Thiên tài Mozart và cái chết phức tạp nhất thế giới
Có nhiều tranh cãi về cái chết của thiên tài Mozart, thậm chí gần đây có giả thiết, Mozart chết vì không chịu… tắm nắng.
Tài năng thiên bẩm như thần Eros
Vào hơn 250 năm trước, nước Áo đã đón nhận một sinh linh mới ra đời, người sau này trở thành nhạc sĩ nổi tiếng nhất, thành công nhất và là thần đồng bị khai thác triệt để nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới- Wolfgang Amadeus Mozart. Ngay từ năm 6 tuổi, với tài năng thiên bẩm hiếm có của mình, Mozart đã kiếm tiền nhiều gấp 60 lần người cha của mình, khi đó là một nhạc sỹ cung đình. Nhiều người khi đó đã gọi ông với cái tên “Thiên tài của thiên tài”.
![]() |
Mozart khi còn nhỏ... |
Việc chơi nhạc đối với Mozart ngay từ tấm bé cũng cần như việc hít thở. Sáng nào cũng vậy, từ 6 giờ Mozart đã sáng tác ngay trên giường. Được trời ban cho một trí nhớ phi thường, ngay từ lúc 14 tuổi, con người kỳ diệu này đã tỏ cho mọi người thấy rằng, ông đã sáng tác các tác phẩm “ở trong đầu”, rồi sau đó không có gì ngoài việc cứ tuôn ra giấy mà chẳng có một nét gạch xóa nào.
Những người theo chủ nghĩa lãng mạn ở thế kỷ 19 lại coi Mozart là thần Eros, người có bản năng thiên bẩm và hoàn hảo từ khi còn nhỏ. Họ coi ông là tấm gương mẫu mực để dạy con cái, mong chúng bộc lộ tài năng từ tấm bé.
![]() |
... và khi trưởng thành. |
Không chỉ để lại cho thế giới một kho tàng tác phẩm đồ sộ và vô giá gồm 626 tác phẩm lớn nhỏ, ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, người ta đã phát hiện ra âm nhạc của thiên tài Mozart còn có khả năng trị liệu. Thế giới hiện đại ngày nay đã dùng nhạc của ông để chữa bệnh đau đầu, bệnh Alzheimer, thậm chí hy vọng giúp trẻ em thông minh hơn bằng cách cho chúng nghe khi còn ở trong bụng mẹ.
Người có cái chết “phức tạp” nhất thế giới
Vì là một nhà soạn nhạc vĩ đại, một thiên tài của thiên tài nên cái chết vào năm 35 tuổi của Mozart đã bị mang ra mổ xẻ “tơi bời”, đến nỗi sự ra đi đột ngột của ông còn được ví như là người có cái chết "phức tạp" nhất thế giới. Trong suốt 218 năm qua kể từ khi Mozart qua đời, người ta vẫn không thôi tranh cãi về nguyên nhân khiến ông từ giã cõi đời sớm như vậy.
Wolfgang Mozart qua đời tại Vienna ngày 5/12/1791, khi mới 35 tuổi. Hồ sơ khai tử khi ấy chỉ thấy ghi một kết luận hết sức chung chung là ông chết vì bị sốt cao. Việc mổ tử thi đã không được thực hiện. Trước khi lìa đời khoảng 15 ngày đã có những dấu hiệu bệnh tật xuất hiện như sốt cao, nổi ban, phù chi, đau nhức toàn thân và rối loạn tâm lý. Theo sử sách lúc bấy giờ, Mozart được mai táng trong một ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang St.Mark ở ngoại thành Vienna.7 năm sau, theo chủ trương bốc mộ của chính quyền để dành chỗ chôn người mới, tất cả đều được cải táng. Vì là mộ tập thể, không thể xác định hài cốt nào của Mozart. Từ đó, hài cốt Mozart được phân tán đi đâu không ai rõ và cho đến giờ chưa ai tìm thấy được một mảnh hài cốt nào được xác định chính xác là của Mozart.
Năm ngày trước khi qua đời, Mozart bị sốt cao. Vị bác sĩ điều trị cho ông đã cố gắng làm giảm nhiệt độ thân thể ông nhưng ngay sau đó Mozart bị đột quị và rơi vào tình trạng hôn mê, một ngày sau nhạc sĩ thiên tài ra đi mãi mãi. Lời đồn rằng, sinh thời Mozart bị mắc bệnh lây qua đường tình dục. Nhạc sĩ đã dùng thủy ngân như là một dược phẩm và có lẽ thủy ngân đã dần dần hủy hoại thân thể ông. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lời đồn thổi.
Một giả thuyết khác gây sốc hơn về cái chết của nhà soạn nhạc vĩ đại này: Chết vì ngoại tình(?). Theo những gì mà dư luận khi đó bàn tán thì đương thời Mozart được mời dạy nhạc cho một quý bà xinh đẹp. Người chồng của quý bà này đối đãi rất hào phóng và tử tế với Mozart. Nhưng Mozart đã cám dỗ Maria Magdalenda, tên của người phụ nữ này. Khi người chồng phát hiện ra sự tình, anh ta đã đột nhập vào nhà Mozart và hành hạ ông. Cùng thời gian này Mozart cũng đang mang bệnh nên không thể chịu nổi cơn đòn ghen của kẻ đang điên lên vì bị cắm sừng.
Năm 1999, trên tạp chí "Biên niên sử ngành nội khoa" ngày 18/8 của Hà Lan có đưa ra một giả thuyết mới khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ tử vong xung quanh thời điểm Mozart qua đời tại Vienna từ 11/1791 - 1/1792 và so sánh với các nguyên nhân tử vong khác trong những năm trước và sau đó. Kết quả cho thấy vào thời điểm Mozart qua đời, tại Vienna xảy ra một dịch bệnh nhiễm trùng khuẩn cầu chuỗi, gây sốt, sưng phù nề và dẫn tới tử vong, đặc biệt ở nam thanh niên.
Theo những người gần gũi với Mozart được chứng kiến những ngày cuối đời của ông, nhà soạn nhạc thiên tài chỉ phát bệnh không lâu trước khi chết, trong đó có các triệu chứng điển hình như phù nề, đau lưng, sốt phát ban. Đây là các triệu chứng cho thấy Mozart có thể đã tử vong vì căn bệnh viêm khí quản do nhiễm khuẩn cầu chuỗi dẫn tới viêm cầu thận cấp tính. Giới khoa học cho rằng mặc dù đây chưa phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân cái chết của Mozart, song nó rất đáng quan tâm.
Chết là do không tắm nắng?
Mặc dù đã có hàng trăm giả thuyết phân tích về cái chết của Mozart nhưng sau hơn hai thế kỷ, cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart vẫn là đề tài được giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong một công bố gần đây nhất của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời ở San Francisco cho biết: Nếu nhà soạn nhạc vĩ đại Wolfgang Amadeus Mozart dành một vài phút dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày, có thể ông sẽ không qua đời sớm. Nói một cách ngắn gọn là Mozart chết là do không chịu dành thời gian để... tắm nắng.
Theo William B.Grant thuộc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời ở San Francisco, Mỹ và Stephen Pilz thuộc Đại học Y khoa Graz, Áo, ánh sáng mặt trời hiếm hoi cùng với thói quen làm đêm của Mozart đã khiến cơ thể ông thiếu vitamin D.
Trong giả thuyết được đưa ra ở trên, các nhà nghiên cứu viết rằng ở vĩ độ của thủ đô Vienna, 48 độ bắc, nơi Mozart cư ngụ lúc sinh thời, “không thể tạo vitamin D từ ánh sáng cực tím B suốt 6 tháng trong năm”. Họ cũng nói rằng Mozart sáng tác chủ yếu vào ban đêm. Rất có thể mức 25-hydroxyvitamin D trong máu quá thấp đã góp phần gây ra cái chết của ông. Khả năng này cũng có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm như sốt, đau cổ họng và cảm lạnh mà Mozart đã bị từ năm 1762 - 1783, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 5.
Mozart bị ốm yếu trong nhiều năm liền. Việc thiếu hụt vitamin này có thể đã khiến ông dễ dàng mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là một vài tháng của mùa đông, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. Họ đưa ra giả thuyết rằng, ngày Mozart qua đời ở tuổi 35 (5.12.1791) là rơi vào giai đoạn 2-3 tháng mùa đông, khi các tia cực tím B ở mức thấp nhất.

CEO tỷ đô nói gì sau màn ngoại tình với giám đốc nhân sự được công khai trước toàn thế giới?
Tiêu điểm - 1 giờ trướcGĐXH - CEO Andy Byron của công ty công nghệ Astronomer bị hàng nghìn người chứng kiến cảnh ôm ấp giám đốc nhân sự Kristin Cabot khi xem concert của Coldplay, dù đã có gia đình riêng.

Cả trung tâm thương mại cháy dữ dội ở Iraq, thương vong nghiêm trọng
Tiêu điểm - 3 giờ trướcMột đám cháy không rõ nguyên nhân đã bùng phát tại trung tâm thương mại Hyper Mall ở TP al-Kut của Iraq và nhanh chóng nhấn chìm cả tòa nhà.

Sự thật kinh hoàng về những livestream mukbang bạn hay xem
Tiêu điểm - 4 giờ trướcNgười livestream ăn uống vô độ trước người xem của mình để bán hàng.

Nghe thấy tiếng động bí ẩn, gia chủ tưởng là chuột nhưng khi trần nhà sụp xuống thì vội gọi cứu hộ
Chuyện đó đây - 15 giờ trướcHình ảnh con vật to lớn được đưa xuống bên dưới khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Bắc Cực hóa Nam Cực, một loài người thông minh biến mất?
Tiêu điểm - 23 giờ trướcNam Cực ngày nay từng nằm gần cực Bắc từ của Trái Đất thay vì cực Nam. Sự thay đổi vào 41.000 năm trước có thể đã khiến một loài người diệt vong.

Phát hiện vùng đất chứa ‘kho báu’ khổng lồ nhưng chỉ khai thác được 0,2%, tiềm năng nhiều hơn cả khí đốt, nắm giữ chìa khoá tương lai năng lượng sạch
Chuyện đó đây - 1 ngày trước“Kho báu” này có thể mở ra một kỷ nguyên năng lượng sạch mới.

Chi tiền khủng cải tạo tầng hầm chung cư thành ao cá Koi, người đàn ông bị hàng xóm kiện ra tòa: “Anh không được làm thế”
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcSau khi bị hàng xóm khởi kiện, người đàn ông Trung Quốc đã buộc phải tháo dỡ ao cá Koi theo phán quyết của tòa án.

Tái hiện sống động gương mặt người phụ nữ sống từ 10.500 năm trước nhờ DNA cổ
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcBằng sự kết hợp giữa khoa học di truyền và nghệ thuật phục dựng, các nhà khoa học tại Đại học Ghent (Bỉ) đã tái hiện thành công gương mặt một người phụ nữ thời kỳ đồ đá giữa, sống cách đây hơn 10.000 năm ở thung lũng sông Meuse.

Tịch thu hơn 363 tỷ đồng tiền mặt nằm vương vãi trên gác xép nhà bà cụ nghèo 60 tuổi
Tiêu điểm - 2 ngày trướcKhám xét căn nhà cấp 4 xập xệ của một bà lão nhặt ve chai, cảnh sát Trung Quốc bất ngờ phát hiện nhiều bao tải tiền mặt đủ loại ngoại tệ giấu trên gác xép.

Bộ ảnh lột tả toàn bộ những gì không hoàn hảo nhưng không cần hoàn hảo của "khối nghỉ hè"
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcNhững bức ảnh này đã phải mất 15 năm để thực hiện.

Chiếc giường gỗ bị bỏ lại trong bãi đậu xe được bán hơn 600 tỷ đồng
Chuyện đó đâyGiường gỗ 645 tỷ đồng vô tình bị bỏ lại trong bãi đậu xe của một khách sạn ở Chester, vương quốc Anh.