Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thế nào là ăn cháo đúng cách?

Thứ sáu, 10:39 26/06/2009 | Sống khỏe

Tuy không nên lấy cháo làm bữa chính ăn hàng ngày nhưng ăn cháo dưỡng sinh lại có lịch sử từ lâu đời. Khoảng hơn hai nghìn năm trước tổ tiên chúng ta đã dùng cháo để phòng bệnh và chữa bệnh. Các loại cháo khác nhau thì có tác dụng khác nhau và cũng ăn theo mùa khác nhau.

 
1. Không nên lấy cháo làm bữa chính

Khi có tuổi bộ máy tiêu hoá của con người bắt đầu suy yếu, một mặt là do chức năng tiêu hoá của dạ dày suy giảm, hai là răng yếu và bắt đầu rụng nên nhai không được khoẻ như thời trẻ vì thế so với cơm, cháo có nhiều ưu điểm: Cháo không cần phải nhai, do cháo mềm và nát nên người già ăn cháo dễ tiêu và dễ hấp thụ, vì vậy có nhiều người chưa đến nỗi phải ăn cháo thường xuyên nhưng cũng lấy cháo ăn làm bữa chính.

Trong cháo thành phần chính là nước, phần “bã” rất ít. Khi mức ăn của người già không nhiều thì lượng dinh dưỡng hấp thụ một bữa kém rất nhiều so với ăn cơm nhất là khi lại ăn cháo hoa thanh đạm thì năng lượng và các loại dinh dưỡng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của cơ thể. Nếu thời gian kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
 
Do vậy trừ nhu cầu chữa bệnh không nên có chủ trương để người già lấy cháo làm bữa chính. Đối với người già nếu bộ máy tiêu hoá kém thì cơm có thể nấu nát một chút và thỉnh thoảng thay đổi bữa bằng cách ăn mì thay cháo, hoặc nếu phải ăn cháo thường xuyên cũng không nên ăn cháo hoa thanh đạm mà phải phối hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, cá hoặc thịt… để có đủ dinh dưỡng cần thiết.

2. Ăn cháo không nhất thiết dễ tiêu hóa

Câu nói: Ăn cháo để dễ tiêu hoá thực sự không chính xác. Do cháo có hàm lượng nước cao khi vào dạ dày sẽ làm loãng dịch vị của dạ dày và sẽ ức chế quá trình tiêu hoá. Mặt khác ăn cháo không phải nhai cho nên phải nói là “uống cháo” mới đúng.

Khi ăn cơm hay ăn các thứ thể rắn như bánh mì, mì sợi… người ta phải nhai kỹ cho thức ăn nát rồi mới nuốt. Trong quá trình nhai thức ăn và nước bọt trong miệng trộn lẫn với nhau sẽ kích thích vị giác của lưỡi thúc đẩy thêm nhu cầu ăn uống, với lại nước bọt có chất men trong khoang miệng bắt đầu tiến hành phân giải giản đơn hydrat cacbon. Ngoài ra trong quá trình nhai thông qua hoạt động phản xạ của hệ thống thần kinh trung tâm sẽ kích thích cả bộ máy tiêu hoá chuẩn bị hoạt động như: Dạ dày, ruột, lá lách, gan, mật… làm cho sự tiêu hoá được tốt hơn cho nên nếu nói “ăn cháo là dễ tiêu hoá” thì còn phải bàn thêm.
 
Ảnh minh họa.

3. Ăn cháo nên theo mùa

Tuy không nên lấy cháo làm bữa chính ăn hàng ngày nhưng ăn cháo dưỡng sinh lại có lịch sử từ lâu đời. Khoảng hơn hai nghìn năm trước tổ tiên chúng ta đã dùng cháo để phòng bệnh và chữa bệnh. Các loại cháo khác nhau thì có tác dụng khác nhau và cũng ăn theo mùa khác nhau.

Về mùa hè thời tiết nóng bức cháo đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu và làm giảm cơn khát; nếu tâm trạng buồn bực lo lắng khó ngủ thì cháo hạt sen có  tác dụng nhất định.

Về mùa thu khí hậu hanh khô món cháo cần phải có tác dụng dưỡng phổi, ích khí như cháo ngó sen có tác dụng an thần, cháo đậu côve có tác dụng bổ tạng, cháo hạt thông cót ác dụng nhuận phổi lợi tràng, cháo tổ yến có tác dụng bổ phổi cắt cơn ho…

Về mùa đông trời lạnh món cháo phải có tác dụng tăng nhiệt cho cơ thể thì “Lạp bát cháo”(*) là loại cháo thích hợp nhất. Nguyên liệu để nấu “Lạp bát cháo” chủ yếu là các loại gạo, táo tàu, các loại hạt đậu, hạt sen, hạt dẻ. Trong hạt đậu có prôtêin có thể sánh với prôtêin của động vật, các loại hạt quả như hồ đào, hạnh nhân, lạc thì không  thể thiếu vì có tác dụng nhuận phổi, cắt cơn ho, bổ não tăng cường trí lực. Trong hạt quả còn có lượng vitamin E phong phú có tác dụng chống lại sự oxy hoá và lão hoá. Mùa đông trời lạnh “Lạp bát cháo” cho thêm thịt dê còn có tác dụng tăng thêm nhiệt lượng cho cơ thể để chống lại cái lạnh.

4. Một số câu ca về cháo

Chủng loại và tác dụng của cháo rất phong phú, món ngon ai cũng muốn ăn, xin đưa ra một số câu ca mà nhân dân đã kết tinh từ trí tuệ và kinh nghiệm từ hàng trăm năm trước:

Nếu hay mất ngủ hãy ăn cháo hạt sen

Muốn da dẻ hồng hào ăn cháo táo tàu

Khi tâm khí suy yếu nấu cháo cho long nhãn

Bổ phổi và khỏi ho cháo thêm bách hợp

Giải nhiệt tiêu độc nên ăn cháo đậu xanh

Người suy nhược cơ thể nên ăn cháo củ mài.

Bổ tỳ trợ tiêu hoá ăn cháo có sơn tra

Tráng dương hơn thuốc bổ là cháo nấu chim sẻ…

(*) "Lạp bát cháo" là cháo nấu ngày mùng 8 tháng Chạp để cúng Phật vì ngày đó là ngày Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, nó trở thành tục lệ của Trung Quốc.
 
Theo Tri Thức Trẻ
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 1 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 18 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top