Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản được vào chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ hai, 20:00 07/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Các nội dung giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính được Bộ GD&ĐT yêu cầu đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chú trọng công tác truyền thông trong nhà trường

Từ năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, việc ban hành Quyết định 2276/QĐ-BGDĐT nhằm xác định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của ngành Giáo dục để triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW. Làm căn cứ để Bộ, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP…

Theo đó, ngành giáo dục tập trung tăng cường truyền thông về công tác dân số trong tình hình mới. Cụ thể, tổ chức quán triệt, học tập nội dung Nghị quyết số 137/NQ-CP, Nghị quyết số 21-NQ/TW và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên nắm vững các yêu cầu, nội dung của công tác dân số trong tình hình mới, đặc biệt là chủ trương chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.

Xây dựng nội dung, thông điệp tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục về mục đích, ý nghĩa và nội dung của giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu của công tác dân số trong tình hình mới.

Đẩy mạnh truyền thông về giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và trên website chính thức của Bộ GD&ĐT. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động truyền thông trong nhà trường phù hợp với lứa tuổi, chú trọng kỹ năng và sự tham gia của trẻ em, học sinh, sinh viên.

Giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản được vào chương trình giáo dục phổ thông mới - Ảnh 1.

Tiết học được lồng ghép các nội dung về dân số, sức khỏe sinh sản, giới tính. Ảnh: T.Hằng


Lồng ghép nội dung vào chương trình học, hoạt động ngoại khóa

Cũng theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các đơn vị, trường học tổ chức các cuộc thi, phong trào thi đua, hỗ trợ và phát huy sáng kiến của học sinh, sinh viên về tuyên truyền giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính. Hướng dẫn cha mẹ học sinh; tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm với cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính trong nhà trường.

Thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh vào chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Đa dạng các hình thức giáo dục như: nói chuyện chuyên đề, câu lạc bộ sức khỏe vị thành niên, tư vấn... Khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình, hoạt động giáo dục và các tài liệu khác liên quan đến giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính.

Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên về giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về giáo dục dân số sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Bộ GD&ĐT cũng đã giao các đơn vị chủ trì, phối hợp với Tổng cục Dân số, Bộ Y tế và các Vụ, Cục thuộc Bộ GD&ĐT có liên quan theo dõi, giám sát, đánh giá và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch hành động này. Dự án hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông chủ động đưa nội dung giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính vào chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thanh Hằng

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn

9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Một số thói quen có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu và tồi tệ hơn. Dưới đây là 9 điều phụ nữ nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Những thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Top