Tại sao người gầy vẫn bị rối loạn lipid máu?
Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ, bệnh mỡ máu) ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người nghĩ, chỉ có người béo mới bị rối loạn lipid máu nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. Bởi thực tế là rất nhiều người gầy, ăn kiêng vẫn bị rối loạn lipid máu. Hãy đọc bài viết sau đây để giải đáp cho thắc mắc: Tại sao người gầy vẫn bị rối loạn lipid máu?
Cơ chế hình thành rối loạn lipid máu
Bình thường, gan sản sinh ra 80% cholesterol của cơ thể, 20% còn lại đến từ các nguồn thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Cholesterol được sản sinh sẽ đi từ gan, qua mạch máu đến các mô, tế bào để thực hiện chức năng sống của cơ thể như: Sản sinh năng lượng, cấu thành nên các hormone, xây dựng tế bào,...
Tuy nhiên, khi gan sản sinh ra quá nhiều cholesterol hoặc/và quá trình tiêu thụ cholesterol tại mô, tế bào giảm thì cholesterol trong máu sẽ tăng lên và gây nên tình trạng rối loạn lipid máu (còn được gọi là máu nhiễm mỡ, bệnh mỡ máu, mỡ máu cao).
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu rất đa dạng. Chúng bao gồm:
- Di truyền: Các gen có thể ảnh hưởng đến chỉ số cholesterol của cơ thể.
- Thừa cân, béo phì có thể làm tăng mức cholesterol LDL.

Người thừa cân, béo phì thường bị rối loạn lipid máu
- Lười vận động.
- Tuổi tác và giới tính: Khi phụ nữ và nam giới già đi, mức cholesterol trong máu của họ tăng lên.
- Uống quá nhiều rượu.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
Tại sao người gầy bị máu nhiễm mỡ?
Cholesterol cao ảnh hưởng đến cả người béo và người gầy vì những lý do nhất định. Để biết tại sao người gầy bị máu nhiễm mỡ, hãy tìm hiểu các lý do sau:
Lười vận động, tập thể dục
Một trong những lý do tại sao người gầy bị cholesterol cao là do lười tập thể dục hoặc thậm chí không tập thể dục. Điều này sẽ làm gia tăng các axit béo bão hòa trong cơ thể, từ đó dẫn đến sự gia tăng mức cholesterol.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Ngay cả những người gầy cũng có thể bị cholesterol cao bởi chế độ ăn uống thiếu khoa học. Mặc dù trông họ gầy nhưng bên trong cơ thể vẫn có chất béo. Nồng độ cholesterol tăng trong máu do một số thực phẩm có chứa axit béo bão hòa. Nếu những người gầy ăn các thực phẩm giàu cholesterol thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị rối loạn lipid máu.
Uống quá nhiều rượu
Uống quá nhiều rượu làm tăng mức cholesterol trong cơ thể bởi rượu không thể chuyển hóa hoàn toàn ở gan, dẫn đến sự gia tăng LDL-cholesterol.

Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu
Căng thẳng mạn tính
Những người gầy bị căng thẳng mạn tính có nguy cơ bị cholesterol cao. Nghiên cứu cho thấy, mức độ cholesterol cao dẫn đến phản ứng sinh học của cơ thể đối với căng thẳng liên quan đến việc tích lũy các nguồn năng lượng như axit béo và glucose. Stress cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh.
Hút thuốc lá
Nếu người gầy hút thuốc thì cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ. Một hóa chất trong thuốc lá là acrolein ngăn chặn cholesterol "tốt" (HDL) vận chuyển LDL về gan, dẫn đến xơ vữa động mạch.
Mắc một số bệnh
Những người bị huyết áp cao, bệnh thận, bệnh gan, suy giáp và bệnh tiểu đường thường bị cholesterol cao.
Tiền sử gia đình bị máu nhiễm mỡ
Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ hoặc có người thân bị máu nhiễm mỡ cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh này ở người gầy.
Cách điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, rối loạn lipid máu có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, phát hiện tình trạng này rất khó nên lời khuyên là bạn nên khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần để có phương án điều trị phù hợp. Một số biện pháp điều trị rối loạn lipid máu bao gồm:
Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý
Người bị máu nhiễm mỡ cần có chế độ ăn uống khoa học, cụ thể:
- Tổng lượng chất béo < 30% lượng calo hàng ngày;
- Chất béo bão hòa < 7% lượng calo hàng ngày;
- Chất béo không bão hòa đa (có trong rau, quả hạch, hạt, cá, rau xanh): ≤ 10% lượng calo hàng ngày;
- Chất béo không bão hòa đơn: 10% -15% lượng calo hàng ngày;
- Cholesterol: < 200 miligam/ngày;
- Carbohydrate: 50% - 60% lượng calo hàng ngày;
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm như: Thực phẩm giàu chất xơ, thực vật có chứa stanol và sterol. Những nhóm thực phẩm này ngăn chặn cholesterol được hấp thụ, từ đó giảm cholesterol hiệu quả. Các thực phẩm thuộc nhóm trên bao gồm: Yến mạch, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác; Các loại đậu; Táo, dâu tây, nho; Trái cây có múi; Đậu nành; Cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi,…

Người bị rối loạn lipid máu nên tăng cường ăn trái cây có múi
- Hạn chế các loại thực phẩm sau: Lòng đỏ trứng; Phô mai; Thịt chế biến; Các loại mỡ động vật; Thức ăn nhanh như hamburger, khoai tây chiên và gà rán; Thịt đỏ,…
Biện pháp thay đổi lối sống
Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn có lợi cho tim và giảm cholesterol, những thay đổi lối sống khác có thể giúp giảm cholesterol. Chúng bao gồm:
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể tăng mức HDL.
- Ngừng hút thuốc.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Hạn chế uống rượu, bia.
- Ngoài các biện pháp trên, người bị rối loạn lipid máu cũng có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để hạ mỡ máu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim,…
- Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, an toàn, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz.

Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả
Sản phẩm có thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol thông qua cơ chế tăng vận chuyển cholesterol từ máu đến mô, tế bào và tăng cường tiêu thụ cholesterol tại mô, tế bào. Người dùng sẽ đạt hiệu quả giảm mỡ máu mà vẫn khỏe mạnh, các chức năng của gan, thận được duy trì. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể.
Bài viết đã cung cấp cho quý độc giả câu trả lời cho thắc mắc: Tại sao người gầy bị rối loạn lipid máu? Hãy thực hiện lối sống lành mạnh và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Lipidcleanz để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, bạn nhé!
Nếu bạn còn thắc mắc về rối loạn lipid máu và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Nguyễn Hà
Kinh nghiệm vượt qua bệnh mỡ máu thành công!
Ông Nguyễn Hữu Hải (54 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ nhẹ nhưng sau 3 tháng dùng Lipidcleanz kết hợp chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thường xuyên, chỉ số mỡ máu, mỡ gan của ông đã về mức bình thường. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Hải
Ông Trần Đình Tam (Từ Liêm, Hà Nội) bị rối loạn lipid máu 6 năm rất khổ sở. Nhờ uống Lipidcleanz, tình trạng của ông đã có hiệu quả rất tích cực. Cùng xem chia sẻ của ông Tam về quá trình cải thiện máu nhiễm mỡ
PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn cách giảm mỡ máu bằng thảo dược
.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 8 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 9 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...