Tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt là bình thường hay bất thường?
Theo một nghiên cứu đánh giá cho biết, trong số những phụ nữ được khảo sát, 24% cho biết bị tiêu chảy trước khi bắt đầu có kinh và 28% gặp các triệu chứng tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt. Những người có cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng cho biết tỷ lệ mắc các triệu chứng đường tiêu hóa thậm chí còn cao hơn.
Những thay đổi nội tiết tố khiến tử cung co lại và bong tróc lớp niêm mạc cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Mặc dù thường không có gì đáng lo ngại, nhưng có những bước để có thể để ngăn ngừa, giảm tiêu chảy liên quan đến kỳ kinh nguyệt.
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy trong hoặc trước kỳ kinh
Phụ nữ có thể gặp một loạt các triệu chứng trước và trong kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Tiêu chảy, đau bụng và các vấn đề tiêu hóa khác là những triệu chứng phổ biến của kỳ kinh nguyệt.
Các bác sĩ cho rằng tiêu chảy trong hoặc trước kỳ kinh có liên quan mật thiết đến sự gia tăng các hormone gọi là prostaglandin, được tiết ra trước kỳ kinh nguyệt.
Prostaglandin là các hóa chất giống như hormone hỗ trợ một số chức năng trong cơ thể, bao gồm co cơ, giãn nở và co thắt mạch máu, máu đông.
Prostaglandin gây ra các cơn co thắt giúp tử cung rụng lớp niêm mạc. Đôi khi, cũng gây ra các cơn co thắt trong ruột, có thể gây ra một loạt các triệu chứng của đường tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy. Chúng cũng làm giảm tốc độ hấp thụ thức ăn của ruột, giúp thức ăn đi qua ruột già nhanh hơn. Prostaglandin cũng có thể làm tăng bài tiết chất điện giải, có thể dẫn đến tiêu chảy.
Cơ thể càng tạo ra nhiều prostaglandin trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ càng co bóp nhiều hơn. Do đó, việc sản xuất dư thừa prostaglandin có thể gây ra các cơn đau bụng kinh. Khi nồng độ prostaglandin cao, một số prostaglandin có thể đi vào máu. Sau đó, chúng có thể di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả ruột. Ruột có một lớp cơ trơn, tương tự như tử cung. Mức độ cao của prostaglandin có thể khiến ruột co lại và thải ra ngoài, dẫn đến tiêu chảy.
Prostaglandin dư thừa cũng có thể gây ra các triệu chứng khác liên quan đến kinh nguyệt, bao gồm đau đầu, buồn nôn và nôn.
Ngoài việc gây đau và khó chịu, lượng quá nhiều prostaglandin không gây ra bất kỳ nguy cơ nào đối với sức khỏe.
Theo một nghiên cứu đánh giá cho biết, trong số những phụ nữ được khảo sát, 24% cho biết bị tiêu chảy trước khi bắt đầu có kinh và 28% gặp các triệu chứng tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt. Những người có cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng cho biết tỷ lệ mắc các triệu chứng đường tiêu hóa thậm chí còn cao hơn.
2. Điều trị tiêu chảy kỳ kinh nguyệt
Uống nhiều nước: Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất nước, nên uống trong ngày, và nên uống thêm một cốc nước sau mỗi đợt tiêu chảy.
Ăn một chế độ ăn lỏng: Điều này giúp cho ruột nghỉ ngơi, có thể thử uống nước táo hoặc nước lọc.
Ăn các bữa nhỏ: Điều này có thể giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Ăn thực phẩm giàu pectin: Pectin là một chất xơ hòa tan trong nước có thể giúp giảm tiêu chảy. Thực phẩm chứa nhiều pectin như chuối và sữa chua…
Thay thế chất điện giải: Tiêu chảy có thể làm cạn kiệt lượng kali và các chất điện giải khác trong cơ thể. Có thể thay thế chất điện giải bằng cách uống nước uống thể thao, nước hoa quả hoặc nước dừa. Các nguồn thực phẩm giàu kali bao gồm chuối và khoai tây có vỏ.
Ăn thức ăn mặn: Thức ăn mặn, chẳng hạn như bánh quy và súp, giúp thay thế lượng natri bị mất. Điều này sẽ giúp cơ thể giữ được nhiều nước hơn. Nên tránh các loại thức ăn và đồ uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn như cafein, rượu bia, nước giải khát có ga, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, các sản phẩm sữa, thuốc lá…
Giảm căng thẳng: Ngoài các cách ở trên, giảm căng thẳng cũng là điều quan trọng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể làm cho các triệu chứng kinh nguyệt, bao gồm chuột rút và tiêu chảy, tồi tệ hơn. Bạn nên dành 10 phút mỗi ngày để thiền. Điều này có thể giúp tập trung tâm trí cả ngày lẫn đêm. Không nghe điện thoại, trả lời tin nhắn và ngừng trả lời email hoặc xem truyền hình có thể giúp tĩnh tâm và giảm căng thẳng.
Vận động: Tập thể dục giúp giảm bớt căng thẳng, ngay cả khi chỉ đi bộ 15 phút bên ngoài.
Trong một số trường, có thể phải dùng thuốc chống tiêu chảy không kê đơn (OTC), chẳng hạn như loperamide hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, để giúp giảm chuột rút. Nếu nhận thấy rằng tình trạng của mình không ổn, hãy cân nhắc liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để tìm hướng giải quyết.
3. Phòng ngừa tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt
Nếu phụ nữ thường xuyên bị tiêu chảy liên quan đến kỳ kinh nguyệt, có một số bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Một vài ngày trước kỳ kinh, hãy bắt đầu ăn nhiều chất xơ hơn. Chất xơ bổ sung lượng lớn cho phân, làm cho phân rắn hơn như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau có vỏ.
Ngoài ra, hãy cân nhắc thêm một số thực phẩm chứa probiotic vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như miso, dưa cải bắp hoặc sữa chua. Những chất này có thể tăng cường số lượng vi khuẩn lành mạnh trong ruột, có thể giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy.
Cuối cùng, hãy cân nhắc dùng ibuprofen một hoặc hai ngày trước kỳ kinh. Điều này có thể giúp giảm tác động của prostaglandin lên cơ thể.
4. Các vấn đề tiêu hóa khác có thể liên quan đến kinh nguyệt
Phụ nữ cũng có thể gặp một loạt các vấn đề tiêu hóa khác trước và trong kỳ kinh nguyệt như đầy hơi và chướng bụng, táo bón, đi tiêu thường xuyên hơn.
Các triệu chứng có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Trong một vài chu kỳ, phụ nữ có thể bị tiêu chảy, nhưng trong vài chu kỳ tiếp theo lại gặp tình trạng bị táo bón. Những thay đổi này có thể liên quan đến prostaglandin nhưng những thay đổi trong chế độ ăn uống do cảm giác thèm ăn cũng có thể đóng một vai trò nào đó.
5. Khi nào nên đi khám?
Tiêu chảy thỉnh thoảng ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường. Nếu cản trở các hoạt động hàng ngày, thì có thể có điều gì đó khác đang xảy ra. Phụ nữ cần đi khám nếu thấy các triệu chứng tiêu chảy hoặc các triệu chứng của đường tiêu hóa khác kéo dài hơn hai ngày, có máu trong phân, đau hoặc chuột rút ở dạ dày hoặc xương chậu khó kiểm soát bằng thuốc không kê đơn, phân có chất nhầy nhìn thấy được
Đây có thể là các triệu chứng của tình trạng đường tiêu hóa tiềm ẩn trở nên tồi tệ hơn trong kỳ kinh. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân và đưa ra các lựa chọn điều trị phù hợp.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...