Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật về loại xuân dược mọc hoang giúp quý ông “hồi sinh súng ống”

Thứ bảy, 13:00 13/06/2015 | Phòng the

GiadinhNet - Bên cạnh hạt tiêu Guinea, châu Phi còn một loại cây mọc hoang khác được tôn sùng như là “xuân dược” thượng hạng.

Chỉ có điều, khác với hạt tiêu Guinea có chất độc, loài cây này hoàn toàn là “bí thuật phòng the” an toàn, hiệu quả.

Vị thuốc cứu tinh của người nghèo

Theo TS.BS Lê Vương Văn Vệ thì cây biển bức Ghana và các chế phẩm của nó còn khá xa lạ với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên với các công dụng đã được chứng thực, loài cây này đích thực là một sản phẩm hỗ trợ các quý ông gặp vấn đề sinh lý rất tốt. “Dù vậy, các quý ông cũng không nên tự ý đặt mua mặt hàng này theo đường xách tay trôi nổi để sử dụng. Trong trường hợp này, nên tìm tới các bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể”, TS.BS Vệ nói.

Có mặt tại hầu hết các quốc gia Tây Phi nhưng cây Akerejupon lại được gắn liền với đất nước Ghana bằng tên gọi “biển bức cát Ghana”. Theo lý giải của nhà thực vật học Dalziel JM trong cuốn “Thực vật Tây Phi” xuất bản năm 1985 thì nguyên do là bởi ở Ghana, cây Akerejupon cho chất lượng tốt nhất do phù hợp với các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Tuy vậy thì nhìn chung, Akerejupon sinh trưởng ở đâu cũng có thể dùng làm thuốc được. Đối với cư dân châu lục mà hệ thống y tế còn gặp nhiều khó khăn này, đây quả là tin tốt lành bởi trong kho tàng y học dân gian châu Phi, biển bức cát Ghana nổi tiếng là một vị thuốc toàn năng. Chỉ từ các thành phần của cây này, những thầy lang địa phương có thể chế biến ra nhiều phương thuốc chữa trị được tới hàng chục loại bệnh khác nhau như viêm nhiễm, ho, rối loạn thần kinh, đau dạ dày, táo bón, sốt vàng da… Trong cuốn “Sổ tay cây thuốc châu Phi” phát hành năm 1993, tiến sĩ Dược học Iwu của Uganda cho biết, ông tìm thấy trong cây biển bức cát Ghana các alkaloids có tác dụng chống lại quá trình Oxy hóa của tế bào cơ thể người. Một số chất được xem là có thể ngăn chặn quá trình tạo khối gây tắc nghẽn mạch máu. Trong khi người dân Cote d ‘Ivoire có thói quen dùng rễ rươi của cây Akerejupon để điều trị chứng huyết áp cao thì người Nigieria lại dùng chúng để làm tiêu các khối u nhọt viêm nhiễm một cách rất hiệu quả.

Với nhiều tác dụng như vậy nên ở nhiều nơi, Akerejupon còn được xưng tụng là “cây bách bệnh”, “quà tặng của chúa Trời”. Thầy lang địa phương nào cũng biết cách bốc các thang thuốc chữa trị những chứng bệnh cơ bản, với thành phần chính là từ rễ và lá của cây Akerejupon. Các cư dân bản địa còn hãm rễ tươi với nước nóng để uống hàng ngày thay cho chè. Họ tin rằng, đây là thứ đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và thần kinh. Lá của Akerejupon ít được sử dụng hơn rễ, bởi chúng chứa ít hoạt chất hơn. Thông thường người ta chỉ thu hái lá tươi để sử dụng, chứ không dùng lá khô. Các bà nội trợ ưa thích đem muối chua chúng rồi nấu thành canh cùng với thịt. Đây cũng là món ăn rất phổ biến tại các nước Tây Phi có loài cây này sinh sống, đặc biệt là vào mùa hè. Loại canh này có vị khá khó nuốt nhưng bù lại, chúng sẽ giúp làm giảm mệt mỏi do mất nước trong điều kiện thời tiết nóng nực. Quả của cây Akerejupon gần giống quả xoài, có thể ăn được nhưng không ngon bằng.

Xuân dược mới lộ diện

Dù có giá trị dinh dưỡng và dược tính cao nhưng giá trị kinh tế của cây   Akerejupon lại khá thấp bởi chúng quá dễ kiếm. Phạm vi phân bố rộng rãi, tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ sống, đặc biệt là bộ rễ nếu không bị khai thác theo kiểu tận diệt thì cũng tái sinh rất nhanh, có thể thu hoạch tiếp sau chừng 1 năm… khiến việc tìm kiếm một chút rễ của loài cây này không có gì là khó khăn. Ở một vài địa phương của Nigieria, Ghana hay Uganda, người ta trồng tập trung cây Akerejupon chỉ để tiện cho việc chăm sóc và khai thác rễ của chúng hơn mà thôi, chứ không phải vì mức độ khan hiếm của dược liệu này. Nhưng trong tương lai, vị thế của cây bức biển cát Ghana sẽ khác hẳn, khi qua cuộc điều tra công phu, nhóm phóng viên Daily Mail phát hiện loài thảo dược này đã có mặt trong nhiều bài thuốc “xuân dược” của đám thầy lang tại Kano.

Lần theo phát hiện nói trên, nhóm này tiếp tục gõ cửa một số nhà khoa học và được xác nhận: Rễ cây Akerejupon còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kích thích nhu cầu tình dục khá mạnh mẽ. Theo nhiều chuyên gia, phát hiện này sẽ khiến biển bức cát Ghana trở thành một loại xuân dược đáng gờm, và giá trị của chúng trên thị trường sẽ không còn rẻ rúng kiểu cây nhà lá vườn bình dân như hiện nay nữa.

Tháng 7/2010, giáo sư Moody – trường đại học Ibadan (Nigieria) công bố nghiên cứu của ông và các cộng sự về cây Akerejupon. Theo đó, ngoài các dược tính truyền thống đã được ghi nhận từ nhiều năm nay, họ đã khám phá trong rễ cây này khá nhiều chất có tác dụng tăng cường ham muốn tình dục ở nam giới, trong đó nổi bật nhất là nhóm steroidogenic. Tiến hành nghiên cứu trên chuột, họ nhận thấy rằng nồng độ prolactin và testosterone ở các con đực tăng lên khoảng 30% sau 3 tuần được tiêm chiết suất từ rễ cây Akerejupon. Hoạt động tình dục của nhóm này tăng mạnh cả về tần suất lẫn thời gian mỗi lần “lâm trận”.

Sau khi dừng tiêm thuốc, các hóc-môn sinh dục của chúng vẫn duy trì ở mức độ rất cao trong khoảng 1 tuần, trước khi giảm dần. Các thông số này chỉ trở về ngưỡng bình thường sau 4 tuần, chứng tỏ các biệt chất tiêm vào cơ thể chúng đã duy trì ảnh hưởng rất lâu dài và bền vững. Theo một thành viên nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Yinusa Raji, giảng viên cao cấp Khoa sinh lý, Đại học Ibadan rễ cây Akerejupon có chứa các chất làm tăng mức độ testosterone trong máu. Về cơ bản, sự tiết hormone, testosterone, là cần thiết cho việc phát sinh nhu cầu sinh dục bởi chúng kích thích trực tiếp cơ quan sinh dục nam.

Trong nỗ lực tìm kiếm khả năng chữa bệnh sốt rét và bại liệt từ rễ cây Akerejupon, tiến sĩ Tolu Odugbemi, chủ nhiệm khoa Vi sinh vật và ký sinh trùng, trường Đại học Lagos (Nigieria) cũng tình cờ khám phá ra tác dụng tăng cường sinh lý của loài cây này. Bản thân ông tiếp tục chủ trì hướng đi ban đầu của đề tài là tập trung tìm kiếm dược chất chữa sốt rét và bại liệt nhưng cũng không bỏ qua phát hiện đáng quý kia. Một nhóm nhỏ được chia ra để tìm hiểu thêm về vấn đề này. Họ chọn những chú khỉ làm đối tượng kiểm chứng. Kết quả là sau cả tháng trời nhai gặm các khúc rễ Akerejupon tươi do các nhà khoa học ném cho hàng ngày, đám khỉ đực bắt đầu “làm loạn” chuồng. Nhu cầu tình dục của chúng tăng lên rõ rệt, khiến nhóm nghiên cứu phải nhốt riêng từng con với bạn tình của chúng, thành những cặp đôi, chứ không để cả đàn trong một lồng sắt như trước nữa.

Dù cả hai nhóm nghiên cứu đều lấy lý do “còn đang nghiên cứu dở dang” để từ chối tiết lộ về các hoạt chất mà họ khám phá được trong rễ cây Akerejupon nhưng chừng đó cũng đủ để giới chuyên môn nhìn nhận loài cây này với con mắt khác. Không đơn thuần là cây thuốc chữa bách bệnh dành cho những người nghèo nữa, giờ đây Akerejupon được xem là dược liệu đầy tiềm năng, có thể chế biến hoặc chiết suất lấy những hoạt chất quý giá phục vụ cho nhu cầu “tăng lực” của các quý ông. Thật ra, trong y học dân gian tại các quốc gia Tây Phi cũng có nói đến tác dụng này nhưng không rõ ràng. Trong số các bài thuốc chế biến từ kinh nghiệm của các thầy lang tại “thủ phủ xuân dược” Kano, rễ cây Akerejupon đã xuất hiện nhưng lại không bao giờ được tiết lộ liều lượng. Lý do như đã nói, họ đều muốn giấu nghề để đảm bảo việc làm ăn không bị ảnh hưởng.

Nhưng giờ đây, bằng các kỹ thuật phân tích hiện đại, bí mật đang dần bị hé mở, mở ra cơ hội lớn cho con người từ loài cây này. Hiện tại, một số hãng dược từ châu Âu đã bắt tay nghiên cứu. Không ai muốn chậm chân trong cuộc chạy đua này. Từ nhiều năm nay, việc nghiên cứu bào chế xuân dược trong phòng nghiên cứu đang đi vào ngõ cụt, các sản phẩm mới chưa tạo được đột phá đáng kể nào. Xu hướng tìm kiếm dược chất chính từ các loài thảo dược thiên nhiên, dựa vào kinh nghiệm dân gian của các địa phương đang được xem là hướng tìm kiếm mới. Do đó, bất cứ thông tin nào về một loại thảo dược mới được tìm ra cũng khiến các nhà sản xuất lớn đổ xô vào tìm cơ hội khai thác, trước khi bản quyền bị đối thủ chiếm hữu mất. Sự lấp lửng trong việc công bố thông tin của hai nhóm nghiên cứu trên về rễ cây Akerejupon cũng xuất phát từ thời cơ này. Không ai dại gì đem “cho không” thiên hạ khám phá của mình, nhất là khi đó rất có thể là những khám phá trị giá cả triệu đô la.     

Trần Tùng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe?

Không quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe?

Phòng the - 8 giờ trước

Quan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Cách cải thiện chứng đau lưng khi quan hệ

Cách cải thiện chứng đau lưng khi quan hệ

Phòng the - 1 ngày trước

Đối với nhiều người bị đau lưng khi quan hệ tình dục khiến chuyện ấy trở nên đáng sợ. Có những cách đơn giản cải thiện phiền toái này để việc quan hệ tình dục không là nỗi e ngại.

Khi nào nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?

Khi nào nam giới nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?

Phòng the - 2 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Các tế bào ung thư này trở nên nguy hiểm hơn nếu di căn sang các bộ phận khác.

2 nguyên nhân chính gây xuất tinh sớm và cách khắc phục

2 nguyên nhân chính gây xuất tinh sớm và cách khắc phục

Phòng the - 3 ngày trước

Nguyên nhân chính xác của xuất tinh sớm vẫn chưa được biết. Trước đây nó được cho là do tâm lý nhưng hiện nay nó được cho là sự kết hợp của các yếu tố tâm lý và sinh học...

Không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Phòng the - 4 ngày trước

Quan hệ tình dục thường xuyên có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như đối với hệ tim mạch. Nhiều người thắc mắc không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Bệnh mụn rộp sinh dục dễ nhầm với mụn nhọt thông thường

Bệnh mụn rộp sinh dục dễ nhầm với mụn nhọt thông thường

Phòng the - 5 ngày trước

Mụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến mà bất kỳ người có hoạt động tình dục nào cũng có thể mắc phải.

Những điều cần tránh khi ‘quan hệ’ trong mùa Đông

Những điều cần tránh khi ‘quan hệ’ trong mùa Đông

Phòng the - 5 ngày trước

GĐXH - Quan hệ tình dục vào mùa Đông đặc biệt hữu ích cho cả nam và nữ. Nhưng làm sao để chuyện ấy mang lại cảm xúc thăng hoa và tốt cho sức khỏe của các cặp đôi thì không phải ai cũng biết.

Vừa ngủ dậy nam sinh suýt mất tinh hoàn, cảnh báo nguy cơ nam giới dễ gặp khi vào mùa lạnh

Vừa ngủ dậy nam sinh suýt mất tinh hoàn, cảnh báo nguy cơ nam giới dễ gặp khi vào mùa lạnh

Phòng the - 5 ngày trước

GĐXH – Nam sinh vào viện kiểm tra khi thấy vùng bẹn bên trái và bìu đau dữ dội sau khi vừa ngủ dậy. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật để bảo toàn tối đa chức năng tinh hoàn cho bệnh nhân. Theo chuyên gia, nam giới có nguy cơ cao gặp tình trạng này khi vào mùa lạnh.

Phòng tránh lây nhiễm Herpes sinh dục

Phòng tránh lây nhiễm Herpes sinh dục

Phòng the - 6 ngày trước

Herpes sinh dục chủ yếu lây qua quan hệ tình dục và đa số bệnh nhân bị bệnh do HSV-2 gây nên. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ bệnh do HSV-1 tăng lên do quan hệ miệng - sinh dục.

Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử

Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử

Phòng the - 1 tuần trước

GĐXH - Đời sống tình dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống những người trưởng thành. Nhưng sau khi quan hệ, có một số thói quen tưởng chừng như bình thường về lâu dài có thể gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đột tử.

Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử

Những điều cấm kỵ sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm, đột tử

Phòng the

GĐXH - Đời sống tình dục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống những người trưởng thành. Nhưng sau khi quan hệ, có một số thói quen tưởng chừng như bình thường về lâu dài có thể gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đột tử.

Top