ghép một thiết bị giúp cương cứng ngay lập tức. Phẫu thuật có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp và tỷ lệ biến chứng là dưới 5%.

Một số nam giới cảm thấy thất vọng về rối loạn cương dương nhưng tình trạng này có thể điều trị đảo ngược bằng cách sử dụng các biện pháp khắc phục tự nhiên hoặc thuốc để điều trị nguyên nhân cơ bản. Điều cần lưu ý là không tự ý lựa chọn dùng thuốc, thiết bị cương cứng chân không hoặc tiêm dương vật... mà phải đi khám khi có dấu hiệu bất thường nghi ngờ rối loạn cương dương. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp nhất. Việc xác định và can thiệp sớm tăng cơ hội đảo ngược tình trạng rối loạn cương dương, thậm chí phát hiện ra tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nếu có.

Bảo Hưng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn

9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Một số thói quen có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu và tồi tệ hơn. Dưới đây là 9 điều phụ nữ nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Những thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Top