Thích ăn "lổn nhổn", con khiến mẹ stress nặng
Cứ thấy mẹ chuẩn bị đưa thìa bột vào miệng là bé Titô rướn người lên, khóc ngằn ngặt.
Bé Titô được 5 tháng, chị Quỳnh tập cho con ăn dặm. Ban đầu, Titô rất thích bột ngọt nên việc cho con ăn với chị rất nhàn. Mỗi bữa, chị chỉ cần bón một loáng là con đã ăn xong, có khi bé nuốt nhanh đến mức mẹ đút bột không kịp.
Chưa kịp mừng thì chị Quỳnh lại stress nặng. Titô được 7 tháng nhưng 5 ngày gần đây, chị không thấy con hào hứng với bột nữa. Cứ thấy mẹ chuẩn bị đưa thìa bột lại gần là bé rướn người lên, khóc ngằn ngặt. Nếu có há miệng, bé cũng chỉ ngậm bột trong mồm rồi hờn “i ỉ” thay vì nuốt ực rất nhanh như trước đây.
Nghĩ con “chê” bột ngọt, chị Quỳnh chịu khó đổi món bột mặn với thịt bò, thịt gà... Sữa bé cũng lười uống. Sữa chua chỉ ăn 1-2 thìa là bé khóc rồi không chịu ăn nữa. Mỗi lần nghĩ đến chuyện ăn của con, chị căng thẳng vô cùng. Chị Quỳnh thấy Titô không có biểu hiện ốm, sốt hay bệnh nên còn chần chừ đưa con đi khám.
Chị Hân (nhân viên văn phòng cho một công ty du lịch ở Hà Nội) có cu Bo hơn 7 tháng tuổi và có 2 răng cửa dưới mới nhú. Dạo này, chị rất căng thẳng vì con lười ăn. Lúc trước, Bo ăn rất ngoan, chỉ nằm yên trong vòng tay bà cho mẹ tha hồ đút bột. Cả nhà ai cũng khen “trộm vía, ngoan quá” dù cân nặng của Bo vừa đủ chuẩn. Thế mà cả tuần nay, Bo không chịu ăn bột; sữa cũng lười uống, cả ngày được vài gạt sữa mà lần nào cũng bú không hết. Có hôm, chị Hân để đến tận 12h30 trưa cho con thật đói mới đút bột. Thế mà Bo cũng cương quyết không ăn.
Khác với chị Hân và chị Quỳnh, chị Liên (một người mẹ từng có con lười ăn lúc 7-8 tháng tuổi) cho biết, lúc trước cô cũng thế. Bé Vy nhà chị thấy mẹ chuẩn bị xúc bột là giãy nảy lên, miệng ngậm chặt lại và quay đầu ra chỗ khác. Đang loay hoay định nghỉ việc đưa con đi khám thì bé Vy lại ham ăn trở lại làm mẹ phấn khởi “hết lời”.
Sau đó, chị đúc kết kinh nghiệm lười ăn ở bé nhà mình là do mọc răng nên lười ăn (nuốt vào khiến lợi bị đau). Thứ hai, bé Vy khi nhú răng lên là bắt đầu ghét bột. Bé có thể nhai vài hạt cơm nát hay một sợi mỳ. Bánh gạo, bánh quy bé nhai “rau ráu” nhưng bột thì nhất định “chê”. Từ đó, chuyển cho con sang ăn cháo ninh nhừ. Ban đầu, chị cho xay cháo thành lợn cợn. Sau thì ninh cháo loãng rồi chuyển thành đặc cho con ăn.
Giai đoạn bé bắt đầu thích thức ăn lợn cợn
7-8 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu thích đồ ăn lổn nhổn cũng như ăn bốc. Những đồ ăn tốt cho bé giai đoạn này: phômai, mỳ ống, ruột bánh mỳ xắt nhỏ dạng hạt lựu; lòng đỏ trứng luộc xắt hình hạt lựu; thịt và cá không xương... Vì thế, nhiều bé không còn hứng thú với độ mịn của bột mà thích thức ăn cứng vì được nhai dù bé chỉ có một ít răng.
Nếu bé lười ăn bột ở giai đoạn này, cha mẹ không nên quá lo lắng. Bởi vì phần lớn các bé 7-8 tháng đã ăn được thực phẩm có kết cấu lổn nhổn. Học nhai ở thời điểm này đặc biệt cần thiết vì nó giúp cơ hàm và răng lợi chắc khỏe. Cũng như rất có lợi cho quá trình học ăn – học nói về sau này của bé. Thay vì nghiền mịn đồ ăn, chỉ nên xay qua và thêm sữa hoặc nước vào đó để làm đặc hay loãng đồ ăn dặm, tùy ý.
Khi bé ngán bột, hãy thử chuyển sang cho bé ăn cháo hạt ninh nhừ, loại bỏ phần cái đặc. Cho bé 7-8 tháng ăn cháo được nấu chín rồi cho vào máy xay thì cũng mềm như bột nấu chín, không hại dạ dày cho bé. Đổi món cho bé với soup cũng là một gợi ý hay.
Bé 7-8 tháng cũng rất quan tâm đến đồ ăn bốc hay những món có trong bát của mẹ, chứ không phải bát của bé. Vì thế, cha mẹ nên là người hiểu rõ sở thích ăn uống của con nhất. Nếu bé thích bốc, có thể cùng bé ăn rau củ nấu chín, xắt hạt lựu, mỳ cắt ngắn không bị rối vào nhau thành một mớ để tránh hóc nghẹn cho con... Có thể đổi bữa cho bé ăn mỳ vào bữa sáng thay vì lúc nào cũng bắt bé ăn cháo. Nhưng nên chế biến món mỳ thành món bổ dưỡng với rau, thịt để bé ngon miệng và đủ năng lượng phát triển.
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 10 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 13 giờ trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 17 giờ trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 19 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 23 giờ trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 23 giờ trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng
Gia đình - 1 ngày trướcQuyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.
Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới
Gia đình - 1 ngày trướcĐoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.
4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.