Tại sao dễ chọn nhầm khoai tây độc trong siêu thị?
GiadinhNet - Khoai tây độc tương đương như nấm độc, ngoài thị trường dễ bị “tân trang”, trong siêu thị rất dễ chọn nhầm.
Vỏ xanh, mọc mầm - khoai tây độc như nấm độc
Khoai tây là món ăn rất được ưa dùng, với các món chiên, xốt phô mai bỏ lò, hầm thịt bò… Nhưng nếu người dân sơ ý là mua phải khoai tây vỏ xanh, khoai tây mọc mầm có chứa chất gây ngộ độc cho người ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2... Đặc biệt khi nấu chín hàm lượng vitamin C khá cao.
Nhưng khoai tây rất dễ có độc chất khi vỏ đã chuyển sang màu xanh, hoặc mọc mầm. Nếu chế biến thành món ăn có thể gây ngộ độc.
Bình thường, củ khoai tây có ruột và vỏ màu vàng nhạt, ăn lúc này an toàn. Nhưng nếu khoai tây tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian dài vỏ sẽ biến dần sang màu xanh - cũng là lúc nó sản sinh ra và tăng tốc độ sản xuất solanine – chất độc gây hại cho người ăn.

Không nên ăn những củ khoai tây đã chuyển màu xanh. Ảnh minh họa.
Khoai tây là mặt hàng để được lâu, tiểu thương hay mua số lượng lớn để bán dần. Họ bảo quản khoai tây đơn giản trong tải lưới, không mấy chú ý đến việc tránh cho khoai tây mọc mầm, vỏ chuyển sang màu xanh - nhất là hay bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Nếu ở các chợ dân sinh dưới ánh sáng ban ngày còn dễ phát hiện ra khoai tây vỏ xanh, khoai mọc mầm.
Nhưng ở các siêu thị mini, cả siêu thị lớn rất dễ mua phải khoai tây có vỏ chuyển sang màu xanh, vừa thiệt thòi cho người mua, vừa có nguy cơ ngộ độc. Nguyên nhân là cả ngày đêm trong thời gian dài khoai tây đều được bày bán dưới ánh sáng đèn điện - điều kiện thuận lợi để khoai tây chuyển vỏ từ màu vàng sang màu xanh, mọc mầm, sinh chất độc.
Mặt khác, dưới ánh đèn của siêu thị không dễ gì phát hiện khoai tây chuyển màu. Người dân chỉ chọn củ khoai chắc, ngon mắt để mua. Khi chế biến mới phát hiện ra vỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh, có mầm, và phải vứt đi.
Còn ngoài thị trường, tiểu thương thường “tân trang” củ khoai bằng cách cắt bỏ hết mầm khoai, việc phát hiện khoai tây mọc mầm sẽ khó hơn.

Những củ khoai mọc mầm cũng tránh ăn. Lỡ mua rồi nên bỏ. Ảnh minh họa.
Khi nào khoai tây dễ thành chất độc?
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm), khoai tây mọc mầm, hoặc có vỏ đã chuyển sang màu xanh có chất độc tự nhiên tương đương với nấm độc. Kể cả khi gọt bỏ phần củ màu xanh, tím, hoặc chỗ đã nảy mầm bỏ đi, thì chất độc vẫn còn. Tốt nhất không nên ăn những củ khoai đó.
Khoai tây và một số loại thực vật tự tạo ra chất diệt trùng, chống nấm tên là solanine và chaconine. Chất độc tập trung ở vùng vỏ khoai có màu xanh, có củ màu tím – là dấu hiệu củ khoai tây đã nhiễm độc solanine. Bình thường hàm lượng 100gr khoai mới có 10mg nên không gây ngộ độc. Nhưng để khoai tây ở nơi quá ẩm, quá sáng, hay quá nóng, khoai tây sẽ nhanh chóng nảy mầm.
Chất solanine không dễ cảm nhận bằng vị giác (vị đắng), vì nồng độ mới mọc mầm chỉ 15 - 20 mg/100gr. Nhưng ở nồng độ cao có thể phát hiện solanine có vị cay như ớt. Dù lượng độc tố lớn, hay nhỏ thì khoai tây mọc mầm, có màu xanh, tím không hề tốt cho sức khỏe con người.

Hãy chọn những củ khoai chắc, nặng tay, lành lặn... sẽ an toàn. Ảnh minh họa.
Để không mua phải khoai tây độc trong siêu thị
Nếu ăn khoai tây có vỏ màu xanh, hay mọc mầm sẽ bị ngộ độc, nặng có thể tử vong. Vì vậy hãy loại bỏ ngay khi khoai tây khỏi mâm cơm khi thấy những đặc điểm có độc sau:
- Các mắt củ nếu có dấu hiệu khoai đã mọc mầm thì không nên mua.
- Không dùng khoai tây có vỏ màu xanh, tím để chế biến món ăn.
- Mua khoai tây về không nên để nơi có ánh sáng, cũng không để quá 10 ngày.
- Chọn củ còn tươi, cầm thấy nặng, lành lặn, chắc tay, vỏ trơn nhẵn. Củ khoai màu vàng thì tốt hơn đã ngả sang trắng.
- Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai vào chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.
- Ăn khoai tây thấy có vị đắng, vị cay thì không nên ăn.
Triệu chứng ngộ độc khoai tây:
- Nếu ăn hàm lượng ít, độc tố solanine và chaconine trong khoai tây có thể gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
- Nặng hơn có thể gặp một vài vấn đề nghiêm trọng đến thần kinh, đường tiêu hóa như gây mê sảng, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm...
Triệu chứng có thể kéo dài từ 1 - 3 ngày, có người phải nằm viện, thậm chí có trường hợp tử vong.
Ngọc Hà

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 15 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 17 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.