Hà Nội
23°C / 22-25°C

‘Siêu thực phẩm’ rẻ tiền giúp tăng cường miễn dịch trong mùa đông

Thứ hai, 07:00 16/12/2024 | Sống khỏe

Bông cải xanh không chỉ là một loại rau phổ biến và rẻ tiền mà nó còn là một 'siêu thực phẩm' chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật trong mùa đông lạnh giá.

1. Bông cải xanh có lợi cho hệ miễn dịch như thế nào?

Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ xanh), một thành viên của họ rau họ cải, chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate, chất xơ và chất chống oxy hóa mạnh như sulforaphane. Vitamin C đặc biệt quan trọng trong những tháng mùa đông vì nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch , giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh khác.

Chất xơ trong bông cải xanh hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy sức khỏe đường ruột, trong khi chất chống oxy hóa của nó có đặc tính hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, khiến bông cải xanh trở thành một thành phần rất giá trị trong chế độ ăn uống mùa đông.

Theo đánh giá nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bông cải xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do hàm lượng dinh dưỡng phong phú của nó. Nó cũng đã được chứng minh là chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như glucosinolate, sulforaphane và indole-3-carbinol, tất cả đều đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe đáng kể. Những hóa chất này được biết là có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư.

Bông cải xanh là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, một chất chống oxy hóa mạnh. Vitamin C giúp loại bỏ các gốc tự do và giúp tái tạo các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể như vitamin E. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào và mô khỏi tác hại oxy hóa, hỗ trợ cơ thể sản sinh các tế bào miễn dịch khỏe mạnh.

Quercetin là một flavonoid có trong bông cải xanh có đặc tính chống viêm. Nó có thể ức chế sản xuất các chất gây viêm và giúp giảm viêm trong cơ thể.

‘Siêu thực phẩm’ rẻ tiền giúp tăng cường miễn dịch trong mùa đông- Ảnh 2.

Bông cải xanh chứa nhiều dinh dưỡng quý và chất chống oxy hóa mạnh.

Bông cải xanh rất giàu sulforaphane, một hợp chất chứa lưu huỳnh đã được nghiên cứu rộng rãi về đặc tính chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy, sulforaphane có trong bông cải xanh có thể giúp giảm viêm bằng cách ức chế hoạt động của một số enzyme thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể. Người ta cũng thấy rằng, sulforaphane kích thích sản xuất các enzyme chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi tổn thương liên quan đến tình trạng viêm. Khi tình trạng viêm kéo dài trong thời gian dài, nó có thể tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển và tồn tại của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, chất xơ trong bông cải xanh giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, đây là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Hệ vi sinh đường ruột cân bằng sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và chống lại các tác nhân gây bệnh.

2. Cách chế biến bông cải xanh ngon và tốt cho sức khỏe

‘Siêu thực phẩm’ rẻ tiền giúp tăng cường miễn dịch trong mùa đông - Ảnh 2.

Hấp bông cải xanh giữ được nhiều dinh dưỡng.

Để chế biến được các món ăn ngon và tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng của bông cải xanh, nên chú ý lựa chọn bông cải xanh tươi, kích cỡ vừa phải, cầm chắc tay, không có khoảng trống giữa các nhánh. Bông cải xanh có màu xanh đậm, tươi sáng thường là những bông cải tươi ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nên bấm nhẹ và ngửi thử thấy có mùi thơm là bông cải tươi. Tránh chọn những bông cải có mùi lạ.

Sau khi mua về, nên bảo quản bông cải xanh trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon. Chỉ nên rửa bông cải xanh trước khi chế biến để tránh làm chúng bị hỏng nhanh.

Cách chế biến bông cải xanh ngon và giữ được nhiều dinh dưỡng nhất là chế biến nhanh, đơn giản như: hấp, luộc, xào chín tới… Không nên nấu bông cải xanh quá lâu vì sẽ làm mất đi nhiều vitamin.

Chỉ cần cho bông cải xanh vào nồi hấp cùng một ít muối cho đến khi chín tới, hoặc luộc bông cải xanh trong nước sôi có pha chút muối trong khoảng 2-3 phút để giữ được độ giòn. Bông cải xanh cũng có thể xắt nhỏ dùng trong các món súp rau củ rất ngon và bổ dưỡng.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g bông cải xanh

  • Lượng calo: 33
  • Lipid: 0,4 g
  • Chất béo bão hoà: 0 g
  • Cholesterol: 0 mg
  • Natri: 33 mg
  • Kali: 316 mg
  • Carbohydrate: 7 g
  • Chất xơ: 2,6 g
  • Đường: 1,7 g
  • Chất đạm: 2,8 g
  • Sắt: 0,7mg
  • Magie: 21mg
  • Vitamin B6: 0,2mg
  • Vitamin C: 89,2mg

(Nguồn: USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)

Vân Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 53 phút trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 3 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 16 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 16 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top