Thai phụ nhiễm virus Zika có phải bỏ em bé?
GiadinhNet - Kết quả xét nghiệm từ hơn 1.200 mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp có biểu hiện tương tự như nhiễm virus Zika tại 32 tỉnh/thành phố trên cả nước đã cho kết quả 2 trường hợp dương tính với virus Zika, trong đó có 1 phụ nữ mang thai 8 tuần.

Không phải cứ mắc virus Zika là con bị đầu nhỏ
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ 64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hòa (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nữ 33 tuổi, cư trú tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM. Bệnh nhân khởi phát ngày 29/3 với triệu chứng phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa quận 2 do lo ngại bị rubella. Nhập viện, kết quả xét nghiệm các ngày 31/3, 1/4, 2/4 và 4/4 tại Viện Pasteur TPHCM, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trường ĐH Nagasaki (đặt tại Viện) đều cho kết quả dương tính với virus Zika.
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân này có chồng đang làm việc ở Malaysia, trước khi bệnh nhân phát bệnh, người chồng có về nước 4 ngày nhưng trong thời gian ở trong nước, chồng bệnh nhân không có triệu chứng gì. Bệnh nhân có một con gái 2 tuổi, trước đó bé bị sốt nhưng xét nghiệm không phải nhiễm virus Zika mà là sốt xuất huyết.
Nói thêm về các trường hợp mang thai nhiễm virus Zika và sự liên quan đến hội chứng đầu nhỏ, PGS.TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay: Trong ngành sản khoa, chẩn đoán hình ảnh, hội chứng đầu nhỏ không phổ biến, có khoảng 20% trường hợp mắc hội chứng này không rõ nguyên nhân. Còn các nguyên nhân khác gây hội chứng này gồm: Nhiễm trùng (trong đó có rubella, gần đây là nghi ngờ do virus Zika), đột biến nhiễm sắc thể về gene, nhiễm độc do chiếu xạ, hóa chất.
PGS.TS Trần Danh Cường cho hay, hiện kỹ thuật hữu hiệu, quan trọng nhất để sàng lọc, phát hiện ra hội chứng não bé là đo đường kính lưỡng đỉnh và chu vi đầu khi siêu âm thai. Khi đo và nghi ngờ mắc hội chứng đầu nhỏ, các bác sĩ sẽ so sánh với chuẩn chu vi đầu theo tuổi thai, từ đó sẽ phát hiện tốc độ phát triển của chu vi đầu. Với hệ thống sàng lọc và chẩn đoán trước sinh được trang bị tới tận tuyến huyện, xã như hiện nay cùng kỹ thuật được đào tạo liên tục, các nhà siêu âm đều có thể thực hiện được kỹ thuật này.
“Dù là bệnh hiếm gặp, đến nay các nhà chuyên môn cũng chỉ mới nghi ngờ sự liên quan giữa bà mẹ mang thai nhiễm virus Zika và hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nhưng vì virus Zika truyền qua muỗi, ở nước ta lại là nước có muỗi rất nhiều, nên việc phòng và phát hiện hội chứng đầu nhỏ thai nhi ở phụ nữ mắc virus Zika là rất cần thiết”, PGS.TS Trần Danh Cường chia sẻ.
PGS.TS Trần Danh Cường cho biết, di chứng của hội chứng đầu nhỏ rất nặng nề về thần kinh, vận động, phát triển của em bé. “Ở nước ta, khi đã khẳng định thai nhi mắc hội chứng đầu nhỏ do bất kỳ nguyên nhân gì thì đều được khuyến cáo là nên dừng thai nghén. Việc dừng thai nghén tùy thuộc theo tuổi thai, nếu phát hiện trước 22 tuần thai thì việc quyết định ngừng thai nghén rất dễ, nhưng nếu muộn hơn 32 tuần thì việc ngừng là khó khăn”, PGS.TS Trần Danh Cường nói.
Diệt muỗi, loăng quăng…là cách phòng bệnh hiệu quả
PGS. TS Trần Đắc Phu khẳng định, kết quả giám sát các trường hợp người nhà và hộ gia đình xung quanh chưa phát hiện thêm ca nhiễm khác. “Đây là hai trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika ghi nhận tại cộng đồng nước ta. Hiện sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Theo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố tình trạng dịch bệnh do virus Zika hiện nay là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do có sự nghi ngờ về mối liên quan giữa virus Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh. Việc Việt Nam ghi nhận 2 ca đầu tiên nhiễm virus Zika, trong đó có 1 phụ nữ mang thai khiến người dân lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người dân, đặc biệt là các thai phụ, những người dự định có thai không nên quá hoang mang. Bởi không phải các trường hợp thai phụ mắc virus Zika đều gây hội chứng đầu nhỏ và không phải cứ mắc bệnh đầu nhỏ là do virus Zika. Đơn cử tại Brazil, trong 6.776 ca mắc dị tật đầu nhỏ thì chỉ có 944 trường hợp nghi do nhiễm virus Zika (tỷ lệ 14%).
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, vì Việt Nam đã có bệnh nhân mắc virus Zika nên thời gian tới, nguy cơ có thể tiếp tục ghi nhận trường hợp mắc virus Zika là rất cao. Tới thời điểm hiện nay, Bộ Y tế đã chính thức yêu cầu tất cả địa phương nâng mức độ cảnh báo và phòng chống lên mức độ 2. Bộ Y tế đã chuẩn bị các cơ sở để xét nghiệm virus Zika. Hiện có 11 đơn vị có khả năng xét nghiệm, tới đây dự kiến sẽ nâng lên nhiều các labo có thể chẩn đoán Zika nếu dịch lan rộng.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, hiện với các trường hợp cần lấy mẫu giám sát ngoài cộng đồng, ngành Y tế đang thực hiện miễn phí. Còn người dân không có yếu tố dịch tễ, không có biểu hiện bệnh mà đi xét nghiệm sẽ được tư vấn. Riêng trong hệ thống bệnh viện, với bệnh nhân nghi ngờ, bác sĩ chỉ định xét nghiệm sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí xét nghiệm này.
“Không phải trường hợp nào cũng xét nghiệm mà phải có chỉ định, có triệu chứng biểu hiện như sốt, phát ban, nổi mẩn đỏ, viêm kết mạc, ở trong vùng dịch tễ nguy cơ cao như vùng nhiều khách du lịch nước ngoài, vùng có bệnh nhân mắc virus Zika. Việc chỉ định lấy mẫu xét nghiệm do cơ quan y tế chỉ định và sẽ ưu tiên vùng lưu hành mật độ muỗi cao", PGS.TS Trần Đắc Phu chia sẻ.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khuyến cáo: Người dân không nên quá hoang mang, lo lắng vì dịch bệnh này. Biện pháp hiệu quả nhất hiện nay trong phòng chống dịch bệnh do virus Zika là diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy), vứt những vật chứa nước không cần thiết, thả cá vào lu đựng nước ăn và tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch…
- “Tới thời điểm hiện nay, không có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu đối với virus Zika, cũng chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do virus Zika. Với các bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu sống trong vùng dịch, nếu có các biểu hiện như sổ mũi, sốt, phát ban, có triệu chứng viêm kết mạc thì lập tức đến cơ sở y tế để được theo dõi. Nếu phát hiện dương tính với virus Zika thì siêu âm 2 tuần/lần, bên cạnh việc siêu âm thai kỳ bình thường”.
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế
- “Nếu phụ nữ mang thai dương tính với virus Zika thì không có chỉ định bắt buộc họ bỏ thai vì hệ thống y tế hoàn toàn có thể giám sát được. Thai phụ được tiếp tục siêu âm theo dõi để khi nào khẳng định chắc chắn thai nhi mắc hội chứng đầu bé thì mới có kế hoạch xử trí, còn không thì thôi”.
PGS.TS Trần Danh Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Khử trùng toàn bộ tòa nhà - nơi bệnh nhân từng làm việc
Trưa 5/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến nơi làm việc và nơi cư trú của ca bệnh đầu tiên có kết quả dương tính với virus Zika tại TPHCM. Trường hợp mắc virus Zika này là một nữ bệnh nhân 33 tuổi, đang mang thai 8 tuần tuổi. Thêm nữa, bệnh nhân này đang làm việc tại tòa nhà PetroVietNam (Lê Duẩn, quận1), có chồng làm ở Malaysia, ngụ tại phường Thạnh Mỹ Lợi - quận 2. Tại buổi làm việc, đại điện đơn vị quản lý tòa nhà Petro cho biết, ngay khi biết tin, đã thực hiện các biện pháp khử trùng, diệt khuẩn, diệt loăng quăng tại tất cả các khu vực trong tòa nhà.
GS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM chia sẻ, thành phố đã tổ chức 30 điểm giám sát cộng đồng để kịp xử lý các ca bệnh nhẹ liên quan đến virus Zika. Việc phát hiện sớm trường hợp dương tính với virus Zika, sẽ giúp tổ chức giám sát, kiểm tra chặt chẽ đối với những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tại địa phương. Ông Lân nhận định, bệnh nhân này rất khó bị lây truyền từ nơi làm việc. Tòa nhà Petro nằm giữa trung tâm thành phố và đã thực hiện đúng các biện pháp khử khuẩn do ngành Y tế khuyến cáo.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu y tế địa phương cần tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khỏe của thai phụ này, phòng ngừa hội chứng đầu nhỏ, teo não. Ngay sau khi làm việc với quản lý tòa nhà PetroVietNam, Bộ trưởng cùng đoàn công tác cũng đã đến địa phương nơi người phụ nữ cư trú. Tại đây, Bộ trưởng chỉ đạo địa phương phải thực hiện ngay các biện pháp diệt loăng quăng, diệt muỗi, thực hiện đúng các phác đồ phòng bệnh, điều trị mà Bộ Y tế đã ban hành.
Như Sỹ
Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram
Sống khỏe - 10 giờ trướcBé gái chào đời ở tuần thai thứ 24, chỉ nặng 550 gram, cẳng chân nhỏ bằng ngón tay út của người lớn, thể trạng rất non yếu, được trở về với gia đình sau 103 ngày nuôi dưỡng đặc biệt, sức khoẻ ổn định.

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.

Hai người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh, nem sống
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn nem sống và tiết canh, hai người đàn ông phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội, kích thích vật vã, cứng gáy, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, kèm biến chứng điếc.

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết
Y tế - 1 ngày trướcTPHCM tăng cường hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt tại phường An Phú - nơi có hai bệnh viện ghi nhận nhiều ca nặng và nguy cơ quá tải điều trị nội trú.

Nam du khách Mỹ hôn mê sau 6 giờ nhận phòng, được cứu sống nhờ một lọ thuốc
Y tế - 1 ngày trướcNam du khách người Mỹ được phát hiện hôn mê sau khi nhận phòng khách sạn khoảng 6 giờ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc metformin cực kỳ nguy hiểm.

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ngoáy tai, nữ bệnh nhân bị người khác vô tình va trúng, dẫn đến chảy máu tai trái. Hình ảnh CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ xương thái dương, vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch vào tiền đình.

Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - "Những tiếng khóc có khi vang lên đồng loạt trong đêm, chúng tôi thường bất giác nghĩ về mẹ mình", chị Kim Tuyền - Điều dưỡng nhi sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội chia sẻ niềm hạnh phúc với nghề đặc biệt của mình.

Nạn nhân trong vụ xe bán tải tông liên hoàn trên phố Khâm Thiên hiện ra sao?
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nạn nhân đã được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm, hiện đang được tiếp tục điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Sốt cao liên tục, nam thanh niên 17 tuổi bị di chứng thần kinh nghiêm trọng do căn bệnh quen thuộc này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau chuỗi ngày sốt cao liên tục 39-40 độ C, bệnh nhân lơ mơ, giảm ý thức, suy hô hấp. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn gặp nhiều di chứng nặng nề.

Thành lập Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Viện Nghiên cứu và Chăm sóc Sức khỏe Tinh thần Học đường đã chính thức ra mắt, đánh dấu bước phát triển quan trọng sau 5 năm kiến tạo và lan tỏa mô hình tham vấn học đường tại Việt Nam.

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày
Y tếGĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.