Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thủ tướng phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.

Thứ hai, 16:05 23/11/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước, chú trọng vào nhóm đối tượng thụ hưởng là nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là vị thành niên, thanh niên, người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định số 1848/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.

Chương trình hướng đến mục tiêu bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Cụ thể, phấn đấu 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 50% năm 2025, đạt 52% năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.

Thủ tướng phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030. - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, 75% cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% vào năm 2030; trên 95% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản vào năm 2025, đạt 100% năm 2030; 75% trạm y tế thuộc vùng có mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 95% năm 2030.

Trên 95% cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025, đạt 100% vào năm 2030; trên 95% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình; đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn đồng thời thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi hành vi thông qua việc định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, chú trọng kênh thông tin đại chúng, các sản phẩm truyền thông phù hợp với từng vùng miền, địa phương; tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động về kế hoạch hóa gia đình; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi…

Một nhiệm vụ quan trọng khác Chương trình đề cập đến là việc phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở các cấp; đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; ưu tiên đầu tư cho vùng có mức sinh cao.

Mở rộng các hình thức cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tương, từng địa bàn; thí điểm mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh…

Cùng với đó, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện huận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình; huy động toàn bộ hệ thống y tế, dân số tham gia Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao; ưu tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở, vùng khó khăn có mức sinh cao; chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình.

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước, chú trọng vào nhóm đối tượng thụ hưởng là nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là vị thành niên, thanh niên, người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Chương trình; phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, ban hành các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai Chương trình. 

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham gia thực hiện Chương trình trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ đã được giao. 

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Người dân Singapore sống thọ, khỏe mạnh nhờ chăm đi bộ, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng thực phẩm lành mạnh.

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ngày 20/9, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiến hành cấp cứu, điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do tự đặt mua thuốc phá...

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Năm nay, Ngày Tránh thai thế giới được triển khai với chủ đề "Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn".

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm và dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, đau mắt đỏ, Rubella hay viêm gan B…

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, đau lưng, táo bón… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến thị lực, trong đó mờ mắt là một triệu chứng phổ biến. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì và mẹ bầu nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Khi còn trẻ, ít nam giới nghĩ đến bệnh ung thư nên nhiều người 'sốc' và không tin mình bị ung thư tinh hoàn. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng đây lại là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Những chăm sóc chính trong suốt thời kỳ sơ sinh bao gồm giữ ấm cho trẻ. Cho trẻ luôn được nằm cạnh mẹ; Bú mẹ hoàn toàn và bú theo nhu cầu của trẻ…

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Cuộc thi hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai. Kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt chị em phụ nữ chủ động nâng cao ý thức, hành động đúng trong việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

Những giai đoạn nhất định phải đi khám khi mang thai

Những giai đoạn nhất định phải đi khám khi mang thai

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong ba giai đoạn của thai kỳ tại cơ sở y tế để được quản lý, theo dõi sức khoẻ của mẹ và thai nhi và được tư vấn về chăm sóc thai nghén, chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sinh đẻ an toàn.

Top