Tiết lộ mới nhất về sát nhân gốc Việt có biệt danh "Người rắn"
“Người Rắn” Charles Sobhraj là sát nhân gốc Việt khét tiếng gây ra hàng chục vụ án mạng. Nhà ngoại giao Hà Lan mất nhiều thập kỷ điều tra mới có thể đưa kẻ thủ ác ra ánh sáng.
Mùi bên trong nhà xác nồng nặc bốc lên, pha lẫn giữa mùi chất khử trùng với mùi thi thể đang phân hủy.
"Chính là họ", nha sĩ nói khi kiểm tra miệng của thi thể.
Hai nạn nhân bị bỏng nặng, được mổ khám nghiệm rồi khâu lại bằng chỉ phẫu thuật. Một nhà nghiên cứu bệnh học cho biết não của người phụ nữ đã bị vật nặng đập vào, còn người đàn ông bị siết cổ. Cả hai vẫn còn sống trước khi bị thiêu.
Cảnh tượng ở nhà xác của cảnh sát thủ đô Bangkok ở Thái Lan vào ngày 3/3/1976 vẫn hiện rõ trong tâm trí của nhà ngoại giao kỳ cựu Hà Lan Herman Knippenberg. Ông nói đó là điều gây sốc nhất trong suốt 30 năm công tác ở nước ngoài, theo CNN.
Vụ việc kinh hoàng đã khơi dậy trong ông mong muốn đưa kẻ thủ ác ra trước công lý. Trong suốt hàng chục năm, ông Knippenberg đã nỗ lực không ngừng với tư cách cá nhân để tìm lại công bằng cho các nạn nhân.
Với các tình tiết ly kỳ trong hành trình đào tẩu của Sobhraj trên khắp châu Á, và sự khôn ngoan, kiên trì của ông Knippenberg trong hành trình điều tra, truy tìm kẻ thủ ác, màn đấu trí giữa Sobhraj và Knippenberg đã được dựng thành phim. Bộ phim truyền hình dài tập mới mang tên "The Serpent" (Người Rắn), do BBC và Netflix phối hợp sản xuất, sẽ lên sóng dịch vụ phát trực tuyến vào tháng 4 tới.
Sau hôm đến quan sát tại nhà xác, ông Knippenberg biết được cặp đôi người Hà Lan chỉ là một vụ trong số ít nhất một chục vụ án mạng mà Charles Sobhraj đã thừa nhận. Ông ta sau đó đã rút lại lời thú tội khiến nhiều vụ án vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Sobhraj bị cáo buộc thực hiện nhiều vụ đánh thuốc mê, cướp của và sát hại khách du lịch dọc theo "đường mòn hippie". Trong suốt hàng chục năm ròng, người này thoát được một cách khó giải thích sự truy quét của pháp luật trên khắp châu Á. Và, ông Knippenberg đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp với chính quyền để bắt được sát nhân khét tiếng.
Sobhraj đang thụ án chung thân tại một nhà tù ở Nepal vì tội sát hại hai du khách vào năm 1975. Tuy nhiên, nhiều vụ giết người khác mà ông ta bị cáo buộc vẫn chưa được giải quyết. Đối với ông Knippenberg, hành trình vạch trần Sobhraj vẫn chưa thực sự kết thúc.
Lá thư định mệnh
Năm 1976, Bangkok vẫn chưa có nhiều tòa nhà chọc trời như ngày nay. Tàu điện ngầm và Skytrain vẫn chưa được xây dựng. Xe cộ chen chúc nối đuôi nhau khiến người ta có thể mất hàng giờ để di chuyển trong thành phố đông đúc, nóng nực.
Không giống như kỷ nguyên số mà thông tin có thể truyền đi tức thời như ngày nay, đó là một thế giới chậm hơn, ít kết nối hơn.
Ông Herman Knippenberg năm 1975. Ảnh: CNN.
Không có điện thoại thông minh hay phương tiện truyền thông xã hội. Vì vậy, nếu có khách du lịch nào mất tích, phải vài tuần sau, thậm chí vài tháng sau người ta mới có thể phát hiện.
Ngày 6/2/1976, Knippenberg nhận được một lá thư về hai du khách người Hà Lan.
Người gửi cho biết ông đang tìm hai người thân của mình là Henricus Bintanja và Cornelia Hemker. Họ thường viết thư về cho gia đình hai lần một tuần trong khi đi du lịch ở châu Á. Tuy nhiên, đã sáu tuần gia đình không nghe tin gì từ họ.
Ông Knippenberg lúc đó 31 tuổi và là nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán Hà Lan. Ông cho biết: "Lúc đấy tôi nghĩ ‘Thật kỳ lạ’".
Vài tuần trước đó, có hai thi thể bị bỏng được tìm thấy trên lề đường gần Ayutthaya, cách phía bắc Bangkok khoảng 80 km. Ban đầu, họ được xác định là hai du khách người Australia. Về sau, các cơ quan chức năng xác nhận hai người này vẫn còn sống trước khi bị thiêu.
Bấy giờ, ông Knippenberg mới nghi ngờ liệu hai nạn nhân có phải là cặp đôi trong bức thư không.
Ông điều động một nha sĩ người Hà Lan làm việc tại Bangkok đến nhà xác để giám định tử thi. Họ sử dụng hồ sơ nha khoa của cặp đôi mất tích để đối chiếu. Nha sĩ tỏ ra dứt khoát, đó chính là họ.
Khi đang suy nghĩ về hai nạn nhân, ông Knippenberg nhớ lại một câu chuyện kỳ lạ mà bạn ông đã kể vài tuần trước đó.
Ông Paul Siemons, tùy viên hành chính tại Đại sứ quán Bỉ, kể rằng một nhà buôn đá quý người Pháp tên là Alain Gautier dường như có giữ số lượng lớn hộ chiếu trong căn hộ tại Bangkok của ông ta. Những hộ chiếu đó có vẻ là của những người đã mất tích được cho là đã bị sát hại. Hai trong số đó được cho là hộ chiếu của cặp đôi người Hà Lan. Ông Siemons không cho biết ông có thông tin đó từ đâu.
Vào thời điểm đó, Knippenberg chỉ nghĩ rằng câu chuyện có vẻ quá kỳ quặc.
Tuy nhiên, sau này cả hai người họ đều phát hiện rằng Alain Gautier là một trong nhiều bí danh mà Sobhraj sử dụng.
Trên đường chạy trốn và đóng giả một nhà buôn đá quý ở Bangkok, tên sát nhân người Pháp gốc Việt này đã kết bạn với rất nhiều du khách trong nhiều năm. Sau khi tiếp cận, Sobhraj đánh thuốc mê và cướp tài sản của họ. Trong thời kỳ an ninh biên giới còn lỏng lẻo, Sobhraj thường đánh cắp danh tính của các nạn nhân và sử dụng hộ chiếu của họ để đi khắp châu Á.
Truy bắt "Người Rắn"
Một ngày sau chuyến đi đến nhà xác, Knippenberg gọi điện cho Siemons để hỏi thăm xem bạn mình đã lấy thông tin về nhà buôn đá quý ở đâu.
Ban đầu, ông Siemons lưỡng lự vì vấn đề quyền riêng tư. Tuy nhiên, sau một hồi thuyết phục, ông Siemons đã gợi ý cho Knippenberg về Nadine Gires. Bà Gires là một phụ nữ Pháp sống cùng chung cư với Sobhraj ở Bangkok, đồng thời là người môi giới khách hàng cho hắn.
Cornelia Hemker (trái) và Henricus Bintanja mất tích ở Thái Lan năm 1975. Thi thể của họ được tìm thấy trong tình trạng bị thiêu cháy. Ảnh: CNN. |
Khi gặp Knippenberg, bà Gires tiết lộ rằng nhiều người từng làm việc cho Sobhraj đã bỏ trốn sau khi thấy ông ta giữ rất nhiều hộ chiếu của những người đã mất tích. Họ sợ rằng mình sẽ bị giết. Bà Gires cũng cho biết từng nhìn thấy cặp đôi người Hà Lan đến nhà của Sobhraj.
Ngay sau đó, ông Knippenberg đã cảnh báo cho các nhà chức trách Thái Lan, đồng thời vẫn tiếp tục điều tra với tư cách cá nhân.
Sáng 11/3/1976, bà Gires cung cấp một tin xấu cho ông Knippenberg. Sobhraj và bạn gái Marie-Andrée Leclerc đang có kế hoạch đi châu Âu một thời gian.
Ngay lập tức, ông Knippenberg báo cảnh sát. Tối đó, lực lượng chức năng ập vào căn hộ của Sobhraj và bắt giữ ông ta về thẩm vấn. Không may thay, kẻ thủ ác đã có sự chuẩn bị, theo cuốn "The Life and Crimes of Charles Sobhraj" do hai nhà báo Richard Neville và Julie Clarke biên soạn dựa theo trả lời phỏng vấn của Sobhraj.
Sobhraj đã sớm chèn ảnh của mình vào hộ chiếu lấy cắp từ một trong những nạn nhân. Nhờ hộ chiếu, Sobhraj trót lọt bước ra khỏi nhà giam với tư cách là một công dân Mỹ.
Đêm hôm sau, bà Gires buồn bã gọi điện cho ông Knippenberg. Một trong những người bạn cùng nhà của Sobhraj, đồng thời là đồng phạm bị tình nghi, đã mời bà đến căn hộ vì có chuyện cần nói.
Knippenberg giằng xé giữa hai suy nghĩ: Nếu bà Gires đi, tính mạng của bà có thể gặp nguy hiểm; Nếu không, Sobhraj có thể nghi ngờ bà đã tố cáo ông ta với cảnh sát. Ông Knippenberg chia sẻ: "Đó là một trong những khoảnh khắc khiến tôi đau đớn nhất trong đời".
Cân nhắc một hồi, Knippenberg gọi lại cho bà Gires và nói: "Tôi vô cùng xin lỗi. Chị phải đi".
May mắn thay, đã không có chuyện gì xảy đến với bà Gires. Trong lúc người trong nhà Sobhraj ra khỏi phòng, bà Gires phát hiện một số ảnh hộ chiếu. Nhanh trí, bà lấy và nhét chúng vào áo ngực. Những tài liệu này đã cung cấp cho cơ quan chức năng thêm thông tin về một trong các nạn nhân.
Sáng hôm sau, Sobhraj và Leclerc rời Thái Lan để đến Malaysia. Knippenberg và cảnh sát đã để vuột mất kẻ sát nhân theo cách đó. Những vụ "luồn lách" để thoát tội như vậy của Sobhraj còn diễn ra thêm nhiều lần nữa, khiến hắn có biệt danh là "Người Rắn".
Charles Sobhraj năm 1997 tại Paris. Ảnh: SIFA Press. |
Sát nhân đường mòn hippie
Sobhraj sinh năm 1944 tại Sài Gòn thời Pháp thuộc, có mẹ là người Việt Nam và cha là người Ấn Độ. Theo những người viết tiểu sử, Sobhraj có thời thơ ấu khó khăn. Khi còn rất nhỏ, Sobhraj đã phải chứng kiến cha mẹ ly hôn và bị cha từ bỏ.
Mẹ ông tái hôn với một lính Pháp và cả gia đình chuyển đến Pháp. Tại đây, Sobhraj phải vật lộn để ổn định cuộc sống trước khi bước vào con đường tội phạm.
Những người biết Sobhraj đều nhất quán mô tả đây là một tên lừa đảo đẹp trai, quyến rũ và có rất nhiều tình nhân. Sobhraj ngưỡng mộ Friedrich Nietzsche, một triết gia theo thuyết hư vô. Nhiều người cũng cho biết người này là rất giỏi võ.
Sobhraj lần đầu tiên chịu án tù tại Paris vào năm 1963 vì tội ăn trộm, nhưng sau đó đã vượt ngục thành công. Ông ta tiếp tục phạm tội ở nhiều quốc gia khác nhưng cuối cùng vẫn đào tẩu trót lọt. Sobhraj còn trốn khỏi nhà tù ở một số quốc gia khác. Những nơi sát nhân này đi qua và gây án trải dài từ bán đảo Balkan phía đông nam châu Âu đến tận Đông Nam Á, qua đường mòn hippie.
Trên đường đi, Sobhraj lôi kéo thêm nhiều đồng bọn, thường là người đi du lịch. Sau này, nhiều báo chí ví Sobhraj như "Charles Manson của châu Á" là vì tên này đã thu nạp cả một "gia đình" tội phạm.
Theo những người viết tiểu sử, Sobhraj cuối cùng đã thừa nhận ít nhất 12 vụ giết người từ năm 1972 đến năm 1976. Ông ta cũng tiết lộ một số tình tiết từ một vài vụ án khác cho các nhà báo. Tuy nhiên sau đó, hắn đã rút lại lời thú tội trước các phiên tòa tiếp theo.
Một số nạn nhân được cho là đã bị đánh thuốc mê cho và chết do quá liều, một số bị chết đuối. Nhiều người khác bị đâm và bị đốt bằng xăng để không ai có thể nhận ra rồi bị vứt bên đường.
Không rõ số nạn nhân thực sự. Chỉ có hai vụ giết người có kể kết án.
Vụ án mạng đầu tiên mà Sobhraj thú nhận xảy ra vào năm 1972. Nạn nhân là một tài xế Pakistan.
Tai Thái Lan, Sobhraj bị cáo buộc giết ít nhất 6 người, bao gồm một du khách Mỹ, một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, hai công dân Pháp, và cặp đôi Hà Lan. Họ được cho là bị Sobhraj và đồng bọn sát hại tại Thái Lan vào năm 1975.
Năm đó, một phụ nữ mặc đồ bơi được phát hiện tử vong trôi dạt ở bãi biển Pattaya. Vụ án đã khiến Sobhraj có một biệt danh khác: "Sát thủ Bikini".
Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
Bốn phương - 1 giờ trướcTưởng sẽ thu về khoản tiền lãi lớn, người phụ nữ ở Trung Quốc không ngờ mình lại phải chịu nhìn tài sản mất trắng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Meghan Markle và Victoria Beckham bước vào "cuộc chiến" mới, tình bạn năm xưa thực sự đã "hết duyên"?
Bốn phương - 3 giờ trướcNhà bình luận hoàng gia cho rằng Meghan Markle khó có thể làm lành với người bạn cũ Victoria Beckham vì một lý do then chốt.
Chi 350 triệu đồng mua 1 con ngựa nhưng tốn đến 700 triệu đồng chữa trị: Hành trình cứu 'bạn thân' của người phụ nữ khiến MXH xúc động
Chuyện đó đây - 5 giờ trướcSau khi chú ngựa cưng của mình bị gãy chân, một người mẹ trẻ ở Trung Quốc đã nỗ lực tìm mọi cách có thể để giúp nó có thể đứng dậy như bình thường.
Con trai lớp 7 nhảy lầu từ tầng 17, ông bố giở cặp sách của con ra xem thì ngã quỵ trước 1 xấp giấy
Chuyện đó đây - 16 giờ trước“Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân mình”, người cha đau đớn nhớ lại.
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 1 ngày trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 2 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 2 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.