Thấy tiếng động lạ trong xô nước, cán bộ kiểm lâm hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 30 năm
Sau hơn 30 năm "biến mất", người ta đã tìm thấy loài sinh vật gì?
Phát hiện loài vật từng "biến mất" sau 30 năm
Theo Bắc Kinh Tân Nguyên, vào mùa hè năm 2022, ông Chu Nhân Lương, một cán bộ kiểm lâm tại làng Tiễn Giang, tỉnh Chiết Giang, trong lúc đang vác xô đựng nước thì nghe thấy tiếng động lạ bên trong.
Ông Chu đã làm công việc bảo vệ rừng từ năm 2016. Ông cũng có một vườn trồng hơn 10 mẫu cây nhãn và vào mỗi mùa hè, ông phải vận chuyển nước từ chân núi lên vườn, vì nếu không tưới nước, cây sẽ chết.

Ông Chu Nhân Lương trong lúc đang vác xô đựng nước thì nghe thấy tiếng động lạ bên trong. (Ảnh: Sohu)
Vì vậy, ông đã đặt nhiều thùng đựng nước quanh vườn để thu thập nước mưa và nước suối. Khi kiểm tra xô đựng nước phát ra tiếng động lạ, ông tìm thấy một loài động vật nhỏ màu xanh, dài chưa tới ngón tay.
Cùng đi với ông Chu là ông Từ Kiến Phong. Nào ngờ, vừa trông thấy con vật nhỏ, ông Từ hân hoan reo lên: "Chúng ta đã tìm thấy loài được cho là tuyệt chủng hơn 30 năm rồi đấy!". Theo ông Từ, loài động vật trong xô nước đó là Ếch mưa Trung Quốc.
Ông Từ cho biết, vào những năm 80-90 của thế kỷ trước, khu rừng làng Tiễn Giang thường xuyên có ếch mưa. Tuy nhiên, sau khi khai thác mỏ đá gần đó, tài nguyên thiên nhiên quanh khu vực đã bị hủy hoại, và từ đó không còn thấy ếch mưa nữa nên các nhà khoa học đã kết luận chúng có thể tuyệt chủng.

Loài động vật mà ông Chu tìm thấy trong xô nước đó là Ếch mưa Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Loài ếch này rất thông minh. Khi các loài ếch khác rơi xuống những thứ tương tự như xô đựng nước này và không thể ra, thì ếch mưa chỉ cần một cú nhảy là thoát. Ông Chu không kịp chụp ảnh, chỉ có thể đứng nhìn con ếch nhảy xa dần.
Tại một vũng nước trong khu rừng, ông Chu cũng nhìn thấy rất nhiều nòng nọc, nhưng vẫn chưa tìm thấy nòng nọc của ếch mưa. Ông Chu cho biết mình đã nhìn thấy ếch mưa hai hoặc ba lần, lần phát hiện gần đây nhất là từ trong thùng chứa nước. Thường thì ông chỉ thấy ếch rừng.

Tại một vũng nước trong khu rừng, ông Chu cũng nhìn thấy rất nhiều nòng nọc, nhưng vẫn chưa tìm thấy nòng nọc của ếch mưa. (Ảnh: Sohu)
Vậy, con ếch mưa Trung Quốc mà cả hai ông tìm thấy sau hơn 30 năm là loài động vật thế nào?
Ếch mưa Trung Quốc
Ếch mưa Trung Quốc (tên khoa học là Hyla chinensis) là một loài ếch thuộc họ Nhái bén. Chúng là loài lưỡng cư có kích thước nhỏ, dài khoảng 30mm, con cái có thể đạt đến 38mm.
Ếch mưa không chỉ thở bằng phổi mà còn có thể trao đổi khí qua làn da bán trong suốt, giúp thích nghi với môi trường có độ ẩm cao.

Ếch mưa Trung Quốc là loài lưỡng cư có kích thước nhỏ, dài khoảng 30mm, con cái có thể đạt đến 38mm. (Ảnh: Sohu)
Về ngoại hình, đầu của ếch mưa rộng hơn dài, miệng tròn và cao, phía trên miệng là lỗ mũi. Khác với ếch thông thường, đầu ngón chân của ếch mưa phình ra giống hình đĩa hút, giúp chúng dễ dàng leo trèo. Da của chúng có màu xanh, và bụng cùng môi dưới thường có màu vàng, hai bên cơ thể có đốm đen.
Ếch mưa có khả năng nhảy rất mạnh, và nhờ vào đôi chân dài và khỏe, chúng có thể nhảy xa.
Ở Trung Quốc, ếch mưa phân bố rộng rãi ở phía nam tỉnh Hà Nam, tây nam tỉnh Hồ Bắc và hầu hết các vùng phía nam của đất nước. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đầm nước ngọt, đầm nước ngọt có nước theo mùa, đất canh tác, và đất có tưới tiêu.

Ếch mưa có khả năng nhảy rất mạnh, và nhờ vào đôi chân dài và khỏe, chúng có thể nhảy xa. (Ảnh: Sohu)
Ếch mưa thường sinh sản vào tháng 4-5, vào ban đêm. Trong mùa sinh sản, con đực sẽ kêu, rung ngón chân hoặc vẫy chân sau để thu hút con cái. Con cái thường đẻ trứng trên đá hoặc cỏ nước gần bờ, mỗi con cái có thể đẻ tới 680 trứng, và trong vòng một tháng, những trứng này sẽ biến thành ếch con.
Tuy vậy, mặc dù con cái có thể đẻ rất nhiều trứng, nhưng ở một số nơi ở Chiết Giang, ếch mưa đã biến mất trong suốt hơn 30 năm. Tại sao lại như vậy?
Vì sao ếch mưa Trung Quốc "biến mất" trong hơn 30 năm?
Loài động vật này còn phổ biến tại Trung Quốc vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, nhưng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng, loài ếch mưa ngày càng ít dần.
Ếch mưa thường sống ở các vùng đồi núi thấp, từ 200-1000 mét, trong các khu vực cỏ, vườn rau, và bụi rậm trong rừng. Vào ban ngày, chúng rất khó để nhìn thấy, vì ánh sáng mặt trời mạnh mẽ có thể làm hại da của chúng, vì vậy chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm.
Tuy nhiên, sau đó, việc khai thác quá mức nông trại và phá rừng đã làm giảm đi nơi sinh sống của loài ếch mưa.
Ếch mưa có cách sinh sản đặc biệt, chúng thích sống gần những vùng nước tĩnh lặng, thay vì các dòng sông và suối chảy xiết. Các vũng nước và hốc cây đọng nước là môi trường lý tưởng giúp chúng sinh sôi nảy nở, không chỉ ở vị trí đặc biệt mà nước cũng phải có chất lượng tốt.

Ếch mưa thường sống ở các vùng đồi núi thấp, từ 200-1000 mét, trong các khu vực cỏ, vườn rau, và bụi rậm trong rừng. (Ảnh: Sohu)
Ếch mưa còn giúp ngăn chặn nhiều căn bệnh truyền nhiễm, vì hệ tiêu hóa của chúng rất đặc biệt, giúp chúng săn mồi hiệu quả, mỗi ngày có thể ăn từ 50-100 con muỗi, ruồi, bướm.
Không chỉ giúp ngừng dịch bệnh, một số loài ếch mưa còn có thể dùng làm thuốc. Theo sách "Danh mục động vật thuốc Trung Quốc", ếch mưa có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, và chữa lành vết thương. Loài này cũng có thể được sử dụng điều trị bệnh vảy nến, eczema.
Tuy nhiên, do sự khai hoang đất đai và sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, số lượng ếch mưa ở ngoài thiên nhiên đã giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, chính phủ Trung Quốc đã phát động chiến dịch "trồng rừng thay cho ruộng", và sau khi kiểm tra vào tháng 3 năm 2025, ếch mưa Trung Quốc đã được đã được loại bỏ khỏi "Danh sách các loài động vật hoang dã trên cạn cần được bảo vệ ưu tiên của tỉnh Chiết Giang", chuyển từ loài nguy cấp sang loài không nguy cấp.
Việc bảo vệ ếch mưa không chỉ để duy trì loài này mà còn giúp ích trong việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
Nguyệt Phạm (Theo Sohu, Sina, Bắc Kinh Tân Nguyên)

Nhiếp ảnh gia dành 4 năm để đứng bên cửa sổ chụp đúng một chiếc bàn bóng: Những gì ghi lại được là cả cuộc đời
Chuyện đó đây - 10 giờ trướcSau ngần ấy thời gian, liệu có ai đó cuối cùng cũng chơi một ván bóng bàn thực sự không?

Phát hiện những chi tiết kỳ lạ không thể giải thích bên trong xác tàu ngầm Titan sau khi phát nổ 2 năm trước
Chuyện đó đây - 15 giờ trướcCon tàu ngầm đi tham quan tàn tích Titanic đã phát nổ và cướp đi sinh mạng 5 người trong khoang.

Đom đóm chưa hề tuyệt chủng hoàn toàn và chúng có thể quay trở lại
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcChúng ta có thể làm gì để bảo vệ đom đóm?

Người cha bỏ việc, bán 5 căn nhà, chi 36 tỷ đồng cho 2 con du học: “Tôi chắc chắn không hối hận”
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNgười đàn ông Trung Quốc từ bỏ việc kinh doanh phát đạt và bán 5 căn nhà để cùng 2 con trai du học, theo đuổi giấc mơ sân cỏ.

Hệ Mặt Trời vừa phát hiện thêm một thành viên bí ẩn, và nó đang thách thức cả giả thuyết Hành tinh thứ Chín
Chuyện đó đây - 2 ngày trước2017 OF201 được xếp vào nhóm thiên thể vượt Sao Hải Vương (trans-Neptunian object, TNO) - tức nằm xa hơn cả hành tinh thứ tám trong Hệ Mặt Trời

Phát hiện "kho báu" quý giá dưới móng của tòa nhà
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcChiếc nhẫn đều được khai quật ở nền móng của một tòa nhà lớn, cho thấy sự giàu có của những người ở đó.

Rơi máy bay trực thăng tại Ấn Độ, 7 người có thể đã thiệt mạng
Bốn phương - 3 ngày trướcChiếc máy bay trực thăng của hãng Aryan Aviation mang theo 6 hành khách và 1 phi công đã gặp nạn tại bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ.

Những thành phố có cuộc sống đáng mơ ước nhất hành tinh
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcOxford Economics vừa công bố bảng xếp hạng Global Cities Index 2025, hé lộ bức tranh cạnh tranh sôi động giữa các đô thị toàn cầu về chất lượng sống, môi trường, kinh tế.

Chú chim hải âu cô đơn nhất thế giới: Mãi mãi không thấy đường về nhà và hành trình ngàn dặm được cả địa cầu dõi theo
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcMột chú chim hải âu lớn cứ bay mãi trên trời một cách bí ẩn.

Bí mật của cục tẩy: Cô giáo nhìn cục tẩy biết tính cách học sinh, bạn thuộc loại nào?
Chuyện đó đây - 5 ngày trước"Hiệu ứng cục tẩy" trong giáo dục trở thành đề tài hot khiến nhiều người thích thú.

"Huyết mạch của sự sống" tồn tại trên cả 7 hành tinh TRAPPIST-1
Chuyện đó đâyMột bước tiến lớn trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh vừa đạt được nhờ "mắt thần" của siêu kính viễn vọng James Webb.