Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Lo lắng vì thiếu thông tin

Thứ sáu, 08:05 16/10/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - “Vợ tôi có thai gần 2 tháng, cô ấy bị cúm. Chúng tôi rất hoang mang, không biết em bé có an toàn không?”; “Tôi dự kiến năm sau sẽ có em bé. Xin hỏi các bác sĩ tôi sẽ phải chuẩn bị những gì để sinh con khỏe mạnh?”, “Tôi sẽ tới đâu để khám sàng lọc trước sinh? Sẽ khám những gì?”...

Mời quý độc giả xem thông tin chi tiết về buổi giao lưu trực tuyến ngày 15/10 TẠI ĐÂY
 
1.001 băn khoăn
 
Đó là những băn khoăn trong vô vàn các câu hỏi được gửi đến liên tục trong vòng hơn 2 giờ đồng hồ cho cuộc giao lưu trực tuyến “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS&SS) để sinh con khỏe mạnh” do Báo Gia đình & Xã hội tổ chức trên báo điện tử Giadinh.net.vn, chiều 15/10.
 

Thực hiện tốt công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số (Ảnh: Chí Cường).

Các câu hỏi của độc giả giao lưu đều xoay quanh đến chất lượng “đầu ra” để có những đứa con khỏe mạnh. Đặc biệt việc người mẹ sử dụng thuốc trong quá trình mang thai là điều khiến nhiều người băn khoăn nhất. “Chúng tôi rất hoang mang, không biết em bé có an toàn không? Vì nhiều người nói: Nếu mang bầu bị cúm thì phải bỏ thai đi, nếu không ra đời em bé sẽ không bình thường?” (Phạm Thị Giang - Bắc Ninh). Ngay cả khi đã đến bác sĩ khám rồi, bản thân người mang thai vẫn mang nặng tâm trạng lo lắng: “Khi có thai được 14 tuần tôi bị sốt 38 độ nên có uống 2 viên pamin hạ sốt, sau đó tôi bị ho nên uống thuốc Spiramycin (Rovamycin). Xin hỏi thai của tôi có bị ảnh hưởng gì không?” (phạm thanh hoa - nữ 26 tuổi).

Nhiều câu hỏi cho thấy, độc giả thực sự lo lắng cho sự phát triển của thai nhi và sự ra đời của đứa trẻ. Với những người đã từng sinh con có dị tật như bệnh Down, tim bẩm sinh... thì sự lo lắng lại càng cao. Ngay cả trong thời gian vợ thụ thai, việc  chồng có uống thuốc chống cảm cúm, truyền hóa chất cũng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Rất nhiều câu hỏi gửi đến hỏi trước khi chuẩn bị sinh con người chồng có cần đi cùng vợ để được tư vấn, khám sức khỏe sinh sản hay không?... Trước những mối lo từ những trường hợp trẻ bị tự kỷ, chậm nói có chiều hướng tăng như hiện nay, Phạm Thị Lành - hoxam_vn...@yahoo.com - nữ 27 tuổi hỏi: “Liệu có phát hiện được các bệnh như tự kỷ hay chậm nói hay không?”. Thậm chí, Nguyen hien - nữ, 30 tuổi còn hỏi: “SLTS thực hiện ở nam hay nữ? Làm ở đâu? Xin hỏi bác sĩ SLTS có sàng lọc được giới tính không? Chi phí là bao nhiêu?”...

Nhu cầu lớn, trách nhiệm cao

TS Lê Anh Tuấn - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh của bệnh viện cho biết: “Càng trả lời, chúng tôi thấy số lượng câu hỏi càng nhiều hơn. Qua đó nói lên nhu cầu thông tin về chẩn đoán trước sinh và sơ sinh được nhiều người quan tâm, đặc biệt khi người dân chấp nhận việc sinh ít con thì chất lượng dân số được đặt lên hàng đầu”.

TS Lưu Thị Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế đánh giá: “Chúng tôi thấy cuộc giao lưu này rất bổ ích, độc giả được biết thêm nhiều kiến thức. Đây là một hình thức truyền thông hiệu quả. Việc chúng tôi trả lời câu hỏi không chỉ cung cấp kiến thức cho người hỏi mà qua đó, giúp cộng đồng hiểu sâu hơn về lĩnh vực này”.
 

Các khách mời trả lời câu hỏi của độc giả trong buổi giao lưu (Ảnh: Chí Cường).

Còn ThS Đặng Văn Nghị - Phó Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng, cần tổ chức nhiều cuộc giao lưu như thế này hơn nữa. Hiện cộng đồng chưa nhiều người biết về chương trình SLTS&SS cùng với những ích lợi của nó và cả nơi có thể đến để được tư vấn, sàng lọc. “Chúng ta có trách nhiệm rất lớn trước những câu hỏi và nhu cầu về thông tin SLTS&SS mà ta chưa đáp ứng được”. Ông Nghị cho biết thêm, các cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số cũng được yêu cầu đẩy mạnh công tác tư vấn, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, giúp chương trình SLTS&SS có hiệu quả cao hơn. Tiếp đó, đề án SLTS&SS sẽ tổng kết đánh giá lại các mô hình thử nghiệm và hoàn thiện để nhân rộng các mô hình có hiệu quả từ năm 2010 - 2015.

Theo TS Tuấn, việc mở rộng mô hình này không chỉ để người dân tự nguyện tham gia SLTS&SS mà còn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà chuyên môn quan tâm hơn nữa, đặc biệt có thêm sự đầu tư về nguồn lực, kinh phí nhằm giảm tỉ lệ tử vong do dị tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số. Đặc biệt, TS Lê Anh Tuấn nhấn mạnh: Nguy cơ dị tật bẩm sinh hiện nay không chỉ là yếu tố do di truyền mà chúng ta còn thấy nguy cơ khá rõ ràng do hóa chất tồn dư, ô nhiễm môi trường, chất độc hóa học sau chiến tranh... Do đó, song song với việc khắc phục các nguy cơ trên, theo TS Tuấn, cần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt các nguy hiểm của các chất thải, tác hại môi trường và tăng cường tư vấn, chẩn đoán trước sinh nhằm giảm tỉ lệ trẻ mắc dị tật bất thường, giảm gánh nặng cho xã hội.
 

Sẽ sàng lọc được 95% hội chứng down

Trong 3 năm qua, BV Phụ sản TƯ đã SLTS&SS cho những người có nguy cơ sinh con dị tật cao. Kết quả cho thấy, tỉ lệ thai bất thường - đặc biệt là bất thường về mặt di truyền – không chỉ gặp ở người có nguy cơ cao, ở phụ nữ lớn tuổi mà gặp ở tất cả các nhóm tuổi của người mẹ. Hội chứng Down đã gặp ở mọi lứa tuổi kể cả phụ nữ ở tuổi ngoài 20 và 2/3 số trẻ Down hiện sống là con của những bà mẹ dưới 35 tuổi.

SLTS cho mọi phụ nữ mang thai là vấn đề mang tính chất thường quy ở các nước phát triển và qua đó, họ đã chứng minh rằng: Nếu sàng lọc sớm các bệnh bẩm sinh từ 3 tháng đầu của mọi lứa tuổi phụ nữ mang thai, sẽ sàng lọc được 95% hội chứng Down.   
 
TS Lê Anh Tuấn

Mời quý độc giả xem thông tin chi tiết vềbuổi giao lưu trực tuyến ngày 15/10 TẠI ĐÂY

 Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Viêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Các giai đoạn ung thư vú

Các giai đoạn ung thư vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Giai đoạn ung thư dựa trên kích thước của khối u và liệu nó đã di căn sang các khu vực khác hay chưa. Giai đoạn ung thư cũng dựa trên loại tế bào khối u (gene và dấu ấn sinh học).

Các phương pháp điều trị chậm nói

Các phương pháp điều trị chậm nói

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chậm nói (hay còn gọi là chậm phát triển ngôn ngữ) là tình trạng khi trẻ không phát triển khả năng nói và giao tiếp ngôn ngữ một cách bình thường so với độ tuổi. Chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố sinh lý, tâm lý, môi trường và di truyền.

Top