"Tài xế tự đi xét nghiệm nồng độ cồn trong máu là không đúng quy trình"
Liên quan đến việc một tài xế không ký vào biên bản vi phạm hành chính khi được kiểm tra nồng độ cồn mà tự ý bỏ đi sau đó trình giấy xét nghiệm, luật sư đã có phân tích về vấn đề này.
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn thế nào?
Trao đổi với PV Dân trí , luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, có hai hình thức kiểm tra nồng độ cồn những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông: định tính và định lượng.
Theo luật sư, kiểm tra nồng độ cồn định tính thường được áp dụng tại những tuyến đường rộng, đủ điều kiện để lập chốt kiểm tra hàng loạt. Theo phương thức này, các tài xế khi qua chốt sẽ được CSGT đưa máy đo nồng độ cồn định tính gắn kèm phễu, đặt cách miệng tài xế từ 5-10 cm và yêu cầu đếm từ 1-3.
Nếu phát hiện có nồng độ cồn, máy sẽ báo "có cồn", khi đó CSGT sẽ yêu cầu tài xế tấp xe vào lề kiểm tra định lượng để xác định mức vi phạm cụ thể. Phương thức kiểm tra định tính này nhanh, hiệu quả vì mỗi xe chỉ mất chừng 5 giây là xong, không gây cản trở giao thông.
Máy đo nồng độ cồn được CSGT sử dụng phải đáp ứng đủ các quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN cụ thể như sau:
- Chu kỳ kiểm định thiết bị đo hàm lượng cồn là 12 tháng/lần (1 lần/năm)
- Được cấp chứng chỉ kiểm định như: tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định theo quy định
- Máy đạt tiêu chuẩn phải dán tem kiểm định còn thời hạn
Với phương thức kiểm tra định lượng, lái xe được yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn có gắn ống thổi bằng nhựa. Sau khi thổi, máy sẽ báo mức nồng độ cồn trong hơi thở và CSGT sẽ căn cứ vào đây để lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, luật sư cho biết, có thể kiểm tra nồng độ cồn trong máu của người tham gia giao thông để làm căn cứ xác định có hành vi vi phạm và xử lý.
Cụ thể, việc kiểm tra nồng độ cồn trong máu được tiến hành trong các bệnh viện, áp dụng với các đối tượng tham gia giao thông trong các vụ tai nạn giao thông có chỉ định kiểm tra nồng độ cồn trong máu căn cứ theo Quyết định số 922/QĐ-BYT năm 2010.
Quy trình thủ tục kiểm tra bao gồm các bước: (1) Chuẩn bị: tiếp nhận thông tin về tai nạn giao thông chuẩn bị trang bị, dụng cụ; (2) Lấy mẫu bệnh phẩm; (3) Tiến hành xét nghiệm trên máy phân tích hóa sinh theo kỹ thuật định lượng cồn máu (4) Hiển thị kết quả.
Tự đi xét nghiệm nồng độ cồn là không đúng quy trình
Cũng theo luật sư Tiền, đối với người tham gia giao thông thì việc đo nồng độ cồn trong máu sẽ được tiến hành bởi CSGT. Căn cứ vào nồng độ cồn đo được, CSGT có thể xác định được người này có vi phạm giao thông hay không.
Tuy nhiên, trường hợp trong bài viết trên Dân trí trước đó về việc tài xế Lê Thế Hùng tự ý đi xét nghiệm là không đúng quy trình thủ tục. Do đó, kết quả trên phiếu "dưới ngưỡng phát hiện" không đảm bảo tính xác thực, không đủ căn cứ để chứng minh họ không vi phạm.
"Nếu lực lượng chức năng không trực tiếp kiểm tra hoặc không do cơ sở khám chữa bệnh uy tín thực hiện kiểm tra dưới sự kiểm soát của cơ quan chức năng thì người tham gia giao thông có thể lấy mẫu máu của người khác, nhờ người làm giả kết quả xét nghiệm…", luật sư Trần Xuân Tiền đặt vấn đề.
Luật sư khuyến cáo, trong trường hợp được yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, các tài xế nên chấp hành theo đúng quy định. Nếu đúng là không uống rượu, bia mà kết quả vẫn báo là vi phạm nồng độ cồn thì người dân nên dừng xe, uống nước lọc, súc miệng, chờ một lúc kiểm tra lại, hoặc có thể yêu cầu CSGT đưa đi xét nghiệm máu tại cơ sở y tế gần nhất sẽ có kết quả chính xác.
Ghi nhận CSGT đúng quy trình nhưng vẫn tự đi xét nghiệm
Như Dân trí đã thông tin trước đó , tài xế Lê Thế Hùng (32 tuổi, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết đã được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bởi Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) vào ngày 1/2/2023. Sau hai lần thổi sử dụng hai máy khác nhau, kết quả hiển thị lần lượt là 0,030mg/L và 0,031mg/L (miligam/1 lít khí thở).
Tuy nhiên, anh Hùng không nói rằng "không sử dụng rượu bia từ trước ngày 22/1/2023" nên không ký vào biên bản xử lý vi phạm hành chính với lý do "sợ khi ký vào sẽ nhận lỗi vi phạm".
Trong biên bản vi phạm hành chính cũng ghi nhận quá trình làm việc của lực lượng chức năng có hai người làm chứng. Trong đó, người làm chứng xác nhận "chứng kiến CSGT thổi nồng độ cồn là đúng, người vi phạm bỏ đi".
Thể hiện trong biên bản làm việc sau đó, anh Hùng ghi nhận "lực lượng CSGT làm việc đúng quy trình, đồng ý cho anh Hùng thổi lại lần 2, đồng ý thổi vào máy đo nồng độ cồn để hướng dẫn". Ngoài ra, nội dung bản làm việc cũng xác nhận anh Hùng "không thắc mắc gì về quy trình của lực lượng chức năng".
Theo trình bày của anh Hùng, khoảng 1 tiếng 15 phút sau khi lực lượng chức năng thổi nồng độ cồn và lập biên bản thì anh đến một bệnh viện trên phố Nghĩa Dũng để định lượng nồng độ cồn trong máu. "Việc đi xét nghiệm máu, anh Hùng tự đi, không có yêu cầu hay CSGT giám sát cùng", biên bản làm việc xác nhận.
Theo tờ kết quả mà anh Hùng cung cấp thì định lượng nồng độ cồn trong máu "dưới ngưỡng phát hiện". Kết quả trên được duyệt sau 2 tiếng kể từ khi tài xế này được lực lượng chức năng lập biên bản vi phạm hành chính, thông tin trên giấy tờ mà anh Hùng cung cấp thể hiện.
Anh Hùng đã trình bày sự việc của mình tới Đội CSGT đường bộ số 1 và được tiếp nhận. Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) sau đó cũng ra thông báo tiếp nhận giải trình. Tuy nhiên sau khoảng 20 ngày xem xét, tài xế nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng mức tiền phạt 7,3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 11 tháng với lỗi Điều khiển xe trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở và Điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe.
Người dân cần hiểu rõ về nồng độ cồn tự nhiên trong máu
Cũng liên quan đến vấn đề nồng độ cồn, luật sư Tiền trao đổi thêm, trên thực tế nhiều người dân đang hiểu chưa chính xác về nồng độ cồn tự nhiên trong máu theo hướng dẫn của Bộ Y tế và cho rằng chỉ số đó là cồn tự nhiên, không vi phạm khi lái xe. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể.
Mặt khác, theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Còn đối với ngưỡng nồng độ cồn, theo Quyết định 320/QĐ-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn kết quả định lượng nồng độ cồn, phần nhận định kết quả đã ghi rõ:
- Trị số thường: dưới 10,9 mmol/lít (tương đương 50 mg/100 ml).
Như vậy, nội dung tại Quyết định nêu trên là sự phân loại các ngưỡng nồng độ cồn, tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng theo chuyên môn y tế. Vì vậy, với "trị số thường" của nồng độ cồn (dưới 10,0 mmol/lít tương đương 50 mg/100 ml) không đồng nghĩa với việc cho phép trong máu có nồng độ cồn dưới 0,5 mg/ml hoặc được coi là nồng độ cồn tự nhiên trong cơ thể.
Từ những phân tích trên có thể thấy, chỉ cần lái xe có nồng độ cồn trong máu là đã có hành vi vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Các thông tin liên quan đến nồng độ cồn tự nhiên, hay nồng độ cồn trong ngưỡng cho phép chỉ là các thông tin do người dân hiểu chưa chính xác, người dân khi tham gia giao thông cần tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật và đã uống rượu bia thì không lái xe, đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và những người xung quanh.
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 24 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
3 con giáp nổi bật giữa đám đông nhờ sở hữu khí chất mạnh mẽ và trí thông minh bẩm sinh
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này đều sở hữu những ưu điểm khiến họ trở nên nổi bật, cuốn hút, hấp dẫn.
Hà Nội: Vì sao bãi xe không phép ở Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động dù từng bị chính quyền tháo dỡ?
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo UBND xã An Khánh (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) khẳng định "đã quyết liệt xử lý" bãi trông giữ xe không phép với quy mô hàng ngàn m2 tại khu đô thị Geleximco nhưng vì "nhu cầu" của người dân quá lớn cho nên dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.
TPHCM chốt giá vé metro số 1, chỉ 40.000 đồng được đi không giới hạn trong ngày
Đời sống - 17 giờ trướcGiá vé đi tàu metro số 1 được UBND TPHCM ban hành tính theo lượt trả bằng tiền mặt từ 7.000 - 20.000 đồng, theo thời gian ở mức 40.000 đồng/ngày và 300.000 đồng/tháng.
Người lao động cần phải lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, người lao động gặp tai nạn sẽ được hưởng các quyền lợi gì theo quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.
5 con giáp uy tín, đáng tin cậy, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Những con giáp này có cách đối nhân xử thế đúng đắn, lại có tài, nhận được sự khâm phục của tập thể.
Thái Bình: Phóng xe như bay, hai học sinh lao vào gầm xe tải khiến 1 em tử vong
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 học sinh di chuyển với tốc độ cao trên đường. Khi một xe tải bất ngờ xuất hiện phía trước, xe máy vội phanh gấp khiến 2 người trên xe trượt ngã, lao thẳng vào gầm xe tải.
Vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ: Người cha đi làm xa kể lại giây phút đau đớn khi nhận tin con gái tử vong
Đời sống - 1 ngày trướcAnh T.M.T - bố của em T.M.D, nạn nhân đầu tiên được tìm thấy đã không khỏi xót xa trước sự ra đi đột ngột của con gái.
5 con giáp có vận số tốt, gặp nhiều vận may trong cuộc sống
Đời sốngGĐXH - Những con giáp này thường được hưởng một cuộc đời vô cùng thuận buồm xuôi gió.