Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sốt phát ban cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Thứ sáu, 09:19 24/05/2024 | Bệnh thường gặp

Sốt phát ban do nhiều nguyên nhân. Để được chẩn đoán cụ thể, người bị sốt phát ban cần gặp bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, làm xét nghiệm cần thiết... Tuy nhiên, với những người bị sốt phát ban dù bệnh lý khác nhau đều cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng, giúp mau hồi phục sức khỏe.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị sốt phát ban

Với những người bị sốt phát ban , chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thể trạng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe và mau chóng khỏi bệnh.

Bù nước và bổ sung chất dinh dưỡng:

Vì sốt thường dẫn đến mất nước qua mồ hôi, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược , do đó chế độ ăn đủ chất và bù nước nhằm cung cấp các chất điện giải cần thiết như natri, kali...

Ngoài ra, khi bị sốt cũng có thể làm tăng nhu cầu về một số vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A, kẽm... Những vitamin, khoáng chất này cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Giảm một số triệu chứng:

Một số thực phẩm có đặc tính kháng viêm, giúp giảm đau và hạ sốt. Bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Bổ sung năng lượng để hồi phục:

Trong giai đoạn sốt, chú ý cung cấp đầy đủ protein và calo giúp cơ thể có năng lượng để phục hồi. Vitamin, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các mô bị tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch.

Cần lưu ý, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người bị sốt phát ban. Chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp người bệnh tăng cường năng lượng, tăng sức đề kháng. Lưu ý, nếu sốt cao hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác, cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, điều trị.

Sốt phát ban cần chú ý gì trong chế độ ăn?- Ảnh 1.

Cơ thể cần cung cấp đủ dưỡng chất, nhất là khi bị ốm.

2. Các dưỡng chất thiết yếu với người bị sốt phát ban

Protein

Điều quan trọng là phải thay đổi chế độ ăn uống khi bị sốt. Nghỉ ngơi, uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng hợp lý là điều quan trọng nhất giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn và phục hồi nhanh hơn. Để chống lại bệnh tật, nên áp dụng chế độ ăn giàu protein, cung cấp 1,25-1,5g protein/kg trọng lượng cơ thể (100g thịt lợn có khoảng 25g protein).

Cơ thể cần nhiều protein khi bị sốt. Tuy nhiên, protein lành mạnh phù hợp mới là điều quan trọng. Gia cầm và cá là nguồn cung cấp protein tốt, dễ tiêu hóa, vì vậy không phải lo lắng về việc cơ thể đốt cháy thêm lượng calo không cần thiết. Ngoài ra, các loại cá có dầu như cá hồi rất giàu acid béo omega-3 giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Bù nước

Sốt làm tăng tiết mồ hôi do nhịp hô hấp cao, tiết nhiều chất nhầy và bài tiết dẫn đến cơ thể mất nước, điện giải nhanh chóng. Điều này làm cho tế bào, cơ bắp và hệ thống chức năng của chúng ta yếu đi. Chán ăn, cơ thể suy nhược khi sốt càng làm giảm lượng thức ăn và chất lỏng ăn vào, gây mất nước ở bệnh nhân.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng với mỗi độ tăng nhiệt độ cơ thể trên 37 độ C, một người trưởng thành bị sốt sẽ mất gần 2,5 ml chất lỏng cơ thể cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Do đó, người bị sốt cần uống nhiều nước, đây là một cách tốt để bù nước khi cơ thể đã tiêu thụ một lượng lớn nước qua mồ hôi và hơi thở. Một số loại nước uống khuyên dùng cho người bị sốt là nước lọc, nước khoáng, nước trái cây…

Trường hợp sốt cao, tiêu chảy cần bổ sung chất điện giải theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ đúng hướng dẫn.

Sốt phát ban cần chú ý gì trong chế độ ăn?- Ảnh 3.

Người bị sốt phát ban nên uống nhiều nước.

Vitamin A

Vitamin A rất quan trọng, làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả để có thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng, giữ cho làn da khỏe mạnh, giúp ích cho thị giác…

Có nhiều hợp chất khác nhau có hoạt tính vitamin A trong thực phẩm động vật và thực vật. Thực phẩm thực vật có sắc tố màu cam/vàng được gọi là beta-carotene.

Nguồn thực vật bao gồm: trái cây, rau quả màu cam, màu vàng chẳng hạn như cà rốt, ớt chuông đỏ, xoài, khoai lang, quả mơ, bí ngô và dưa đỏ; các loại rau lá xanh như rau bina, đậu Hà Lan, bông cải xanh...

Vitamin C

Việc bổ sung vitamin C (từ thực phẩm và đồ uống) trong chế độ ăn uống, nhất là với người bị sốt là rất cần thiết, vì cơ thể con người không thể tạo ra loại vitamin này từ các hợp chất khác. Chúng ta cũng cần bổ sung vitamin C như một phần thường xuyên trong chế độ ăn uống vì cơ thể không thể lưu trữ vitamin C trong thời gian dài.

Vitamin C (acid ascorbic) rất quan trọng đối với nhiều quá trình trao đổi chất, bao gồm:

Sự hình thành collagen được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trên khắp cơ thể. Vai trò chính của collagen là tăng cường sức mạnh cho da, mạch máu và xương. Cơ thể cũng dựa vào collagen để chữa lành vết thương.

Chức năng chống oxy hóa - quá trình chuyển hóa oxy trong cơ thể giải phóng các hợp chất phân tử gọi là "gốc tự do", gây tổn hại màng tế bào. Chất chống oxy hóa là những chất tiêu diệt các gốc tự do và vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Quá trình hấp thụ sắt được hỗ trợ bởi vitamin C, đặc biệt là sắt không chứa hem (có trong thực phẩm thực vật như đậu, đậu lăng).

Chống nhiễm trùng – hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các tế bào gọi là tế bào lympho, cần vitamin C để hoạt động bình thường. Vitamin C được sử dụng để sản xuất các chất quan trọng khác trong cơ thể như các chất hóa học trong não (chất dẫn truyền thần kinh)…

Người lớn cần khoảng 45mg vitamin C mỗi ngày và lượng dư thừa (trên 200mg) sẽ được bài tiết. Vitamin C rất nhạy cảm với nhiệt nên một số lợi ích dinh dưỡng của nó có thể bị mất đi trong quá trình nấu nướng. Thực phẩm tươi sống là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên, chúng bao gồm: trái cây, cam, chanh, chanh, nho đen, xoài, quả kiwi, dưa đá, cà chua, dâu tây… Rau, đặc biệt là các loại rau xanh (như bắp cải, ớt chuông, rau bina, cải Brussels, rau diếp và bông cải xanh), súp lơ và khoai tây cũng là nguồn vitamin C.

Sốt phát ban cần chú ý gì trong chế độ ăn?- Ảnh 5.

Trái cây, rau củ quả cung cấp vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể khi bị sốt phát ban.

3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị sốt phát ban

3.1. Thực phẩm nên ăn

Uống nhiều nước, nước lọc là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, nước dừa, nước trái cây loãng (cam, chanh...) cũng cung cấp thêm vitamin, khoáng chất. Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung protein như: Cháo trắng, súp gà, canh rau,...

Súp gà

Nước dùng súp gà giúp người ốm hấp thụ chất lỏng, giúp hạ nhiệt độ cơ thể và thải độc tố, đồng thời natri bổ sung chất điện giải. Ngoài ra, súp thịt gà chứa nhiều vitamin, khoáng chất, calo và protein.

Sốt phát ban cần chú ý gì trong chế độ ăn?- Ảnh 6.

Súp gà cung cấp protein và dễ tiêu hóa.

Rau củ quả

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Rau xanh (rau bina, bông cải xanh...); Trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi,...); Trái cây mềm như chuối, đu đủ, lê,..

Trái cây và rau quả rất quan trọng để đưa vào chế độ ăn uống, nhất là khi bị ốm. Trái cây rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, rất quan trọng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ăn thêm nhiều loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, chất xơ, acid folic và vitamin A.

Sữa chua

Lưu ý, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa chính như bình thường.

Ăn khi cảm thấy thèm ăn, không nên ép buộc bản thân ăn quá nhiều một lúc. Lắng nghe cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng của bản thân.

Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt. Probiotic là vi khuẩn tốt giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Khi chọn sữa chua, hãy tìm những loại có chứa ít hoặc không thêm đường.

3.2. Một số thực phẩm nên tránh khi bị sốt phát ban

Người bị sốt phát ban nên tránh những thực phẩm sau:

Đồ uống có chứa caffein và cồn

Sốt có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi, mất nước. Vì caffeine và rượu có thể làm mất nước nên tốt nhất nên tránh đồ uống này. Chỉ uống nước và đồ uống điện giải.

Sốt phát ban cần chú ý gì trong chế độ ăn?- Ảnh 7.

Không nên ăn các thực phẩm có đường khi bị sốt phát ban.

Thực phẩm có đường

Đa số những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh rán, bánh ngọt, các món ăn nhiều đường ngọt không có nhiều chất dinh dưỡng có lợi.

Lưu ý, tránh ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, thực phẩm nhiều muối. Một số người nên tránh uống sữa nếu khó tiêu.

ThS.BS Hà Phan Thắng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ giới biết làm 3 việc này mỗi sáng thức dậy sẽ ít độc tố trong người, bụng phẳng và trẻ lâu

Nữ giới biết làm 3 việc này mỗi sáng thức dậy sẽ ít độc tố trong người, bụng phẳng và trẻ lâu

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Tuổi thọ, sức khỏe, vóc dáng và tốc độ lão hóa của bạn đều có thể thay đổi theo hướng tốt hơn nhờ 3 thói quen chẳng tốn một xu mỗi sáng.

7 cách ăn uống giúp kiểm soát bệnh tim mạch

7 cách ăn uống giúp kiểm soát bệnh tim mạch

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Bệnh tim có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài việc uống thuốc, can thiệp... thì ăn uống để kiểm soát bệnh cũng là việc cần thiết.

Sau 60 tuổi, nam giới vẫn tự tin làm được 4 việc này thì yên tâm thể lực tốt, đầu óc minh mẫn, dễ sống thọ

Sau 60 tuổi, nam giới vẫn tự tin làm được 4 việc này thì yên tâm thể lực tốt, đầu óc minh mẫn, dễ sống thọ

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Nam giới sau 60 tuổi có thể duy trì cân nặng ổn định, ăn uống ngon miệng, đủ chất, tay chân vẫn linh hoạt chứng tỏ sức khỏe vẫn tốt, ít bệnh.

Biện pháp tốt nhất phòng ngừa thiếu canxi

Biện pháp tốt nhất phòng ngừa thiếu canxi

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.

Loại rau ăn lá giá rẻ giúp bổ gan, dưỡng tim, chống ung thư và tiểu đường

Loại rau ăn lá giá rẻ giúp bổ gan, dưỡng tim, chống ung thư và tiểu đường

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Mùa hè rất đa dạng rau củ nhưng không phải ai cũng biết tận dụng thứ rau giá cực rẻ mà nhiều lợi ích sức khỏe này.

 Thanh niên 30 tuổi nhập viện gấp do sai lầm khi chọn đồ uống này để giảm cân

Thanh niên 30 tuổi nhập viện gấp do sai lầm khi chọn đồ uống này để giảm cân

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Việc uống quá nhiều cà phê đen để giảm cân khiến thanh niên này bị sỏi niệu quản, phải nhập viện gấp để phẫu thuật.

Những thói quen 'gây hoạ' cho dạ dày bạn có đang mắc?

Những thói quen 'gây hoạ' cho dạ dày bạn có đang mắc?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày trong đó có những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng về lâu dài nó lại ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày.

Người phụ nữ 69 tuổi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng vì tâm lý chủ quan nhiều người Việt hay mắc phải

Người phụ nữ 69 tuổi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng vì tâm lý chủ quan nhiều người Việt hay mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tự ý điều trị bệnh tại nhà, nữ bệnh nhân 69 tuổi ở Hà Nội gặp biến chứng nguy hiểm do mắc bệnh sốt mò.

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Viêm hang vị dạ dày là bệnh lý khá phổ biến trong thời đại hiện nay do lối sống, cách ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lý. Vậy khi bị viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

7 cách tự nhiên để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương

7 cách tự nhiên để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rối loạn cương dương là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục và chất lượng cuộc sống của nam giới. Theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Đăng Kiên, chuyên gia hiếm muộn và nam khoa thì áp dụng 7 cách tự nhiên dưới đây sẽ cải thiện tình trạng rối loạn cương dương.

Top