Tại sao người Nhật kị toilet chung nhà tắm? Nghe xong lý do ai cũng vỡ òa… ‘ra là vậy’
Với truyền thống văn hóa của người Nhật dù nhà to hay nhà nhỏ họ cũng không muốn gộp chung nhà tắm, nhà vệ sinh làm một bởi 4 lý do quan trọng này!
Nhật Bản là một trong những đất nước quen thuộc mà lại xa lạ với nhiều nét văn hóa độc đáo. Ví dụ như người Nhật vẫn chuộng tắm bồn gỗ truyền thống nhưng lại sở hữu chiếc bồn cầu hiện đại với ti tỉ nút bấm.
Và một điều đặc biệt nữa trong vấn đề giải quyết nỗi buồn của người Nhật là họ không bao giờ để chung bồn cầu với nhà tắm. Từ những căn hộ siêu nhỏ chỉ 20m2 đến những ngôi nhà riêng hoành tráng thì bao giờ cũng tách biệt hai không gian này ra riêng biệt.
Lý do là vì…
Truyền thống văn hóa của người Nhật
Nhật Bản dù được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển nhanh, xã hội hiện đại nhưng người dân cho đến nay vẫn gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống cũ. Tách biệt khu vệ sinh là một trong số đó.
Cũng giống như ở Việt Nam trước đây, người Nhật thường bố trí nhà vệ sinh xa khu nhà chính nên khu vực này luôn có cửa sổ, ánh sáng tự nhiên, thông gió, giúp nhà vệ sinh thoáng đãng đồng thời lại không ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên khác trong gia đình.
Đảm bảo vệ sinh
Theo quan niệm và ý thức của người Nhật, nhà tắm là nơi cực kì sạch sẽ. Đây không chỉ là nơi để tắm mà còn để thư giãn, phục hồi thể chất, tinh thần.
Trong khi đó, nhà vệ sinh là nơi bài tiết, nói cụ thể hơn là nơi xú uế, tồn đọng nhiều chất thải, chất bẩn. Vì sự đối lập đó, hai khu này phải hoàn toàn tách biệt nhau.
Các nghiên cứu của giới khoa học cho thấy, mặc dù mắt thường không thể nhìn thấy nhưng trên thực tế, việc giật nước, xả bồn cầu sau khi đi vệ sinh có thể sẽ khiến các vi khuẩn trong chất thải bắn ra ngoài khỏi phạm vi diện tích bồn cầu.
Và không ai có thể chỉ đích danh nó sẽ "hạ cánh" ở chỗ nào trong phạm vi 2m tính từ bồn cầu. Tường xung quanh, khăn tắm, bàn chải, khăn mặt... đều có thể trở thành nơi ký sinh mới của vi khuẩn.
Lợi ích sức khỏe quá thiết thực này có lẽ sẽ khiến những gia đình đang dùng hệ thống tích hợp hai trong một cân nhắc lại việc có nên học theo người Nhật, tách riêng nhà tắm và nhà vệ sinh ra hơi nơi khác nhau hay không.
Sự tiện lợi
Với người phương Tây hay cả người Việt Nam, việc đề cập đến nhà vệ sinh thường bị hạn chế tối đa nhưng người Nhật lại khác. Họ sở hữu những chiếc bồn cầu thông minh nhất thế giới và vẫn luôn không ngừng nghiên cứu để cải tiến thiết bị này.
Ai cũng biết người Nhật học tập, làm việc đều hết sức khẩn trương, gấp rút nhưng họ có những cách tận hưởng cuộc sống riêng biệt và một trong số đó là dành nhiều thời gian trong nhà tắm, nhà vệ sinh.
Việc thiết kế riêng hai khu phụ này cho phép những người sử dụng có nhiều thời gian và không gian sử dụng hơn, không cập rập, gấp gáp, ảnh hưởng đến những người khác trong nhà.
Đảm bảo an toàn
Hiện nay có đến 80% các gia đình ở Nhật Bản trang bị thiết bị vệ sinh hiện đại với phần bệ ngồi có hệ thống sưởi ấm, phun rửa tự động.
Khi đi vệ sinh, người ta sẽ không cần phải dùng giấy vệ sinh để chùi sạch mà chỉ để dùng chùi cho khô nước vốn được tự động phun rửa khi ngồi bồn cầu.
Vì các tính năng trên, thiết bị của Nhật luôn cần cắm điện. Điều này yêu cầu không gian trong nhà vệ sinh cần tuyệt đối khô ráo để đảm bảo an toàn, tránh cháy chập gây ra hậu quả giật không đáng có.
Hơn nữa, khi tách bạch nơi đi vệ sinh và nhà tắm, nhà vệ sinh luôn khô ráo cho phép người Nhật có thể trang trí thêm cho không gian "giải quyết nỗi buồn" vốn nhàm chán để nơi này trở nên vui mắt với những hình dán vui nhộn, sạch mát với những chậu cây hay có cả kệ sách báo…
Theo Eva/thoidaiplus.giadinh.net.vn
Quế Vân chăm lau rửa biệt thự chục tỷ, tiết lộ dự định bất ngờ
Không gian sống - 4 giờ trướcGĐXH - Qua khoảnh khắc dọn nhà của Quế Vân cũng có thể thấy ban công xanh mát nhà nữ ca sĩ. Cô đã tạo nên không gian sống rất lý tưởng, đầy hơi thở thiên nhiên.
Chọn giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành đem đến tài lộc, may mắn tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024
Ở - 4 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, chọn các khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành trong tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024, bạn có thể tham khảo dưới đây để đón điều lành, tránh điều không may.
Sắp hết năm, hãy vứt ngay 4 thứ này trong nhà!
Mẹo vặt - 7 giờ trướcCuối năm, mỗi gia đình sẽ tổng vệ sinh và vứt bỏ những đồ đạc không dùng đến trong nhà, để nhà cửa luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
Mẹo xử lý cửa kính bị hấp hơi nước
Mẹo vặt - 8 giờ trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
Đừng dại lắp 5 kiểu rèm này trong nhà, có loại hại sức khỏe trầm trọng
Không gian sống - 8 giờ trướcDù đắt hay rẻ tiền thì vẫn phải cảnh giác với 5 loại rèm cửa này.
Cách trồng cây chanh trong chậu sai quả quanh năm
Mẹo vặt - 11 giờ trướcGĐXH - Cách trồng chanh trong chậu không chỉ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn cung cấp những trái chanh tươi ngon, giàu nguồn vitamin C.
Mẹo cất giữ gia vị cực hay để căn bếp luôn gọn gàng
Mẹo vặt - 14 giờ trướcVới vô số loại chai lọ gia vị khác nhau, việc sắp xếp chúng sao cho khoa học và thẩm mỹ lại là bài toán không hề đơn giản.
Cách đuổi chuột bằng long não an toàn, hiệu quả tại nhà
Mẹo vặt - 15 giờ trướcGĐXH - Đối mặt với nạn diệt chuột, người ta đã tìm ra nhiều phương pháp để đuổi chúng. Một trong số đó là dùng long não đuổi chuột bởi nó có khả năng tạo ra mùi hôi gây khó chịu cho chuột, khiến chúng phải bỏ đi.
Ý nghĩa của việc trồng cây vạn tuế trước nhà
Phong thủy - 1 ngày trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
Có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu?
Mẹo vặt - 1 ngày trướcNhiều người thắc mắc liệu có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu, việc cắm điện liên tục có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp và đảm bảo an toàn hay không.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Mẹo vặtGĐXH - Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.